Phòng bệnh cho trẻ thời tiết giao mùa mùa đông - xuân
Thời tiết sang xuân, mưa phùn và độ ẩm cao khiến vi sinh vật, nấm mốc phát triển mạnh và gây bệnh.
Trẻ càng nhỏ tuổi càng dễ nhạy cảm với thời tiết và càng dễ mắc bệnh hơn trẻ lớn và người trưởng thành. Bệnh mùa đông - xuân hay gặp nhất ở trẻ là bệnh đường hô hấp. Bởi vì khi thời tiết chuyển mùa, cả người lớn và trẻ đều dễ mắc các bệnh đường hô hấp, nhưng ở trẻ khi mắc bệnh hô hấp sẽ dễ chuyển bệnh nặng. Ví dụ, người lớn khi mắc bệnh có thể chỉ bị cảm, ho thông thường nhưng ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi, có thể bị bệnh viêm tiểu phế quản - một bệnh nặng và rất nặng. Theo thống kê cho thấy, bệnh đường hô hấp hay gặp nhất ở trẻ vào mùa đông - xuân là viêm mũi, họng, viêm VA (Vegetation Adenoide), viêm amidan, viêm xoang.
Với trẻ đã từng mắc bệnh hen phế quản, khi mùa đông - xuân đến bệnh càng dễ tái phát và càng dễ tăng nặng, nhiều trường hợp phải cấp cứu. Đặc biệt, những trẻ có các bệnh mạn tính như hen phế quản, tim bẩm sinh... thường bị mắc bệnh nặng hơn so với những trẻ bình thường khác. Bởi vì trẻ bị bệnh hen phế quản, thời tiết chuyển lạnh vừa là nguyên nhân trực tiếp vừa là nguyên nhân gián tiếp khiến trẻ dễ lên cơn co thắt phế quản gây khó thở dữ dội, thiếu ôxy trầm trọng. Thống kê cho thấy trong phần lớn số trẻ mắc bệnh hô hấp nặng có mặt tại khoa khi của các bệnh viện đều là trẻ có tiền sử mắc các bệnh mạn tính từ trước.
Thời tiết này, trẻ cũng rất dễ mắc bệnh tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy có thể là tiêu chảy thường và cũng có thể là tiêu chảy cấp. Bệnh tiêu chảy có thể do vi khuẩn, do ngộ độc thức ăn, do ký sinh trùng hoặc do Rotavirus. Bệnh tiêu chảy do Rotavirus chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại tiêu chảy mùa lạnh ở trẻ em. Được biết rằng bệnh tiêu chảy do Rotavirus có thể gặp quanh năm nhưng thường gặp nhất vẫn là mùa đông - xuân. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, dễ gây thành dịch. Ngoài ra, mùa đông - xuân một số bệnh về da của trẻ cũng dễ xuất hiện, tái phát như bệnh chàm (eczema), bệnh mày đay... Với bệnh chàm, thời tiết càng lạnh càng xuất hiện nhiều và tái phát, gây ngứa, trẻ hay quấy khóc và gãi chảy máu, rất dễ nhiễm khuẩn. Bệnh mày đay gây ngứa dữ dội, trẻ quấy khóc nhiều, đôi khi gây tiêu chảy do mày đay xuất hiện ở niêm mạc ruột gây kích thích tăng nhu động ruột.
Làm gì để phòng tránh?
Khi thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu mắc bệnh hô hấp như sốt cao, thở gấp, bỏ bú kéo dài thì cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và có hướng xử trí kịp thời, tránh tự ý điều trị. Để chủ động phòng bệnh, các bậc phụ huynh cần tuân thủ nguyên tắc là tiêm phòng đầy đủ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giữ ấm cho trẻ và cách ly những trẻ có tiền sử mắc bệnh mạn tính khỏi môi trường công cộng như trường học, nhà trẻ.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những ngày gần đây, riêng Khoa Khám bệnh đã tiếp nhận hơn 2.000 bệnh nhi/ngày. Trong đó, 2/3 là những bệnh nhi mắc các bệnh về đường hô hấp. Khoa Hồi sức Cấp cứu - Chống độc, Bệnh viện Nhi TW mỗi ngày cũng đã tiếp nhận khoảng 30 trường hợp bị viêm phổi nặng, suy hô hấp, phải thở máy. Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, những ngày nhiệt độ giảm sâu, số trẻ đến khám tại khoa đều ở ngưỡng 200 - 300 bệnh nhi, tăng gần gấp đôi so với ngày thường, trong đó, phần lớn là những bệnh nhi bị tiêu chảy và viêm phổi.
