Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những vấn đề "nóng" sau khi đạt mức sinh thay thế

Giadinh.net - Công tác DS – KHHGĐ ở Trung Quốc giai đoạn từ sau Thế chiến thứ 2 (1945) đến năm 1970 gia tăng đột biến do Đảng và Nhà nước Trung Quốc chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của nó.

Từ quan điểm “nhiều người lực lượng lớn” đến nhận thức “miệng ăn núi lở”

Công tác DS – KHHGĐ ở Trung Quốc giai đoạn từ sau Thế chiến thứ 2 (1945) đến năm 1970 gia tăng đột biến do Đảng và Nhà nước Trung Quốc chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của nó. Quan điểm “nhiều người lực lượng lớn” của Mao Trạch Đông bấy giờ đã kích thích sự gia tăng dân số nhanh chóng.

Đến năm 1970 vấn đề nghiêm trọng của sự bùng nổ dân số mới được Chính phủ Trung Quốc nhìn nhận lại. Đây cũng là thời kỳ cách mạng văn hoá ở Trung Quốc (1967 – 1975) đang được tiến hành, làm đảo lộn cả xã hội Trung Quốc. Hệ thống kinh tế đóng băng, không trường học, không nhà máy, xí nghiệp. Mao Trạch Đông nhận ra hậu quả nghiêm trọng từ “miệng ăn núi lở” . Sự phát triển dân số nhanh chóng càng khiến nền kinh tế lâm vào khủng hoảng. Biện pháp cấp bách được đề ra để kìm hãm gia tăng dân số lúc bấy giờ  là động viên 30 triệu thanh niên từ thành thị về nông thôn. Điều kiện quay về thành phố là không được lập gia đình. Chính vì vậy, trong thời gian “tiến về nông thôn” này, 95% trong số 3 triệu thanh niên Trung Quốc đã không kết hôn.

Năm 1976, Mao Trạch Đông qua đời, kết thúc cuộc cách mạng văn hoá. Công cuộc đổi mới ở Trung Quốc bắt đầu. Công xưởng, nhà máy hoạt động trở lại. Nhu cầu tuyển dụng công nhân, trí thức ngày càng lớn. 30 triệu thanh niên trong độ tuổi sinh đẻ từ nông thôn ào về thành phố, báo trước một cao trào bùng nổ dân số mới. Lo ngại trước “làn sóng” sinh đẻ này, Trung Quốc đưa ra chính sách “một cặp vợ chồng chỉ sinh một con”. Năm 1984, Trung ương Đảng  Cộng sản Trung Quốc ra chỉ thị, nêu rõ quan điểm “ mở cửa nhỏ, đóng cửa lớn”. Các cặp vợ chồng ở nông thôn, nếu sinh con đầu lòng là gái thì được sinh con thứ 2. Còn ở thành thị mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh duy nhất một con. Các dân tộc ít người được sinh thêm con thứ hai hay con thứ ba theo quy định cụ thể.

Chính sách kiểm soát quy mô dân số ở Trung Quốc từ đó đến nay được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, với những quy định chặt chẽ và vận dụng linh hoạt ở từng địa phương. Hiện nay hầu hết dân cư ở đô thị Trung Quốc thực hiện chính sách một cặp vợ chồng chỉ sinh một con duy nhất. Các khu tự trị như Tân Cương được sinh  từ 2- 3 con. Riêng Tây Tạng không hạn chế số con. Đối với các dân tộc thiểu số có số dân dưới 10 triệu người, mỗi cặp vợ chồng được sinh từ 2- 3 con. Mỗi tỉnh ở Trung Quốc có điều lệ riêng về sinh đẻ có kế hoạch. Có tỉnh áp dụng: Nếu một trong hai người là con một thì cặp vợ chồng đó được sinh con thứ hai. Nhờ những biện pháp kiểm soát chặt chẽ, quy mô dân số ở Trung Quốc nhiều năm qua đã đạt được mức sinh thay thế.
 
Đoàn công tác Bộ Y tế (Việt Nam) tại buổi làm việc với Ủy ban DS - KHHGĐ thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc.

