Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những từ không bao giờ cha mẹ nên nói với con

Thứ ba, 13:29 26/04/2022 | Nuôi dạy con

Khi bạn trở thành những bậc cha mẹ, đòi hỏi cần có trách nhiệm ngay từ việc lựa chọn từ ngữ giao tiếp với con.

Những từ không bao giờ cha mẹ nên nói với con - Ảnh 1.

Cần cẩn trọng lời nói với con để tránh làm con tổn thương (Hình minh họa).

Nếu không cẩn trọng, vô tình những câu nói thốt ra có thể làm thay đổi thế giới quan và ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ.

Có những câu nói hàng ngày mà cha mẹ tưởng chừng như "vô hại hoặc chẳng sao cả" nhưng nhiều khi nó sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của trẻ.

Dưới đây là những điều không bao giờ nên nói với con.

Lười biếng

Con bị điểm kém môn toán, khi trở về nhà, bố/mẹ lập tức nói "con thật lười biếng nên mới bị điểm kém như vậy". Điều này không đúng. Nói một đứa trẻ là lười biếng hoàn toàn rất tồi tệ vì "lười biếng" chưa nói lên điều gì chắc chắn kết quả tốt hay xấu ở một đứa trẻ. Ngoài ra, có thể có những lý do khác khiến con bạn không làm việc hoặc không đạt được thành tích. Có thể sự lười biếng ở con nếu có thật, đôi khi lại là sự trì hoãn do sợ thất bại hoặc chán nản với thất bại trước đó.

Thay vì như vậy, bạn nên nói: "Con đang gặp khó khăn trong môn toán không phải vì con không thông minh. Con đang gặp khó khăn vì con chưa tìm ra đúng cách mà thôi" - Khi những lời đó thốt ra từ miệng của cha mẹ, có nghĩa họ đang truyền cảm hứng và động lực cho con.

Sau tất cả, cha mẹ chính là người có thể nhìn thấy tiềm năng chưa được khai thác trong con mình. Biết rằng cha mẹ nào cũng nôn nóng muốn con tiến bộ nhưng cách nói kiểu chê bai, phủ đầu "con là người lười biếng" là một trong những điều không bao giờ nên nói với trẻ. Bởi vì bạn đang gọi tên và gắn nhãn cho một từ có rất nhiều trọng lượng tiêu cực cho con mình.

Đần độn/ngu dốt/dối trá

Nếu bạn nói với con những từ này, có nghĩa bạn đang gắn nhãn, phủ đầu con bạn dựa trên các hành động và lỗi lầm. Không bao giờ nên nói những câu kiểu như "Con thật là ngu dốt", "Con trông giống như người đần độn trong bộ trang phục đó", "Con thật là một kẻ dối trá, mẹ biết con đã lấy trộm thêm bánh quy khi mẹ không ở đó" hoặc "Mẹ không thể tin được là con lại ngốc đến mức quên làm bài tập về nhà của mình".

Việc mắc một sai lầm hoặc một lựa chọn kém cỏi mà cha mẹ vội biến con trở thành kẻ bị mang tiếng tiêu cực ấy sẽ cho con bạn biết bạn đã hạ thấp kỳ vọng của mình về con người của chúng. Nó len lỏi vào đầu con và trở thành một phần danh tính/đặc điểm của con.

Con nít/trẻ con/đứa trẻ

Khi con bạn đi học, ở trường có điều gì đó (ví dụ như bị bắt nạt hoặc bị bạn chê vì mái tóc mới không phù hợp), con lập tức không đến trường hoặc không tham gia buổi dã ngoại mà nhà trường tổ chức. Khi cha mẹ biết điều đó, bạn nói với con: "Tại sao con lại hành động như một con nít/bé con như vậy?"; "hành động không tham gia vào tổ chức chứng tỏ con chỉ là một đứa trẻ, con quá trẻ con".

Con rất nhạy cảm và nếu cha mẹ nói như vậy, con có thể sẽ về phòng và khóc về những điều mà chúng gây ra, thậm chí chưa hẳn là nghiêm trọng. Dẫu lúc ấy, do phản ứng tâm lý mà cha mẹ nói vậy và không có ý gì ngoài chỉ muốn điều tốt lành cho con nên lo lắng nói vậy. Nhưng với con, chúng đang có một khoảnh khắc không vui và việc khóc hoặc rầu rĩ là điều mà phản ánh tâm trạng của chúng.

