Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi ám ảnh trói con vào mạn thuyền giữ mạng và ước mơ lên bờ khắc khoải nơi xóm chài nghèo

Thứ bảy, 09:10 21/09/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Từ bao đời nay, để giữ an toàn cho những đứa trẻ khi lênh đênh trên sông nước, các bậc cha mẹ trong xóm chài nghèo Thái Hòa đều phải dùng dây buộc chặt chúng bên mạn thuyền.

Đằng sau câu chuyện nghe đầy trớ trêu ấy, người tìm đến xóm chài này còn được chứng kiến những phận đời nghèo đói, túng bấn và thất học. Họ khát khao được lên bờ để thoát khỏi “vòng kim cô” túng bấn cha truyền con nối.
 
Nỗi ám ảnh trói con vào mạn thuyền giữ mạng và ước mơ lên bờ khắc khoải nơi xóm chài nghèo 1
Chị Tuyết đang dùng dây dù buộc con vào thuyền. Ảnh: T.G
 
Nuôi con trên… “miệng thủy thần”

Chúng tôi về thăm làng vạn chài Thái Hòa (P. Long Bình Tân, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) trên nhánh sông Đồng Nai vào một ngày mưa trắng trời. Những con thuyền mái thấp lụp xụp, nằm thu mình trong bốn bề dãy nhà cao tầng khiến không gian càng thêm đìu hiu cô quạnh. Từ lâu, xóm nhỏ vẫn được gán cho những cái tên mộc mạc là “làng nổi”, “xóm vạn” hoặc “làng trói con vào mạn thuyền”. Những con người trôi nổi ở đây không ai biết làng hình thành từ bao giờ, chỉ biết sinh ra thì đã ở trên sông, lớn lên làm nghề chài lưới. Để có chỗ trú ngụ, họ phải ghép thuyền bè lại với nhau làm thành những ngôi nhà nổi. Những con tôm, con cá đánh được trên sông là nguồn lương thực chủ yếu cho hàng trăm hộ gia đình.

Nhâm nhi ly nước trà đã nguội lạnh, nhìn ra khúc sông đang cuộn sóng vì mưa, ngư dân Trần Văn Lý (60 tuổi) tâm sự: “Mùa mưa là mùa nguy hiểm nhất đối với người dân xóm vạn. Không những khó kiếm cơm, kiếm gạo, chúng tôi còn phải đối đầu với lũ lụt. Sự nguy hiểm, bất trắc có thể lấy đi tính mạng ngư dân bất cứ lúc nào”. Ông Lý cho biết thêm, vì sống và kiếm ăn trên sông nước nên người dân nơi đây luôn phải đối mặt với nỗi ám ảnh trẻ con bị đuối nước. Để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối, ngoài việc trang bị đủ phao cứu sinh, người dân phải xích con nhỏ của mình vào mạn thuyền. Nhà cửa nổi trên sông nên chỉ cần sơ sẩy thì trẻ con rơi xuống nước chết đuối ngay tức khắc. Ngay tại làng nổi này, người dân đã phải chứng kiến không ít câu chuyện đau lòng, khi cha mẹ, anh chị phải bất lực nhìn con, em mất hút dưới làn nước đục mà không thể cứu vớt. Biết là hiểm nguy luôn rình rập nhưng vì cuộc sống mưu sinh, họ đành phải liều nhắm mắt đưa chân, học cách sống chung với “thủy thần”.

Dõi mắt ra quãng sông mênh mông trước mặt, ông Lê Văn Lý (53 tuổi) bảo khu vực đó có độ sâu lên đến hơn 10m. Ông bấm ngón tay nhẩm tính rồi cho biết, trong vòng 20 năm trở lại đây, số lượng trẻ em bị “hà bá” đoạt mạng nhiều không thể nhớ hết. Như để minh chứng cho nỗi ám ảnh trẻ đuối nước, ông Lý dẫn chúng tôi đến gặp chị Nguyễn Thị Nga (31 tuổi), người vừa mất con cách đây chỉ nửa năm. Trong nỗi đau nghẹn lời, chị Nga kể: “Hôm đó, tôi vừa tắm cho con xong nên đặt nó ngồi tạm ngoài mạn thuyền vào phòng lấy quần áo. Nhưng khi quay trở ra, thằng bé đã chạy ra phía mép nước. Tôi hoảng quá thét lên, chạy nhào tới nhưng không kịp. Con tôi trượt chân rơi xuống dòng sông rồi chìm nghỉm. Tôi lao xuống theo nhưng không thể tìm thấy cháu. Sau đó, hàng chục người trong làng ngụp lặn, thả câu, dùng chài, lưới để tìm kiếm gần 2 tiếng mới vớt được thi thể cháu để đưa lên bờ. Nó chết khi chỉ đứng cách tôi có mấy bước chân thôi”.

