Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quản lý giá thuốc: Bộ Y tế không muốn “vừa đá bóng vừa thổi còi”

Thứ tư, 21:12 11/06/2014 | Y tế

GiadinhNet - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thẳng thắn cho biết như vậy khi đại biểu Quốc hội hỏi về vấn đề quản lý giá thuốc hiện nay.

Không buông lỏng

Không nằm trong nhóm thành viên Chính phủ tham gia phiên chất vấn và trả lời chất vấn, kéo dài từ chiều 10/6 đến hết ngày 12/6 nhưng Bộ trưởng Y tế đã tham gia giải đáp các thắc mắc liên quan đến quản lý giá mà đại biểu gửi tới Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trong phần đăng đàn của ông hôm 10/6 và sáng 11/6.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương băn khoăn: “Vấn đề quản lý giá thuốc chữa bệnh, vốn là một mặt hàng thiết yếu, nói là thiết yếu, bởi vì 90 triệu dân ai cũng phải dùng đến thuốc chữa bệnh thì lại bị buông lỏng, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, khó khăn cho người dân trong khi lượng thuốc tiêu thụ trên thị trường do hệ thống nhà thuốc tư nhân phân phối chiếm 65-70%”.

Vấn đề này được Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, theo quy định của Luật dược hiện hành thì giao cho Bộ Y tế chủ trì cùng với Bộ Tài chính và Bộ Công thương. Theo quy định của Chính phủ, Nghị định số 63 về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Y tế thì cũng giao Bộ Y tế chủ trì việc này, quản lý nhà nước về giá thuốc.

“Thực tế, Bộ Y tế đang là cơ quan tổ chức phát hồ sơ, kê khai giá thuốc, hướng dẫn đấu thầu mua thuốc v.v... Bộ Tài chính đã có Thông tư liên tịch với Bộ Y tế về đấu thầu giá thuốc… Tinh thần như kiểu giá xăng, dầu. Nhưng thuốc nhạy cảm, phức tạp, chúng ta ra hàng thuốc, họ bảo bao nhiêu tiền thì trả bấy nhiêu, chỉ có y tế mới biết được thành phần thuốc, nguồn gốc thuốc”, Bộ trưởng Tài chính nói.

Hôm nay, trong phần trả lời của mình, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng phân tích: “Quản lý giá thuốc vẫn theo Luật dược năm 2005, gần đây là theo Luật giá và trong Luật đấu thầu vừa qua có thêm một chương đấu thầu về thuốc. Hiện nay Bộ Y tế trong 2 năm qua quản lý bằng thông tư đấu giá quản lý giá thuốc, đấu thầu thuốc bằng Thông tư 01 và sau này đổi thành Thông tư 36, 37”.

Theo Bộ trưởng Kim Tiến, những điểm mới là đã phân chia các nhóm thuốc thành các nhóm đạt GMP của Tổ chức Y tế Thế giới hoặc của EU theo các nhóm nước G7 là những nước đã phát triển, cũng như các nước trong nhóm phát triển, tách ra với nhóm nước cũng đạt GMP nhưng không phải phát triển, nhóm thuốc của Việt Nam và các nhóm khác, tách các nhóm thuốc đông y, thuốc y học cổ truyền, thuốc dược liệu và tách cả nguyên liệu đầu vào để có chất lượng.

“Như vậy rõ ràng đấu thầu công khai, minh bạch, khách quan hơn khi để các loại thuốc với nhau”, người đứng đầu ngành y tế khẳng định.

Quản lý giá thuốc:  Bộ Y tế không muốn “vừa đá bóng vừa thổi còi” 1
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: TL


Chi phí hợp lý cho người dân

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang quản lý 2 loại thuốc. Một là thuốc quản lý chi trả theo ngân sách nhà nước cũng như bảo hiểm y tế thì tuân theo Luật Đấu thầu hiện nay và đấu thầu theo phương thức như vậy. Đối với các tỉnh thường đấu thầu tập trung tại Sở Y tế, còn đối với đơn vị trực thuộc Bộ Y tế thì Bộ Y tế phân quyền cho các bệnh viện. Loại thứ hai là trên thị trường không thuộc ngân sách nhà nước chi trả thì quản lý bằng tổ liên ngành của 3 bộ phối hợp và các tổ chức khác, các doanh nghiệp phải kê khai giá theo một khung giá nhất định.

