Sống đạm bạc giữa cánh đồng, nuôi vịt lấy tiền xây hàng chục căn nhà và cầu từ thiện
GiadinhNet - 15 năm qua, bà Võ Thị Thiền (66 tuổi, ngụ ấp 7, xã Phong Mỹ, tỉnh Đồng Tháp) phát tâm từ thiện, cưu mang những mảnh đời bất hạnh.
15 năm qua, bà Võ Thị Thiền (66 tuổi, ngụ ấp 7, xã Phong Mỹ, tỉnh Đồng Tháp) phát tâm từ thiện, cưu mang những mảnh đời bất hạnh. Trung bình mỗi năm, bà Thiện xây từ 2 đến 3 căn nhà cho những người nghèo. Ít ai biết rằng, đó là những đồng tiền được tích cóp từ nghề chăn nuôi vịt đồng nắng mưa sớm tối. Hơn nữa, cuộc sống của người phụ này cũng cơ cực chẳng kém, nhưng bà Thiền lại giàu ở chỗ tấm lòng.
Bầy “vịt từ thiện” của bà Năm Thiền
“Chuyện nhỏ mà, có gì đâu để kể”
Từ ngày bà Võ Thị Thiền làm từ thiện, bà được bà con trìu mến gọi là “bà Năm Thiền”. Anh Nguyễn Văn Phương - Trưởng ấp 7 - cho biết, nhà bà Năm ở giữa đồng không mông quạnh. Để đến được nhà bà, cứ men theo con đường đất chạy dọc theo kinh lớn là tới. Nhưng để gặp được bà Năm Thiện lại không dễ chút nào: “Bà ấy đi vắng suốt, không sửa nhà cho mấy người nghèo thì lại đi thả vịt sang cánh đồng ấp bên. Thôi, cứ để tôi đưa mọi người đi cho chắc ăn, đến người cùng ấp tìm bà ấy còn khó”, anh trưởng ấp nhiệt tình dẫn đường. Đúng như lời anh Phương cảnh báo, bà Năm Thiền không có nhà, vì đang bận sửa lại mớ đá trước cửa nhà ông Ba Tâm gần đó.
Lúc chúng tôi đến, bà Năm Thiền cũng vừa xuống len cuối cùng để sửa sang lại mấy hòn đá ở đoạn đường mới đổ. Sau đó, bà niềm nở dẫn khách về nhà mình. Căn nhà lá ám mùi hôi của vịt. Nhà chẳng có ai, ngoài đứa cháu nội vừa học xong lớp 9. Hỏi ra mới biết, vợ chồng người con trai độc nhất đã lùa vịt chạy đồng từ tận tháng trước, dăm ba tháng mới về mới về, còn mấy đứa cháu khác đứa đi học, đứa đi làm. Trà nước với bà, tách trà thơm lừng, bà bảo đó là trà sen, do chính tay cô Tư Lớn, người trước đây được bà cất nhà ở cạnh Khu sinh thái Gáo Giồng sao tặng.
Nhắc đến đây, chúng tôi chợt nhớ lại danh sách chú Ngô Văn Đạt, nguyên Chi hội trưởng Chi hội người cao tuổi ấp 7, xã Phong Mỹ cho xem. Hơn 15 năm, trung bình một năm 3 căn nhà, trị giá mỗi căn hơn chục triệu đồng. Ngoài ra còn có không biết bao nhiêu cây cầu, bao nhiêu đoạn đường được hình thành từ cái tâm của người phụ nữ quê chân chất. Mới đây, bà được Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp tặng bằng khen, ghi nhận những đóng góp âm thầm, đầy ý nghĩa cho xã hội. Vậy mà khi hỏi về những việc mình làm, những mảnh đời được bà giúp đỡ, bà Năm Thiền lại khiêm tốn gạt đi: “Có đáng chi đâu mà nhắc”. Tuy nhiên, bà lại không bao giờ quên những hoàn cảnh đặc biệt ấy. “Như chú út Hồng góa vợ không con, cụ Tư Lớn ngoài 80 tuổi lụm khụm ở một mình, nhà chú Được Em đông con… Xã hội còn nhiều người khổ, tiếc là mình không giúp được hết”, đó là điều khiến cho bà luôn đau đáu.
Bà coi đó là những việc nhỏ, bà làm từ cái tâm với những người cùng khổ, chứ không phải để ghi danh, nên không muốn khắc tới. Bởi thế, anh Phương phải nói thêm với chúng tôi về những “việc nhỏ chẳng đáng kể” của bà Thiền: “Ngoài cất nhà, thấy nghe nói ở đâu đường còn sình lầy, dù ở Tân Nghĩa, Phương Thịnh, Phương Trà, Ba Sao,... hễ trẻ con đi học lấm lem, người lớn đi lại khó khăn, cô Năm đều mua đá rải đường để bà con bớt phần khó nhọc. Thêm nữa, cô còn gỡ bỏ cầu khỉ, bắc tạm cầu ván cho thông thương”.