Dưới mức sinh thay thế, tỉ suất sinh thấp hơn nhu cầu sinh con

Giang Tô là một trong những tỉnh thực hiện thành công nhất công tác kiểm soát quy mô dân số ở Trung Quốc. Nhờ vậy, tốc độ phát triển kinh tế của Giang Tô cũng đang đứng vào vị trí hàng đầu của toàn quốc. Dân số Giang Tô có 75 triệu người. Nếu tính cả dân số di động từ nơi khác đến thì lên tới 90 triệu. Mười năm qua, GDP liên tục tăng trưởng trên 10%. Riêng 2 năm 2007 và 2008 là 12%.

Chính sách kiểm soát quy mô dân số ở Giang Tô được triển khai rất sớm. Từ năm 1960 Giang Tô đã tổ chức kiểm tra nghiêm ngặt việc các cặp vợ chồng thực hiện đẻ muộn, đẻ thưa và đẻ ít. Đảng viên sinh con thứ 3 bị khai trừ khỏi Đảng. Công chức sinh con thứ 3 bị cắt lương, thưởng. Vì vậy, khi toàn Trung Quốc tỉ lệ sinh đang ở mức 4,8 con thì Giang Tô đã đạt mức sinh thay thế. Năm 1980, khi chính sách con một triển khai toàn Trung Quốc thì Giang Tô là tỉnh duy nhất áp dụng nghiêm ngặt chính sách con một ở cả nông thôn và thành thị.

Tốc độ đô thị hoá ở Giang Tô diễn ra nhanh chóng, sâu rộng. Đất nông nghiệp chuyển thành đất công nghiệp ngày càng nhiều. Năm 1990, Giang Tô bắt đầu gặp vấn đề nan giải do kiểm soát quy mô dân số quá “ nóng”. Tốc độ phát triển dân số 0,3%/năm. Bình quân toàn tỉnh, cả nông thôn và người dân di cư, tỉ suất sinh từ 1,3 – 1,6 con (toàn Trung Quốc từ 1,75 – 1,8 con). 8/13 địa phương ở Giang Tô dân số tăng trưởng âm. Điều này khiến các nhà quản lý xã hội ở Giang tô đang hết sức đau đầu. Một khi mức sinh giảm thì tăng trở lại là điều không dễ.

Giang Tô đang hết  sức lo lắng lặp lại kịch bản về công tác dân số ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Tốc độ già hoá dân số nhanh, biến động dân số lớn và mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Các nhà xã hội học, nhân khẩu học, dân số học ở Giang Tô tập trung nghiên cứu để tìm giải pháp cân bằng chỉ số phát triển dân số. Qua khảo sát ý nguyện của 3.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (dưới 40 tuổi), kết quả cho thấy: Nhu cầu sinh con bình quân là 1,6 con, nhưng trong thực tế tỉ suất sinh của 3.000 phụ nữ này là 1,4 con. Như vậy thực tế sinh đang thấp hơn nhu cầu sinh. Bên cạnh các nguyên nhân về tâm bệnh lý, sức khỏe sinh sản, có 2 nguyên nhân chủ yếu của thực tế sinh con thấp hơn nhu cầu: Thứ nhất, về kinh tế, việc đầu tư cho một đứa trẻ rất lớn.
 
Đa số trẻ em muốn học lên đại học, để đầu tư có đầy đủ tiện nghi cho con từ điều kiện sinh hoạt đến chăm lo giáo dục, ngốn rất nhiều chi phí của cha mẹ. Thứ hai, Giang Tô có biến động dân số lớn (khoảng 15 triệu người). Nhiều người nhập cư có trình độ tay nghề và học vấn cao, người dân địa phương buộc phải cạnh tranh gay gắt trong tìm kiếm việc làm tốt cho con mình. Nếu không đầu tư tốt sẽ không có cơ hội cạnh tranh. Điều này cũng tác động lớn đến tâm lý sinh con. Buộc bản thân mỗi người phải xác định đẻ ít con để nuôi dạy cho tốt.
 