Đối với các bệnh về đường hô hấp cần mặc ấm cho trẻ. Mỗi lần rửa ráy hoặc tắm cho trẻ, cần có sự chuẩn bị đầy đủ nước ấm, khăn khô, sạch, quần áo cho trẻ sau khi tắm và nếu có điều kiện, nên chuẩn bị phòng ấm như bật lò sưởi hoặc điều hòa ấm. Cần tắm, rửa cho trẻ ở buồng không có gió lùa, tắm nhanh, không để trẻ đùa nghịch với nước trong thời gian dài. Đối với trẻ nhỏ, cần chú ý thay ngay quần áo bị ướt do trẻ tè ra và luôn thay bỉm, tránh lạnh cho trẻ. Luôn luôn mặc quần áo ấm và có khăn quàng cổ. Khi ra khỏi nhà, cần mặc cho trẻ ấm hơn, có găng tay, bít tất, khẩu trang, đầu đội mũ ấm, tránh không cho không khí lạnh tác động vào mũi, họng, vùng da hở không có quần áo che kín. Ban đêm ngủ, trẻ thường đạp tung chăn, bố mẹ nên lưu ý đắp chăn cho trẻ để tránh trẻ bị cảm lạnh do ngủ không đủ ấm. Nên nhỏ mũi hằng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý (loại này có bán sẵn ở các quầy thuốc) để làm sạch mũi, hạn chế bụi và vi sinh vật bám vào niêm mạc mũi họng.
Đối với trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ đi khám bệnh để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy và có chỉ định điều trị thích hợp, không được tự ý cho trẻ uống thuốc cầm, sẽ rất nguy hiểm. Thông thường, trẻ tiêu chảy dù là nguyên nhân gì cũng cần được bù nước và chất điện giải tại gia đình bằng cách cho trẻ uống dung dịch orezol. Việc pha dung dịch orezol cũng cần tuân thủ đúng quy cách, nếu không, mặc dù trẻ được uống orezol nhưng không có tác dụng bù nước và chất điện giải. Tuyệt đối không chia nhỏ gói orezol ra để pha, bởi vì trong mỗi một gói orezol người ta đã cân đủ số lượng muối cần thiết để đưa vào cơ thể, nếu chia nhỏ thì mỗi một phần orezol được pha sẽ không đủ các chất muối cần bù cho trẻ. Cần cho trẻ ăn đủ về lượng và chất cũng như ăn các loại quả có nhiều vitamin C như cam, chanh, xoài...
Theo PGS.TS.BS. Bùi Khắc Hậu/SKĐS
Trẻ bỗng dưng sốt - cần cho đi cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu này
Y tế - 5 năm trướcGiadinhNet – Theo các bác sĩ, sốt ở trẻ em cũng giống nhiều triệu chứng khác như ho, chảy mũi, đau họng,... và mức độ sốt không tỷ lệ thuận với độ nặng của bệnh.
Cụ bà mang khối u hình thù quái dị ở sau gáy
Y tế - 8 năm trướcKhối bướu sợi thần kinh mọc từ gáy dài xuống quá thắt lưng đã khiến người phụ nữ 61 tuổi ở Thanh Hóa không thể ngủ nằm.
Nam sinh Hải Phòng chết thảm khi dự tiệc nhạc bikini
Xã hội - 9 năm trướcGiadinhNet- Hâm mộ DJ biểu diễn, một nam sinh chạy lên chụp ảnh kỷ niệm đã bị điện ở khu vực sân khấu giật tử vong ngay tại chỗ.
Nguy cơ tử vong vì dùng dầu gió sai cách
Y tế - 10 năm trướcDầu gió vốn được coi là “vật bất ly thân” đối với không ít người. Tuy nhiên, sử dụng dầu gió tùy tiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.
Chăm sóc trẻ sốt đúng cách tại nhà
Y tế - 10 năm trướcCha mẹ có thể nhận ra trẻ đang bị sốt bằng cách sờ ở bụng hoặc nách của trẻ thấy nóng. Nhìn thấy môi và má trẻ đỏ hơn bình thường. Mắt trẻ không còn linh hoạt, cử chỉ lừ đừ, trẻ có thể bị lạnh run, tăng tiết mồ hôi...
Phát hiện và xử trí khi người thân bị đột quỵ
Y tế - 10 năm trướcĐể bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ. Nếu bệnh nhân ói mửa, đặt đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng người bệnh.
Phòng bệnh viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa
Y tế - 10 năm trướcVào cuối thu đầu đông, thời tiết thay đổi, ngày nắng, hanh khô, tối hôm trước trời còn nóng nực nhưng đến sáng hôm sau đã có thể trở lạnh. Sự thay đổi thời tiết thất thường là điều kiện làm gia tăng các bệnh về tai mũi họng, trong đó phải kể đến bệnh viêm mũi, viêm xoang.
Sau phẫu thuật ung thư đại tràng, ăn thế nào?
Y tế - 10 năm trướcChế độ ăn uống của người bệnh sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng là cực kỳ quan trọng có tác dụng làm tăng nhanh hoặc làm chậm quá trình điều trị.
Phòng viêm mũi dị ứng lúc giao mùa
Y tế - 10 năm trướcKhi thời tiết thay đổi, bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ tái phát hoặc xuất hiện. Những biểu hiện của viêm mũi dị ứng là sự thể hiện phản ứng của cơ thể khi có vật lạ xâm nhập vào.
Sơ cứu khi bị trầy xước giác mạc
Y tế - 10 năm trướcGiác mạc mỏng là phần dễ bị tổn thương nhất ở vùng mắt. Chỉ cần tiếp xúc với bụi, đất, cát thậm chí mép một tờ giấy có thể gây trầy xước hoặc rách giác mạc.
Bị đau mắt đỏ không được ăn gì?
Từ nhà đến việnTrong các bệnh về mắt thì bệnh đau mắt đỏ là bệnh thường gặp nhất, đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa. Vậy đau mắt đỏ cần kiêng ăn những gì?