Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rước thêm bệnh vì... châm cứu

Thứ sáu, 11:25 09/04/2010 | Sống khỏe

Những bệnh truyền nhiễm do vi trùng, vi khuẩn, bệnh viêm gan B, thậm chí cả HIV nữa cũng bị lây lan qua châm cứu khi dùng kim bẩn, bông băng cũ. Đó là cảnh báo của các chuyên gia.

 

Ảnh minh họa.

Trên báo Y học Anh, các nhà vi trùng học ĐH Tổng hợp Hongkong cho biết số các vụ nhiễm trùng liên quan đến châm cứu trên toàn thế giới chỉ là phần nổi rất nhỏ của tảng băng chìm và họ kêu gọi phải có biện pháp chặt chẽ hơn nữa để quản lý việc chữa bệnh bằng châm cứu.
 
Ông Patrick Woo, giáo sư vi trùng học, đứng đầu nhóm nghiên cứu nói: Để ngăn ngừa hiện tượng nhiễm trùng lây lan do châm cứu cần thực hiện nhiều biện pháp thông thường như kim châm cứu phải là loại chỉ dùng một lần, phải sát trùng da theo đúng kỹ thuật”, "Rất cần thiết phải đưa ra những quy định nghiêm ngặt đối với những người hành nghề”.
 
Châm cứu là một trong các phương pháp chữa bệnh phổ biến của Đông y, dựa trên lý thuyết châm kim vào các huyệt trên cơ thể để điều khiển dòng “khí” hoặc dòng năng lượng chuyển động trong cơ thể theo lý luận của y học cổ truyền.

Châm cứu bắt nguồn từ Trung Quốc thời xa xưa và được cả phương Đông thừa nhận trong mấy chục năm gần đây, đặc biệt khi chữa các chứng đau. Nó cũng được dùng để điều trị bệnh béo phì, táo bón, viêm khớp và nhiều bệnh thường gặp khác. Ông Woo và các đồng nghiệp cho biết châm cứu cũng có thể nguy hiểm khi dùng kim để đâm xuyên vào các huyệt ở độ sâu vài centimet dưới da. Họ cảnh báo châm cứu có thể gây ra một hội chứng mới – bệnh mycobacteriosis do châm cứu – chỉ xuất hiện vào thế kỷ 21.

"Đây là một bệnh nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn dạng sợi (mycobacteria), phát triển nhanh chóng xung quanh vết châm kim do bông băng, khăn lau hoặc miếng vải chườm bị nhiễm bẩn. Khi bị nhiễm trùng, thời gian ủ bệnh khá lâu và thường dẫn tới apxe và lở loét”.

"Cho tới nay, trên thế giới người ta đã ghi nhận trên 50 trường hợp mà châm cứu mang lại các hậu quả tiêu cực. Trong đa số trường hợp, vi khuẩn nhiễm vào máu xuất phát  từ hệ vi khuẩn sống trên da bệnh nhân hoặc từ môi trường vì thầy thuốc trước khi châm cứu không sát trùng một cách thích đáng.

Đa số bệnh nhân hồi phục sau khi bị nhiễm trùng, nhưng từ 5 đến 10% đã chịu hậu quả nghiêm trọng như bị thoái hóa khớp, tổn thương nhiều cơ quan (multi-organ failure), loét thịt và bại liệt. Đã có đến ít nhất 5 đợt bùng phát bệnh viêm gan B liên quan đến châm cứu.

Trong nhiều trường hợp, nguồn phát tán để gây nhiễm trùng hàng loạt là các bệnh nhân đã bị nhiễm virus viêm gan B hoặc HIV và virus lây lan sang nhiều người khác qua kim châm cứu sát trùng không kỹ.

"Mặc dù chưa có các dẫn chứng thật rõ ràng về sự liên quan giữa châm cứu và nhiễm HIV, nhưng có những bệnh nhân HIV/AIDS cho biết mình không có tiếp xúc nào khác với người có HIV, trừ việc thường chữa bệnh bằng châm cứu”.

Châm cứu là một khoa học chữa bệnh phương đông độc đáo và hiệu nghiệm, nhưng sự cẩn trọng trong vệ sinh an toàn dụng cụ chữa bệnh là không bao giờ thừa, cần phải được xem là một quy định bắt buộc của y đức và y lý.
 
Theo Vietnamnet/Reuters
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 26 phút trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 13 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 21 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 22 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Top