Khi con ở tuổi teen hoặc lớn hơn, con rất dị ứng với việc cha mẹ nói mình là "con nít/trẻ con". Ngay cả khi con cư xử ở mức độ mà chúng ta cảm thấy chưa trưởng thành, việc gọi tên con là con nít/trẻ con sẽ không đạt được điều gì khác ngoài sự xấu hổ. Nếu đã trót nói ra rồi thì một sự sửa sai có thể là lựa chọn tốt là khẳng định rằng cảm xúc của con là có cơ sở, đợi cho tiếng khóc ngừng lại và sau đó giúp con nói ra cảm xúc của mình.

Cô bé 15 tuổi đóng giả làm bò cho mọi người cưỡi lên lưng để đổi lấy tiền, lý do phía sau thực sự gây xúc độngCô bé 15 tuổi đóng giả làm bò cho mọi người cưỡi lên lưng để đổi lấy tiền, lý do phía sau thực sự gây xúc động

GiadinhNet - Trong khi hầu hết những đứa trẻ 15 tuổi đang tận hưởng khoảng thời gian cuối cấp thì cô bé lại dành cả ngày ngoài đường đống giả bò để kiếm tiền.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
3 kiểu học sinh khiến thầy cô "mất cảm tình" dù thành tích xuất sắc

3 kiểu học sinh khiến thầy cô "mất cảm tình" dù thành tích xuất sắc

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

GĐXH - Không phải cứ học giỏi là được thầy cô quý mến. Một giáo viên có hơn 20 năm làm chủ nhiệm thẳng thắn chỉ ra 3 kiểu học sinh đạt thành tích tốt nhưng lại dễ khiến giáo viên giữ khoảng cách.

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

GĐXH - Không cần đến những bí quyết giáo dục cầu kỳ, đôi khi chỉ vài lời nói đúng lúc của cha mẹ cũng có thể trở thành "chìa khóa vàng" mở lối cho thành công của con sau này.

'Em bé' 37 tuổi không biết giặt đồ, hẹn hò 59 lần đều thất bại

'Em bé' 37 tuổi không biết giặt đồ, hẹn hò 59 lần đều thất bại

Nuôi dạy con - 3 ngày trước

Từ cậu bé giỏi giang sinh ra trong gia đình tri thức, được kỳ vọng trở thành thiên tài, giờ đây, người này đã gần 40 tuổi vẫn chỉ biết chơi game, nhờ cha mẹ già chu cấp tiền sinh hoạt.

Giáo viên lâu năm cảnh báo: Cặp sách của con có 4 dấu hiệu này, cha mẹ đừng chủ quan

Giáo viên lâu năm cảnh báo: Cặp sách của con có 4 dấu hiệu này, cha mẹ đừng chủ quan

Nuôi dạy con - 3 ngày trước

GĐXH - Chỉ cần kiểm tra cặp sách của con, cha mẹ có thể nắm được tình trạng học tập rõ ràng hơn bất kỳ lời phàn nàn nào - một giáo viên chủ nhiệm 15 năm kinh nghiệm chia sẻ.

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

Vợ chồng chị Vũ Hà Trang (Hà Nội) có hai con, một bé gái 5 tuổi và một bé trai 3 tuổi. Ngoài kinh doanh, chị Trang có thực hiện một kênh TikTok chia sẻ về hành trình chăm sóc, nuôi dạy con.

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

Nhiều gia đình chấp nhận chi tiền mạnh tay mua khoá học hè cho con, vừa để hạn chế trẻ dùng thiết bị điện tử, vừa yên tâm làm việc, không phải trông nom.

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Chúng ta cần con biết đứng lên, dũng cảm hơn sau vấp ngã. Và đó là điều Sex Education giúp tôi hiểu rõ nhất.

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Sex Education không nói tình yêu tuổi mới lớn là sai. Nó cho thấy: Yêu ở tuổi này không hoàn hảo, nhưng chân thật.

Cha mẹ phải làm sao khi phát hiện con 'không đủ nam tính'? - Kinh nghiệm học từ Sex Education

Cha mẹ phải làm sao khi phát hiện con 'không đủ nam tính'? - Kinh nghiệm học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Sex Education giúp tôi hiểu rằng: Làm cha mẹ không phải là đẩy con tới thành tích, mà là giúp con lắng nghe chính mình.

Bài học từ phim Sex Education: Khi con giấu bí mật, cha mẹ nên phản ứng thế nào?

Bài học từ phim Sex Education: Khi con giấu bí mật, cha mẹ nên phản ứng thế nào?

Gia đình - 2 tuần trước

GĐXH - Bí mật không đáng sợ. Điều đáng sợ là khi con thấy mình phải cô đơn mang nó.

Top