Theo ông Vương Bội An – Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia DS – KHHGĐ Trung Quốc, tổng tỷ suất sinh của Trung Quốc hiện nay là 1,76 con (của Việt Nam là 2,08 con). Trung Quốc phấn đấu đạt mục tiêu trung hạn từ nay đến năm 2030 ổn định quy mô dân số ở mức 1,5 tỉ người; Thành phố Nam Kinh tỉ suất sinh là 1,1. Các thành phố hiện đại ở Trung Quốc như Thượng Hải, Thẩm Quyến, tỉ suất sinh chỉ từ 0,8 đến 1,3 con. Duy trì tỉ suất sinh 1,8 con là một thách thức lớn của Trung Quốc và chủ yếu phải nhờ sự “điều hoà” từ các tỉnh miền Tây vì khu vực miền Tây sinh đẻ nhiều hơn khu vực miền Đông.
 
Tại Trung tâm chăm sóc người cao tuổi.

Đầu tư tổ chức, bộ máy và chuyển hướng công tác dân số 

Hàng loạt vấn đề được đặt ra: Sau khi đạt mức sinh thay thế, thậm chí dưới mức sinh thay thế, thực tế sinh con thấp hơn cả nhu cầu sinh con thì công tác dân số làm gì? duy trì các dịch vụ KHHGĐ như thế nào? có cần “buông” chủ trương sinh đẻ có kế hoạch không?

Trung Quốc sau khi kiểm soát được quy mô dân số, một mặt vẫn quyết liệt thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình để duy trì bằng được mức sinh đã đề ra, mặt khác chuyển hướng trọng tâm công tác dân số vào nâng cao chất lượng dân số, biến động dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và chăm lo đời sống an sinh xã hội.

Các nhà nhân chủng học dự tính, xu hướng dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng ở trên 3/4 số quốc gia. Trong 30 năm tới, dân số Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng. Tâm lý người dân ở nhiều nơi vẫn muốn đẻ con trai và đẻ nhiều hơn mức cho phép. Nhiều địa phương có mức sinh từ 1,4 – 1,54 con, thậm chí dưới 1,0 con, nhưng cũng phải tính đến những địa phương được cho phép sinh con cao hơn mức quy định chung, các  dân tộc ít người, các đối tượng vi phạm chính sách... nhằm  đạt được mục tiêu tỉ suất sinh từ 1,75 – 1,8 con và duy trì mức sinh này trong vòng 30 năm. Những năm 50 – 60 thế kỷ trước, tổng tỷ suất sinh của Trung Quốc lớn, từ 5 – 7 con. Nếu không kiểm soát chặt chẽ, những năm tới vẫn có thể lên đến 4 – 5 con. Vì vậy cần phải tiếp tục khống chế để duy trì mức sinh cho phép.

Để đạt được mục tiêu dân số hài hòa và cân bằng, Trung Quốc đề ra 5 tiêu chí:

1. Hợp lý về quy mô dân số

2. Hợp lý về phân bố dân cư

3. Nâng cao chất lượng dân số

4. Cân bằng giới tính khi sinh

5. Chăm sóc tốt người cao tuổi

Năm 1989 cách mạng tình dục bùng nổ ở Trung Quốc. Mạng lưới dịch vụ KHHGĐ càng có nhiều nhiệm vụ nặng nề hơn. Có thể chia làm 3 tầng nấc  trong dịch vụ KHHGĐ như sau:

Mức 1: Cung cấp dịch vụ KHHGĐ đơn thuần như  đơn thuốc, phẫu thuật, nạo phá thai, cấp phát thuốc tránh thai, bao cao su...

Mức 2: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục và đào tạo cán bộ; thông tin tư vấn bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em; chữa trị vô sinh và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục; nâng cao sức khỏe sinh sản cho toàn dân.

Mức 3 (áp dụng từ năm 2006): Thử nghiệm bước đầu tại 2 tỉnh dịch vụ KHHGĐ tổng hợp. Lấy gia đình làm đơn vị cơ bản. Ngoài các dịch vụ như mức 2, bổ sung thêm dịch vụ chăm sóc người già, đặc biệt quan tâm những người thực hiện chính sách con một nay đã bắt đầu vào tuổi già. Dự kiến đến năm 2010, mức 3 này sẽ được áp dụng trong toàn quốc.