Đó chỉ là một trong số hàng chục vụ tai nạn đuối nước từng xảy ra với trẻ em tại xóm vạn Thái Hòa. Chị Nga ngậm ngùi: “Để “giành” những đứa trẻ còn lại với “thủy thần”, không chỉ tôi mà tất cả các gia đình đành chấp nhận dùng dây trói con vào mạn thuyền. Phải làm thế, ai không xót ruột. Nhưng chúng tôi cũng chẳng còn cách nào khác để giữ lấy tính mạng các con”. Vừa nói, chị vừa với tay lấy đoạn dây dù có độ dài 2m,  một đầu buộc vào mạn thuyền, đầu còn lại buộc chặt vào lưng áo cậu con trai nhỏ đang chơi gần đó. Chị giải thích: “Con trẻ hiếu động lắm, hễ lơ là một chút là không kiểm soát được. Cứ phải buộc dây ở phía sau lưng, đứa nào quậy quá thì buộc luôn cả vào tay, chân, hoặc bụng để chúng nó không chạy xa được”.

Những lúc bọn trẻ đang chơi cùng nhau, người lớn đành cởi đầu dây, chuyển nút buộc từ mạn thuyền xuống những chiếc can nhựa lớn, hoặc buộc vào quả bóng, túi khí, cục xốp. Tuy vậy, nếu tai nạn không may xảy ra, giải pháp này cũng chỉ giúp chống chìm tạm thời trong lúc chờ người lớn. Trường hợp không ai kịp phát hiện, thì những chiếc “phao” này cũng vô tác dụng. Anh Cao Quang Huynh (30 tuổi) chia sẻ: “Mỗi khi đi làm việc, đi đánh cá, tôi thường đưa cháu đi cùng. Những lần như vậy, tôi lại phải dùng dây trói con vào thuyền. Những lúc ngủ, tôi phải dùng dây buộc hai cha con lại với nhau cho chắc ăn. Có thế, mình mới kiểm soát được”.
 
Lênh đênh những phận người

Sông nước nguy hiểm nhưng những người dân xóm vạn lại không đủ can đảm để lên bờ. Không có đất sản xuất, không bằng cấp, không nghề nghiệp nên từ đời này sang đời khác, nguồn sống của những ngư dân xóm chài vẫn chỉ trông vào con tôm, con cá dưới sông. Gia tài của mỗi một gia đình nơi xóm vạn không gì khác ngoài một chiếc bè lớn làm chỗ ở chung và một chiếc thuyền nhỏ làm phương tiện đánh cá. Ánh mắt xa xăm nhìn về dãy nhà cao tầng của thành phố, bà Nguyễn Thị Sao (52 tuổi) không giấu được nỗi khao khát: “Được lên bờ định cư, có nghề nghiệp là điều mà người dân xóm vạn chúng tôi ai ai cũng mong muốn. Nhưng bao năm qua rồi, nó xa vời quá. Chúng tôi trầy trật kiếm cơm ăn từng bữa dưới sông còn chưa nổi thì mơ chi đến chuyện lên bờ mua đất, dựng nhà cửa (?)”.

Cuộc sống đói khổ đến nỗi, họ không đủ tiền cho các con đi nhà trẻ, khiến tục lệ “trói con” vào thuyền cứ truyền từ đời này sang đời khác. Chị Nguyễn Thị Tuyết (29 tuổi) tâm sự: “Thấy con người ta được đi học nhìn lại mình cũng thấy tủi phận. Nhiều lúc muốn đưa con lên trường để gửi, để nó có cái chữ mai này không chìm nổi như cha mẹ, nhưng rồi nỗi lo tiền bạc lại ập đến đành thôi”. Chị Tuyết cũng cho biết, thu nhập cả gia đình tất cả dựa vào nghề chài lưới và lặn cá trên sông Đồng Nai. Ngày nào đánh được nhiều thì bán có dư ngoài trăm nghìn. Những lúc mưa to gió lớn đành về tay trắng, cả gia đình lại ăn cháo trừ bữa”. 