“Ở các nước chỉ quản lý đối với thuốc do ngân sách chi trả như bảo hiểm y tế, còn thuốc ngoài thị trường thì để quy luật thị trường chi phối. Nhưng chúng ta, kể cả thuốc ngoài thị trường vẫn quản lý theo phương thức kê giá. Hiện nay, thuốc bảo hiểm y tế chúng ta khoảng 900 hoạt chất và khoảng hơn 10.000 loại thuốc, ở ngoài thị trường khoảng 1.500 hoạt chất và 22.000 loại thuốc. Nhưng ở các nước đối với thuốc bảo hiểm họ chỉ quản lý 500-700 hoạt chất và đối với thuốc ngoài thị trường họ để cho quy luật thị trường tự điều khiển. Như vậy quản lý của chúng ta cũng khá chặt cả thuốc bảo hiểm lẫn cả thuốc ngoài thị trường”, bà Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, cách đây 2 năm, Bộ Y tế đã xây dựng đề án người Việt Nam ưu tiên dùng Việt Nam theo Nghị quyết của Bộ Chính trị về ưu tiên người Việt dùng hàng Việt. Bộ Y tế đã xây dựng một đề án để bình chọn những thuốc Việt đạt chất lượng cao, giá thành vừa phải.

“Cách quản lý như vậy hiện nay khá chặt so với các nước trong khu vực, vì chúng ta vẫn quản cả thuốc ngoài thị trường. Đương nhiên giữa các hiệu thuốc với nhau có cạnh tranh, không thể giống nhau. Chúng ta cho giao động xung quanh một biên độ giá, phải kê khai và có tổ quản lý liên ngành thị trường quản lý. Thuốc bảo hiểm đương nhiên quản lý chặt hơn, bảo hiểm họ chi trả, họ thẩm định”, Bộ trưởng Tiến nói thêm.

Đáng chú ý, mặc dù là mặt hàng rất nhạy cảm và thiết yếu nhưng cũng luôn đứng thứ 8 hoặc thứ 9 trong xếp hạng CPI. Theo Bộ trưởng, qua khảo sát, giá thuốc của Việt Nam thấp hơn của Trung Quốc từ 1,5 đến 2 lần, thấp hơn của Thái Lan là 2 đến 3 lần. WHO và Viện Chiến lược chính sách đã đánh giá, đối với thuốc nội tốc độ tăng thấp nhưng đối với thuốc nhập khẩu thì tốc độ tăng mức trung bình.  Qua đó thấy rằng giá thuốc của Việt Nam không phải là giá cao nhất.

Chỉ nên làm công tác chuyên môn

Khẳng định quản lý giá thuốc không bị buông lỏng, Bộ trưởng Tiến cho hay, hiện nay ba bộ là Tài chính, Công thương và Y tế đang phối hợp chặt chẽ trong tổ liên ngành cũng như các hội đồng chuyên môn và trong Luật dược sắp tới này để quản lý giá thuốc.

Tuy nhiên, tại buổi chất vấn, Bộ trưởng thẳng thắn: “Bộ Y tế cũng mong muốn Bộ không nên quản lý giá. Bởi vì vừa quyết định nhập khẩu, vừa xây dựng các tiêu chuẩn, vừa sản xuất, vừa phân phối, vừa ghi toa, vừa bán thuốc mà thuốc người bệnh không thể mặc cả được đối với ngoài thị trường…, như vậy chúng ta hay gọi là vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Dẫn lời Chủ tịch Quốc hội cho rằng trong Luật dược, Bộ Y tế chỉ nên làm công tác chuyên môn, Bộ trưởng nhận định: “Với luật này, chúng ta muốn đột phá nữa là phát triển công nghiệp dược để trở thành mũi nhọn, tiến tới Việt Nam càng tự túc nhiều thuốc trong nước càng tốt, hiện nay cũng có một số thuốc đã được xuất khẩu, thuốc Việt Nam nói chung là chất lượng tốt và giá cả vừa phải”.

Theo kết luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì Luật dược sẽ mở rộng hơn và có thể gọi là Luật dược (sửa đổi) và được trình trong kỳ họp tới.

“Chúng tôi mong muốn làm sao có thuốc ở Việt Nam chất lượng mà giá cả vừa phải để phục vụ mọi người dân, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo, với quỹ bảo hiểm y tế”, lãnh đạo Bộ Y tế nói.

Việt Nguyễn
vietanh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 11 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top