Mô hình dịch vụ DS - KHHGĐ đi từ hình thức đơn giản như phòng tránh thai đến mức cao hơn như khống chế mức sinh, nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe toàn dân, tiến tới tổ chức các dịch vụ tổng hợp chăm sóc sức khỏe gia đình.

Hệ thống tổ chức DS – KHHGĐ từ Trung ương đến xã phường, tổ dân cư, thôn bản ở Trung Quốc là bộ máy quản lý nhà nước khổng lồ với 1,2 triệu cán bộ công chức; 6 triệu người trực tiếp làm công tác dân số (cả cán bộ trong biên chế nhà nước và ký hợp đồng lao động); Nếu tính cả đội ngũ cộng tác viên, cả nước có 94 triệu người tham gia hoạt động này. Mạng lưới hoạt động trong lĩnh vực dân số  có mặt trên 92% diện tích đất nước và dịch vụ DS – KHHGĐ bao phủ 80% lãnh thổ Trung Quốc. Trong thời gian bùng nổ dịch SARS ở Trung Quốc, chỉ có mạng lưới DS – KHHGĐ là nắm được sâu sát toàn bộ tình hình dân cư, trong khi lực lượng công an và hệ thống các bộ, ngành, đoàn thể khác không thể nào nắm được.

Cũng chính vì vậy mà mạng lưới DS – KHHGĐ đã trở thành bộ máy kiểm soát hữu hiệu nhất các biến động dân số ở Trung Quốc trong tình hình nóng bỏng hiện nay.

Trả lời câu hỏi: “ Căn cứ khoa học nào để đưa ra chủ trương duy trì tỉ suất sinh từ 1,75 – 1,8 con ở Trung Quốc hiện nay?”. Giáo sư Tôn Tảo Minh, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo quản lý dân số Thành phố Nam Kinh khẳng định: Các nhà khoa học vẫn cho rằng, tỉ suất sinh hợp lý nhất, tốt nhất là ở mức 2,0 con. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc lại quan ngại, nếu duy trì ở mức 2,0 con thì đến đến năm 2030, dân số Trung Quốc sẽ vượt ngưỡng 1,6 – 1,7 tỉ dân, tỉ lệ người già sẽ là 2,3 – 2,4 người/1 lao động. Hiện nay, trong khi tỉ lệ người già ở các nước đang phát triển từ 3 – 4% thì tỷ lệ người già ở Trung Quốc đã lên đến 12% (khoảng 200 triệu người già). Đây sẽ là sức ép lớn đè nặng lên nền kinh tế – xã hội cuả Trung Quốc.
 
Phòng chờ của Trung tâm Dịch vụ thời đại - một loại hình dịch vụ mới
của Ủy ban DS - KHHGĐ.

Biến động dân số trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội

Một trong những vấn đề lớn đặt ra ở Trung Quốc là cường độ dân số lưu động đang ngày càng tăng. Số lượng dân số lưu động hiện tại khoảng 210 triệu người. Dự báo sau 30 năm tới Trung Quốc sẽ có khoảng 500 triệu dân số lưu động. Hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý dân cư, an sinh xã hội, lao động việc làm... liên quan đến biến động dân số đang đặt ra trước mắt.

Biến động dân số Trung Quốc di chuyển từ nông thôn đến thành thị và giữa các địa phương trong từng tỉnh với nhau. Trước đây Trung Quốc thừa nhận vấn đề biến động dân số ở góc độ tiêu cực như đây chính là nguyên nhân phá vỡ cơ cấu dân số, mất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến giáo dục, trật tự trị an, an sinh xã hội... Chính vì quan niệm như vậy nên trước đây việc những gì liên quan đến biến động dân số đều được Chính phủ giao cho các cơ quan công an, tư pháp quản lý và xử lý.

