Rút đề xuất tăng lương giáo viên khỏi dự án Luật Giáo dục
Bộ Tài chính và Nội vụ không đồng tình với đề xuất tăng lương giáo viên do lo ngại phá vỡ chế độ tiền lương trong hệ thống chính trị.
Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) vào ngày 12/3. Theo tờ trình, vấn đề lương nhà giáo đã được xác định rõ trong Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, vùng miền.
"Ban Chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương đang nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp để trình Trung ương. Vì vậy, để đảm bảo đồng bộ với các luật khác thì không sửa đổi vấn đề tiền lương của nhà giáo ở Luật này. Lương sẽ do Chính phủ quy định cụ thể", tờ trình của Chính phủ nêu.
Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý đối với dự luật cũng cho hay, đến nay Bộ Giáo dục đã nhận được ý kiến của 22 bộ, ngành. Trong đó 7/22 cơ quan đồng ý với dự luật, 15/22 đơn vị có góp ý. Riêng nội dung tăng lương nhà giáo không nhận được ý kiến đồng thuận của 2 bộ có liên quan trực tiếp là Nội vụ và Tài chính.

Bộ Nội vụ cho biết, kết luận số 21 ngày 17/8/2003 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa 9 về cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công đã ghi rõ cán bộ, viên chức ở các ngành sự nghiệp áp dụng chung một bảng lương để làm căn cứ cho việc cấp hoặc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước... Các ngành giáo dục, y tế… được thực hiện chế độ ưu đãi phù hợp. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 204 ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và ban hành một số văn bản về chế độ phụ cấp đối với nhà giáo.
Đến nay, nhà giáo được xếp lương theo chức danh nghề nghiệp quy định tại bảng 3, được hưởng các chế độ phụ cấp lương đối với viên chức trên cùng địa bàn làm việc và được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức cao nhất đến 70% và phụ cấp thâm niên nghề. Đây là sự ưu đãi đặc biệt của Nhà nước đối với nhà giáo...
"Thời gian qua, nhiều bộ, ngành khi xây dựng luật chuyên ngành đã đưa quy định về tiền lương và phụ cấp làm phá vỡ thiết kế ban đầu của chế độ tiền lương trong hệ thống chính trị, làm phát sinh bất hợp lý giữa các ngành, nghề", Bộ Nội vụ nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo trung ương về nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công đang xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp để báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ trình Hội nghị Trung ương 7 khóa 12. Vì vậy, Bộ Nội vụ đề nghị không quy định tiền lương của nhà giáo trong dự án luật.
Bộ Tài chính cũng góp ý, ngày 4/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 đã thông qua Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, trong đó có nội dung lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Bộ Nội vụ đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá hệ thống thang bảng lương, phụ cấp đối với từng ngành, lĩnh vực.
"Đề nghị Bộ Giáo dục làm việc với Bộ Nội vụ để trình Chính phủ, trình Quốc hội phương án tổng thể về tiền lương và phụ cấp của nhà giáo để đảm bảo sự tương quan, thống nhất về tiền lương, phụ cấp với các ngành, nghề khác trong giai đoạn tới", Bộ Tài chính nêu ý kiến.
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tăng lương nhà giáo
Thảo luận tại phiên họp của Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cho rằng, giáo viên cần có chính sách tiền lương hợp lý, mang tính chất bền vững. Nếu chỉ tính đầu vào, quan tâm đến tín dụng sinh viên là chưa ổn mà cần chú ý đầu ra. Giáo viên phải được thụ hưởng chính sách tiền lương hợp lý thì mới thu hút người giỏi, đội ngũ nhà giáo mới có chất lượng.

Chủ tịch Hội đồng dân tộc Hà Ngọc Chiến phân tích, Nghị quyết 29 quy định ưu tiên xếp tiền lương của nhà giáo cao nhất trong bậc thang lương - tức là không phải trong nhóm cao nhất. Do đó, cần sửa đổi quy định để khẳng định “xếp cao nhất” trong khối hành chính sự nghiệp, từ đó có cơ sở thực hiện.
Còn Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, luật này rất quan trọng nên cần lấy ý kiến, có tham vấn xã hội, các chuyên gia, nhà khoa học, ý kiến của học sinh, tránh thử nghiệm. Đào tạo giáo viên cần tiệm cận chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế, phải xem các nước ưu tiên đào tạo sư phạm thế nào? Tại sao sinh viên giỏi ở Việt Nam không tự nguyện vào học sư phạm?
Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố để xin ý kiến vào tháng 11/2017. Sau khi nghe ý kiến của thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Giáo dục, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện để trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 5 tới.
Theo VnExpress