Cái nghèo, sự nổi nênh là vấn đề dường như đã được mặc định với xóm vạn Thái Hòa, không ít đứa trẻ nơi đây bị “thủy thần” tước đi quyền được sống. Những cháu bé có cơ hội sống sót cũng quay quắt trong vòng xoáy túng đói, mù chữ và bệnh tật. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì từ trước đến nay, xóm vạn Thái Hòa chưa có một em nào học lên đến trung cấp chuyên nghiệp. Năm thì mười họa, xóm mới có một học sinh học lên đến cấp ba nhưng rồi cũng đành bỏ ngỏ giấc mơ đổi đời với con đường học thức.

Nhiều hộ gia đình không chịu nổi sự hung dữ của “thủy thần” đã quyết định bán bè, bán thuyền để lên bờ định cư dù trong tay chẳng có nghề nghiệp gì đảm bảo cuộc sống. Anh Nguyễn Văn Cường (35 tuổi) sau hai lần bị “mất” con đành phải bán “nhà” nổi của mình rồi đưa gia đình lên bờ. Anh tâm sự: “Quen với sông nước rồi, lên bờ đấy nhưng cũng không biết làm gì để sống. Đã có lúc, tôi nghĩ cả đời này sẽ bám nghề. Nhưng khi nghĩ về tương lai mờ mịt của bọn trẻ, vợ chồng tôi đành phải lên bờ. Có điều, cuộc sống thành phố bon chen, vất vả quá. Chúng tôi cũng chẳng biết liệu mình có trụ nổi”.

Rời xóm vạn Thái Hòa cũng là lúc trời hửng nắng sau trận mưa, những con thuyền nhỏ của người dân lại bắt đầu hành trình mới tìm cá tôm cho buổi chợ cuối ngày. Đó cũng là lúc, những bậc cha mẹ, ông bà bắt đầu dùng dây trói con vào mạn thuyền. Tất cả những đứa trẻ ấy không thể hiểu đằng sau sợi dây hữu hình ấy, chúng còn bị trói buộc bởi một thứ vô hình đáng sợ hơn, đó là “vòng kim cô” của nghèo đói, túng quẫn và một tương lai mịt mờ.        
 
Trao đổi cùng phóng viên, bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, phó chủ tịch UBND phường Long Bình Tân xác nhận: “Xóm vạn chài Thái Hòa có khoảng gần 100 hộ gia đình, trong đó có 11 hộ gia đình thuộc diện hộ đặc biệt nghèo. Cuộc sống của người dân chủ yếu là nghề đánh bắt cá trên sông Đồng Nai. Thời gian qua, người dân vẫn được hưởng ưu tiên từ các chính sách phát triển kinh tế xã hội, được vay vốn làm ăn, tuy nhiên kinh tế vẫn còn rất khó khăn”.
 
Nguyễn Thảo
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Sơn La vừa bắt giữ 2 đối tượng gây ra vụ giết người vào đêm 17/4 tại huyện Mai Sơn.

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Mới đây, trên fanpage của Nhã Nam đã bất ngờ đăng tải một thông báo về việc ra quyết định tạm thời ngừng vị trí công tác Tổng giám đốc của ông Nguyễn Nhật Anh tại công ty.

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Xã hội - 8 giờ trước

Chiều 18/4, hàng nghìn người dân đổ về vui chơi, giải nhiệt tại công viên nước Đầm Sen (quận 11, TPHCM) trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH – Tối 18/4, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra chủ nhân tấm vé trúng giải Jackpot 2 của xổ số Power 6/55.

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Bố bé Đ.T.N.L cho biết do không có điều kiện chăm sóc nên định tìm một trung tâm bảo trợ nhờ hỗ trợ nuôi dạy bé trai mới sinh 2 năm tới.

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Dự án đầu tư xây dựng một phần tuyến đường 70 (đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế) và đường quanh Làng giáo dục quốc tế thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm, cùng một phần huyện Hoài Đức, khởi công từ 2020 nhưng đến nay vẫn ngổn ngang.

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều năm không được chăm sóc, sửa chữa, nhiều công viên, vườn hoa trên địa bàn Thủ đô hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, gây mất mỹ quan... Trước thực trạng trên, UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch cải tạo, chỉnh trang và đầu tư xây dựng mới các công viên, vườn hoa, qua đó nâng tầm cảnh quan, phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Kết quả xổ số (KQXS) 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Năm ngày 18/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Năm ngày 18/4/2024

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 18/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) đã bổ sung trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất. Đây là quy định hoàn toàn mới so với Luật Đất đai 2013.

Người dân lên rừng tắm thác trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân lên rừng tắm thác trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Xã hội - 12 giờ trước

Giữa chốn núi rừng hoang sơ ở Nghệ An, đắm mình dưới làn nước trong vắt, mát rượi là trải nghiệm mới mẻ dành cho du khách.

Top