Nói đến biến động dân số, trước đây người ta thường nghĩ ngay đến sự bất ổn và tội phạm. Gần đây, quan điểm của Chính phủ Trung Quốc về dân số di động đã hoàn toàn thay đổi. Người ta nhìn nhận vấn đề này khách quan, thiện chí hơn. Chính phủ Trung Quốc đánh giá: Đội ngũ dân số di động đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính họ là đội quân tiên phong, đóng góp lớn cho sự phát triển công nghiệp và phát triển đô thị.

Mặc dù biến động dân số bao giờ cũng gắn liền với những thách thức mới trong quản lý trị an, xã hội, nhưng chính phủ không coi đây là vấn đề chính.

Quản lý biến động dân số ở Trung Quốc được giao cho Ủy ban DS – KHHGĐ. Những khó khăn trong công tác này chủ yếu là việc quản lý các cơ sở dữ liệu chính xác vì đối tượng này di động thường xuyên. Trung Quốc chủ yếu quản lý dân số theo đơn vị tỉnh, thành phố. Việc quy định đóng góp cũng như thụ hưởng các phúc lợi xã hội, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, chất lượng dân số và áp dụng thưởng, phạt đối với các đối tượng di cư rất khó.

Ngày 1/5/2009 Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã ký ban hành Điều lệ sinh đẻ có kế hoạch đối với dân số di dộng . Trọng tâm Điều lệ quy định rõ các vấn đề quản lý và dịch vụ đối với các đối tượng này. Để quản lý dữ liệu về nhân khẩu và dịch vụ KHHGĐ, Trung Quốc quy định theo dõi rất chặt chẽ các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ. Khi đi ra khỏi địa phương mình đăng ký cư trú, phải mang theo chứng minh nhân dân và xác nhận của địa phương và tình trạng hôn nhân (chồng, con), các chế độ DS – KHHGĐ đã được thụ hưởng? Ở thành phố, người di cư được quản lý nghiêm ngặt thông qua các nhà chủ cho thuê phòng trọ. Người cho thuê nhà phải chịu trách nhiệm trước cơ quan công an và chính quyền địa phương về các đối tượng thuê phòng như đăng ký tạm trú, trình báo các giấy tờ liên quan đến tình trạng hôn nhân. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, 3 tháng một lần phải đến cơ quan dịch vụ KHHGĐ khám và tiếp nhận các dịch vụ KHHGĐ.

Chúng tôi có dịp đến thăm các khu chung cư hiện đại dành cho dân số di động ở thành phố Quảng Châu và thực sự bị thuyết phục bởi cách quản lý người di cư của Trung Quốc.

Nếu ở Giang Tô có 15 triệu dân số di động/90 triệu dân thì ở Quảng Đông có tới 30 triệu dân số di động/100 triệu dân. Đây cũng là tỉnh đông dân nhất và kinh tế phát triển nhất của Trung Quốc. Năm 1978, thời điểm Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế, GDP của Quảng Đông mới có 18 tỉ nhân dân tệ ( chiếm 5% GDP cả nước) thì đến năm 2008, sau 30 năm đổi mới, GDP của Quảng Đông đã lên đến 3.500 tỉ nhân dân tệ tăng gần 200 lần (chiếm 9,8% GDP cả nước). Các nhà dân số học Trung Quốc tính toán rằng, nếu không triển khai chương trình dân số KHHGĐ từ những năm 1970 thì đến nay riêng tỉnh Quảng Đông, quy mô dân số có thể lên đến 300 triệu người (gấp 3 lần hiện tại). Điều lệ Dân số tỉnh Quảng Đông quy định: Ở thành phố, thị trấn, thị xã, mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh một con, dù là con trai hay con gái. Ở nông thôn, nếu con đầu lòng là trai thì không được sinh con thứ 2, còn nếu con đầu lòng là gái thì được sinh con thứ 2. Để nâng cao chất lượng dân số, Quảng Đông đặt ra 8 tiêu chuẩn cụ thể trong đánh giá chất lượng phát triển của trẻ em. Nếu sinh con đầu lòng là trai nhưng đứa trẻ không đạt 8 tiêu chuẩn quy định thì có thể sinh thêm con thứ 2.