Nữ phóng viên bật khóc giữa hiện trường Thiếu tá Công an hy sinh: "Vết máu vẫn còn đây nhưng đồng đội tôi đã nằm xuống..."
Thời sự - 2 phút trướcNữ phóng viên bật khóc trên sóng truyền hình khi đưa tin về sự hy sinh của Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải khiến hàng triệu trái tim thắt lại, tiễn biệt người chiến sĩ đã ngã xuống giữa thời bình.

Hà Nội dự kiến sắp xếp lại 12 quận, chỉ còn 47 phường
Thời sự - 19 phút trướcGĐXH - TP Hà Nội đang triển khai phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp cơ sở, trong đó 12 quận nội thành dự kiến chỉ còn 47 phường sau sáp nhập, với tên gọi gắn liền truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng, có tính đại diện của Thủ đô.

Hàng ngàn người đổ về Quảng trường Ba Đình 'check-in' trước thềm đại lễ 30/4: Áo dài, cờ đỏ rực rỡ cả góc trời Hà Nội
Xã hội - 1 giờ trướcNhiều người dân cho biết, họ đến đây chụp ảnh để ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa, hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

TP HCM: Điều động 19 cảnh sát để giải cứu vụ kẹt thang máy ở quận 10
Thời sự - 3 giờ trướcNgày 19/4, đại diện Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn, cứu hộ (PC07) Công an TP HCM cho biết vừa xảy ra một vụ kẹt thang máy tại Công ty TNHH Diamond Dream.

Hà Nội đang vào 'mùa đẹp nhất': Từ con ngõ nhỏ tới đường phố lớn rực sắc đỏ tự hào, người người cùng nhau ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất bên lá cờ Tổ quốc
Xã hội - 3 giờ trướcTừng góc phố, hiên nhà nhuộm màu cờ đỏ thắm - sắc màu của niềm tin và sự tự hào.

TPHCM trình diễn drone và 3D Mapping kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước: Chi tiết thời gian và địa điểm
Xã hội - 5 giờ trướcTP.HCM đã biến tháng Tư thành một lễ hội văn hóa khổng lồ, với hàng loạt sự kiện được chuẩn bị công phu, thu hút sự chú ý của hàng triệu người.

Công an khám nhà Bùi Đình Khánh, thu giữ thêm nhiều bánh heroin
Pháp luật - 6 giờ trướcKhám xét nhà đối tượng Bùi Đình Khánh, Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện thêm 9 bánh heroin, nâng tổng ma túy đã thu giữ lên 25 bánh heroin.

Hơn 30 trường tư thục Hà Nội tuyển sinh không dùng kết quả thi lớp 10 công lập
Giáo dục - 7 giờ trướcTối 18/4, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố phương án tuyển sinh lớp 10 của các trường THPT tư thục và trường THPT công lập tự chủ trên địa bàn thành phố.

Nét đẹp các nữ chiến sĩ trong buổi hợp luyện diễu binh
Xã hội - 7 giờ trướcTrong buổi hợp luyện tại Dinh Thống Nhất, TP HCM tối 18/4, các khối diễu binh nữ gây chú ý với vẻ đẹp rạng ngời, bước đi đều tăm tắp, vừa duyên dáng, vừa khí thế.

Người thân, bạn bè khóc nghẹn tại lễ viếng của Thiếu tá công an hy sinh khi đang làm nhiệm vụ truy bắt tội phạm ma tuý
Xã hội - 7 giờ trướcNgày 18/4, trong lễ viếng của Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải - người vừa hy sinh khi đang làm nhiệm vụ truy bắt tội phạm ma tuý, ai nấy cũng đều cảm thấy xót xa.

Tin sáng 19/4: Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, miền Bắc có mưa rét? Dịp lễ 30/4 - 1/5 sắp tới công chức, viên chức, người lao động được nghỉ mấy ngày?
Thời sựGĐXH - Theo cơ quan khí tượng, trong 10 ngày tới, thời tiết miền Bắc có nhiều biến động, từ nắng nóng chuyển sang mưa lớn sau khi đón không khí lạnh yếu; dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.