Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Phủ sóng” bác sỹ tuyến xã

Thứ năm, 08:46 17/09/2009 | Y tế

Giadinh.net - Tây Giang là huyện miền núi cao của Quảng Nam. Mặc dù 100% xã đặc biệt khó khăn, trên 95% dân số là đồng bào dân tộc Cơtu, nhưng thời gian qua, ngành y tế huyện đã nỗ lực rất nhiều trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Việc các bác sĩ “cắm chốt” tại cơ sở y tế xã đã đem lại niềm vui vô bờ cho bà con nơi đây.
 
Bác sĩ người Cơtu về làng

“Tây Giang là huyện duy nhất trong cả tỉnh có gần 100% trạm y tế xã có bác sĩ đứng chân, làm việc tại trạm. Có được kết quả đó không phải là chuyện dễ dàng”, bác sĩ Trình Văn Truyền, Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam tâm sự.

Bác sĩ Phạm Huy Thông, Trưởng phòng Y tế huyện Tây Giang không giấu niềm vui khi được hỏi về những việc mà ngành y tế Tây Giang đã làm được: “Ngay từ ngày đầu tái lập huyện, công tác phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe đồng bào một cách tốt nhất có thể... được xem là một trong những việc cần làm ngay. Bằng cách đào tạo cử tuyển theo địa chỉ, Tây Giang tạo mọi điều kiện giúp đỡ cán bộ, y sĩ đang làm việc tại các trạm y tế xã theo học các khóa bác sĩ đa khoa tại Đại học Y Dược Huế”. Nhờ đó, giờ đây Tây Giang đã “phủ sóng” bác sĩ đến 90% các trạm y tế của huyện. Đến năm 2010, Trạm Y tế xã Lăng là trạm duy nhất còn lại cũng sẽ đón bác sĩ về làng. Và thật đáng mừng là gần 100% bác sĩ về trạm đều là người Cơtu.
 

Việc các bác sỹ "cắm chốt" tại cơ sở y tế xã đã đem lại niềm vui vô bờ cho bà con nơi đây (Ảnh: PV).

Từ khi có bác sĩ về trạm, nhiều ca bệnh hiểm nghèo hoặc những chứng bệnh mà trước đây các y sĩ, cán bộ y tế “bó tay” thì nay được điều trị dễ dàng. Số ca bệnh vượt tuyến giảm đáng kể. “Đồng bào bây giờ đã tin tưởng và có tâm lý ra trạm khám chữa bệnh chứ không mời thầy mo về nhà cúng hay vào rừng hái thuốc tự chữa. Hiệu quả của việc bác sĩ về trạm đã thể hiện rõ bằng con số cụ thể. Năm 2008, gần 40.000 lượt đồng bào đến khám, chữa bệnh tại các trạm y tế”, bác sĩ Thông vui vẻ cho biết.

Đồng cảm và chia sẻ

Chiều muộn, ghé Trạm Y tế xã Bha Lêê, vẫn thấy các bác sĩ, cán bộ y tế xã đang tất bật làm việc, người thì khám bệnh cho đồng bào, người thì chăm vườn cây thuốc nam. Dù là trạm y tế xã nhưng vẫn đầy đủ bác sĩ, y sĩ, hộ sinh, điều dưỡng và cả những thực tập sinh là người Cơtu cùng làm việc. Hiện ở trạm có 10 y, bác sĩ. Anh Đỗ Ngọc Thu - Trưởng trạm cho hay: “Những ngày đầu tuần chúng tôi phải huy động tất cả anh em làm việc. Nhiều ngày số lượt khám chữa bệnh lên tới 120 lượt/ngày, vì đồng bào có thói quen đi khám bệnh là rủ nhau, vài gia đình cùng ra trạm khám, nhận thuốc”.

Bác sĩ Alăng Môn cắt ngang câu chuyện với tôi để tiếp bà Alăng Thị Mơ. “Bác sĩ xem khám giùm tao, không biết sao từ cả ngày hôm nay cái bụng của tao đau quá”, bà Mơ nói. Nhẹ nhàng, từ tốn, bác sĩ Alăng Môn đưa ống nghe khám, vừa khám vừa hỏi chuyện: “Bà có ăn uống đồ gì lạ không?... Không sao đâu, đem thuốc này về uống, nhớ uống sau bữa ăn, đến mai là hết ngay thôi”. “Vì cùng là người Cơtu, hiểu tâm tính, phong tục tập quán nên trong quá trình khám chữa bệnh chúng tôi dễ nói chuyện, bắt bệnh nhanh hơn”, bác sĩ Alăng Môn cho biết thêm.

Trạm Y tế Bha Lêê vừa được trang bị thêm máy siêu âm và máy điện tim. Điều đó chứng tỏ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe kỹ thuật cao đã về đến với bà con vùng biên giới xa. Vì được đồng bào thương nên trạm đã lập được vườn thuốc nam với nhiều cây thuốc quý. Rồi anh em trong trạm kéo tôi ra vườn thuốc giới thiệu: “Đây là cây cu J’ap (còn gọi là cây khúc khắc) được đồng bào dùng cho phụ nữ sau khi sinh. Sắc nước uống là ba ngày sau khi sinh có thể đi làm lại bình thường. Đây là cây bình vôi, quý lắm, anh em trong trạm phải đổi 7 con gà mái mới được đồng bào “tiết lộ”. Đây là cây thường sơn.... Những loại cây này có thể xem là những loại cây “thuốc giấu” của đồng bào, không phải dễ dàng hay ai cũng được người Cơtu cho biết đâu.  Vì vậy, chúng tôi ý thức hơn nữa trong chăm sóc sức khỏe của đồng bào”, bác sĩ Alăng Môn vui vẻ kể.           
 
Thục Anh
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 22 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 4 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top