Thành phố Quảng Châu là thủ phủ của Quảng Đông, có kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng cao nên số lượng nhân khẩu di động rất đông. Riêng số người nhập cư có đăng ký là 5,6 triệu người. Trong số này 34,6% trong độ tuổi sinh đẻ, trong khi số người trong độ tuổi sinh đẻ của toàn thành phố Quảng Châu là 20 %. Đây là vấn đề lớn đặt ra cho công tác dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

Quảng Châu đề ra quy chế “ 3 có”, “ 4 đồng” và “1 cơ bản”, “ 3 nhất thể hoá” trong quản lý dân số di động: 3 có: Có cơ quan quản lý; Có nhân lực quản lý; Có tài chính để quản lý. 4 đồng: Đồng chính sách quản lý; Đồng dịch vụ KHHGĐ; Đồng chế độ giáo dục; Đồng kiểm tra kiểm soát. 1 cơ bản: Cơ bản thiết lập các cơ sở pháp lý quản lý người nhập cư. 3 nhất thể hoá: Thông tin hoá; Quy chuẩn hoá; Pháp trị hoá, cụ thể là:

- Thông tin hoá: Là mạng lưới kết nối thông tin về dữ liệu người nhập cư ở nơi thường trú với nơi cư trú, nhằm tổ chức dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản tốt hơn; tránh tình trạng sinh thêm con ngoài quy định trong quá trình di chuyển.

- Quy chuẩn hoá: Là quy chuẩn mạng thông tin; quy chuẩn cách quản lý; quy chuẩn đội ngũ cán bộ; quy chuẩn cách thức phục vụ người dân; quy chuẩn hoá các hoạt động nghề nghiệp để người di cư không có cơ hội vi phạm pháp luật.

- Pháp trị hoá: Tất cả mọi hoạt động xã hội đều thực thi trên cơ sở các quy phạm pháp luật. Mặc dù có luật chung nhưng mỗi tỉnh lại có một điều lệ khác nhau. Làm sao để điều lệ không mâu thuẫn với luật mà vẫn thích hợp với tình hình thực tế địa phương.
 
Cung cấp dịch vụ KHHGĐ miễn phí.

Nóng bỏng thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

Ở Việt Nam, hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh đang có biểu hiện tăng dần đều. Năm 2005: 110 trẻ trai/ 100 trẻ gái; Năm 2006:111 trẻ trai /100 trẻ gái. Năm 2008: 112 trẻ trai /100 trẻ gái.

Ở Trung Quốc, từ những năm 90 của thế kỷ trước, hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh đã nổi cộm với tỉ lệ: 116 trẻ trai/100 trẻ gái. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006, tỉ lệ giới tính khi sinh lên tới đỉnh điểm 120 trẻ trai/100 trẻ gái. Đến năm 2009, Trung Quốc đã bước đầu kiềm chế và hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh đang có dấu hiệu chững lại, không tăng thêm nhưng cũng chưa giảm được. Cá biệt, ở  Quảng Đông, tỉnh đông dân nhất, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh đã lên tới 130 trẻ trai/100 trẻ gái.

Để ngăn chặn hiện tượng này, Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp như  gắn các lợi ích xã hội, lợi ích kinh tế với việc khuyến khích người dân sinh con gái như  phân đất, cải tạo nhà ở nông thôn, ưu tiên quyền lợi trong học hành, phụ cấp cho cha mẹ... Mặt khác, quản lý chặt chẽ, nắm bắt tình hình để áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm minh đối với đối tượng vi phạm các quy định về tiết lộ thông tin giới tính khi sinh. Bác sĩ sản khoa vi phạm sẽ bị buộc thôi việc; Thưởng tiền cho ai báo tin về những hành vi vi phạm. Thành phố Quảng Châu đã áp dụng nhiều chính sách ưu tiên trẻ em gái, học sinh nữ, nâng cao vị thế của phụ nữ và xử phạt rất nghiêm khác các trường hợp xét nghiệm, siêu âm nhằm mục đích phát hiện giới tính, nạo phá thai vì lý do lựa chọn giới tính thai nhi. Năm 2007 có 40 bác sĩ bị phát giác. Ngoài việc bị đuổi việc, phạt hành chính, các bác sĩ này còn bị đăng tên, chụp ảnh công bố rộng rãi trên các phương tiện báo chí truyền thông.

Hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Trung Quốc và cách xử lý vấn đề này là điều mà chúng ta rất đáng lưu tâm, vì ở Việt Nam, mất cân bằng giới tính khi sinh cũng đang thực sự là vấn đề “nóng” của công tác dân số- KHHGĐ.

Lê Cảnh Nhạc

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người già gặp phải (kỳ 2): Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói riêng trong thời đại công nghệ số 4.0

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người già gặp phải (kỳ 2): Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói riêng trong thời đại công nghệ số 4.0

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Thoái hóa đốt sống lưng tình trạng nặng có thể gây liệt nửa người, nhiều người bệnh rồi mà không biết rèn luyện thể lực, cũng không biết "Ứng dụng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (S-Health)" để được nhắc nhở, hướng dẫn, hay cấp cứu kịp thời.

Dùng thuốc trị động kinh khi mang thai, tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ

Dùng thuốc trị động kinh khi mang thai, tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Phụ nữ dùng thuốc trị động kinh acid valproic trong thời kỳ mang thai có nguy cơ sinh con mắc bệnh tự kỷ cao hơn gấp đôi, một nghiên cứu mới đây cho thấy.

Lộ sự thật về chứng "lên đỉnh" dồn dập ở chị em

Lộ sự thật về chứng "lên đỉnh" dồn dập ở chị em

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Các nhà khoa học Harvard cuối cùng đã tìm ra nguyên nhân và chữa khỏi cho một số phụ nữ khổ sở bấy lâu nay vì cả trăm cơn "lên đỉnh" dồn dập mỗi ngày.

Tạo phôi thai chuột không cần trứng và tinh trùng

Tạo phôi thai chuột không cần trứng và tinh trùng

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Các tế bào gốc này có khả năng tạo ra cả ba loại tế bào được tìm thấy trong phôi sớm.

Bao cao su đầu tiên được thiết kế để tiêu diệt virus HIV

Bao cao su đầu tiên được thiết kế để tiêu diệt virus HIV

Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trước

Kết quả kiểm tra đã cho thấy bao cao su VivaGel có hiệu quả trong việc khử 99,9% virus HIV, herpes và các virus u nhú ở người.

Cho tương lai phát triển bền vững

Cho tương lai phát triển bền vững

Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trước

GiadinhNet - Báo cáo số liệu Thanh niên Thế giới năm 2013 của Văn phòng Tham chiếu Dân số Hoa Kỳ (PRB) cho thấy, trên thế giới hiện nay, thanh niên (nhóm dân số từ 10-24 tuổi) là hơn 1,8 tỷ người, chiếm 25% tổng dân số thế giới.

Thử nghiệm mới giúp tăng tỉ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công

Thử nghiệm mới giúp tăng tỉ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công

Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trước

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh), các tế bào sản xuất năng lượng sản sinh ra nhiều DNA trong phôi thai là một tín hiệu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khiến người phụ nữ được thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không thành công.

Thêm một nguyên nhân khó thụ thai bị nhiều người bỏ qua

Thêm một nguyên nhân khó thụ thai bị nhiều người bỏ qua

Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trước

Phụ nữ có lượng cholesterol cao sẽ mất nhiều thời gian để thụ thai hơn những người có lượng cholesterol bình thường.

Thuốc ngừa thai không giết chết khoái cảm tình dục

Thuốc ngừa thai không giết chết khoái cảm tình dục

Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trước

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, Scotland và Cộng hòa Czech cho thấy thuốc ngừa thai không giết chết ham muốn tình dục nhưng chính việc ngưng sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng lên khoái cảm của người phụ nữ.

Những bí mật liên quan đến hệ thống sinh sản của phụ nữ

Những bí mật liên quan đến hệ thống sinh sản của phụ nữ

Chất lượng cuộc sống - 10 năm trước

Màng trinh là phần vô ích, tử cung có khả năng siêu đàn hồi, trong âm đạo có tính axit, không thể xác định chính xác lúc thụ thai... là những điều có thể bạn chưa biết về bộ máy sinh sản nữ giới.

Top