Bà Năm Thiền không kêu gọi từ thiện từ những cá nhân hay tổ chức nào. Bà làm thiện từ chính những đồng tiền mồ hôi, công sức lao động của chính mình. Như xác nhận của anh Phương, gia cảnh của bà Năm Thiền cũng không mấy khá giả. Đến nhà bà, chúng tôi tận mắt chứng kiến cuộc sống đạm bạc, thậm chí là có phần kham khổ của gia đình này. Ngồi trò chuyện mãi một lúc lâu, bà mới trầm ngâm kể về lý do hành động thiện nguyện của mình, đó là trả ơn cuộc đời. Trước đây, gia đình trong cơn túng quẫn đã được một người cưu mang giúp đỡ. “Hòa bình lập lại, cả nước còn nghèo lại thêm nạn nước lụt năm 78 (năm 1978), dân quanh vùng này đói khổ biết nhiêu mà nói. Nhà nghèo, cơm không có ăn, phải trộn bo bo nấu cháo, ăn riết rồi cũng không còn bo bo để mà ăn, phải đốn chuối non luộc lên mà ăn cho đỡ đói. Ba mẹ cô vừa nghèo, vật lộn với mười mấy miệng ăn. Anh chị em cô đói lên đói xuống. Ba cô chịu không nổi mới đánh liều lẻn vào nhà Tư xóm trên định bụng đội một thúng lúa về. Xui sao lúc ba cô đang xúc lúa cũng là lúc có bước chân bước vào, ba cô hoảng quá quăng thúng chạy ra thì đâm sầm trúng ngay ông Tư chủ nhà. Tưởng đâu là chuyến này bị bắt đóng chăn, bỏ tù mọt gông. Không ngờ, ông Tư bước vào sửa thúng lúa, đỡ lên cho ba cô đội về”. bà kể.
Từ đó, cha bà Năm khẩn đất hoang, cũng có chút ít dư giả gọi là của ăn của để. Nhớ ân tình của ông Tư, người luôn rộng lòng với bà con nghèo, cha bà Năm cũng phát tâm giúp đỡ những số phận nghèo khổ. “Khi đó cô còn nhỏ, nghĩ phần nhiều cho mình, thấy ba má làm ra bao lúa cực khổ nên đâu dám đòi sắm quần sắm áo. Cái tự nhiên thấy ba má xúc gạo, xúc lúa cho người khác, nói là mượn tạm nhưng khi trả khi không. Lúc đó, cô xót của, quay ra trách ba má: “Con mần (làm) cực khổ biết bao nhiêu mà nói, mà không may quần may áo cho con. Đi học về lên lưng bò cho bò ăn rồi đi mót lúa, đem về đạp bán may quần áo bận đi học, mua tập đi học”. Ba cô chỉ bảo: “Nhìn lên thì chẳng bằng ai, nhìn xuống thì chẳng thấy ai bằng mình. Mình như thế này là được rồi con, họ không có cái ăn, tội lắm con à”“, nhắc đến đây, mắt bà rơm rớm.
Năm 2000, cũng lại là năm nước trắng đồng, mùa màng thất bát, cây cối ở vùng sông nước cũng chẳng chịu nổi trận lũ kéo dài năm ấy. Năm ấy, ba bà Năm Thiền bệnh nặng qua đời. Đêm khai mộ cụ (tức 3 ngày sau khi chôn theo tập tục của người miền Nam), bà mơ thấy bồ lúa nhà mình bị chuột cắn phá. Tiện tay cầm khúc cây, bà đập chết một con dưới chân mình, con chuột chết tươi. Nào ngờ, con chuột ngã lăn ra đất đó lại là ông cụ. Hoảng quá, bà bừng tỉnh dậy, chợt nhớ đến ngày cả nhà còn đói năm xưa, rồi nhớ ngay lời dặn của ông cụ lúc sinh thời. Từ lúc đó, bà ăn chay trường và phát tâm làm từ thiện cho đến bây giờ.
Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp gửi bằng khen ghi nhận những đóng góp của bà Năm Thiền
Làm từ thiện theo kiểu miền sông nước
Với hoàn cảnh hiện tại của gia đình bà, vừa tìm cách xoay trở êm thấm, vừa thực hiện được di nguyện của cha để “trả nợ đời” vừa chu toàn trong gia đình. “Lúc đầu, cô trăn trở dữ lắm con, không biết lấy gì để giúp, rồi như có linh tính, thấy lúa cắt xong còn lúa chét ngoài đồng, cô bạo gan mua 200 con vịt nuôi. Vừa nuôi cô vừa nguyện: “Ba phù hộ độ trì cho con nuôi mấy con vịt lứa này mạnh giỏi, con nuôi thêm để cất nhà cho bà con còn nghèo khó. Hình như ba cô phù hộ vậy con. 200 con đều lớn nhanh như thổi”, bà vừa kể lứa về lứa vịt đầu tiên “khởi nghiệp” làm từ thiện.
Hứa là làm, tiền bán lứa vịt đầu tiên bà mua ngay đám bạch đàn trên mảnh đất đối diện để cất nhà cho vợ chồng chú Sáu Việt, vợ chồng chú không đất, không con, “ăn nhờ ở đậu” trên đất người trong xóm. “Được nước làm tới luôn con”, bà nói vậy rồi cười, giọng cười hào sảng của con người miền Nam phóng khoáng. Xong lứa đầu, bà biết mình có thể xem đây là khoản thu nhập để dành riêng cho công tác từ thiện, lại tính toán làm sao để giúp người nghèo nhiều hơn. Vốn giỏi thu vén trong ngoài, kỹ tính nên tích góp bằng cách xoay vòng. Bà phân chia rõ ràng: đợt vịt này sẽ là tiền thợ, tiền cưa, tiền cây, tiền nhân công đục đẽo...
Sống đạm bạc giữa cánh đồng, nuôi vịt lấy tiền xây hàng chục căn nhà...
Bà Năm Thiền tâm sự: “Cô canh hết trơn rồi. Đợt này đợi cây khô và làm xong phần cơ bản là vịt mình được 3 tháng, mình xuất chuồng bán bầy vịt để mua thiết cất nhà liền cho người ta. Con biết không, làm như cô có tay nuôi vịt vậy đó con, mười mấy năm cô nuôi vịt ít hao lắm, ngay cả đợt H5N1 ai cũng sợ không dám nuôi, mà cô đâu có sợ con. Nhưng…”. Rồi đột nhiên bà nhỏ giọng, nhấp chung trà cô nói tiếp: “Giá cả thì thua con ơi. Không biết đâu mà lường. Lắm khi cây đục đẽo hết rồi mà cô không đủ tiền, người ta đâu dám nhắc, mà chắc người ta cũng sợ cô không cho nữa. Cô mới nói, cô bác thông cảm, cây tui dỡ gỗ xong hết trơn rồi, tui hứa cho là cho nhưng mà giờ tui chưa có tiền mua thiệt, chậm chậm đi rồi tui bán thêm đợt vịt nữa rồi tui mua thiết rồi tui cất liền hà”, bà kể lại những khó khăn gặp phải.
Những tưởng, giữa rào cản cuộc sống, người ta sẽ dễ dàng bỏ cuộc giữa chừng, giữa bao điều cần phải toan tính thiệt hơn, người ta sẽ dễ thoái chỉ để chăm chăm phần mình. Ấy vậy mà bà không hề nản chí, vừa là sao cho không dở dang công chuyện gia đình, bổn phận của người làm vợ, làm mẹ, vừa không bỏ chừng việc từ thiện. Hơn chục năm, bàn tay người người phụ nữ này vừa vén khéo trong ngoài, vừa nuôi vịt để làm từ thiện để khỏi bận lòng chồng con.
15 năm một người đàn bà sắc vóc nhỏ nhắn đội nón lá đi ngược xuôi hết chăn vịt, rồi mua cây, mua thiết, lại tất tả đi xác minh ở các xã, các huyện từ gần nhà đến các chỗ “đồng không mông quạnh” để cất nhà cho những ai chưa có cửa có nhà. Nghe có vẻ đơn giản nhưng “hành trình” để làm những việc ấy thì chắc có lẽ không giản đơn tí nào. Bà bảo: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, và xã hội sẽ tốt đẹp hơn, nếu ai cũng có tấm lòng như bà Năm nuôi vịt.
Trước kia, khi ba má còn sống, bà không hiểu nên không ủng hộ việc làm từ thiện thì bây giờ tình trạng trên cũng lặp lại. Bà bị chồng phản đối ra mặt từ thuở bà bắt tay đến khi người chồng này qua đời (năm 2015). Nhiều lần, người chồng mâu thuẫn với vợ vì “làm chuyện bao đồng”. Bà kể: “Thấy cô bán vịt cất nhà cho người ta ổng nói ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Dở hơi, hết cất nhà rồi làm cầu, làm đường. Tào lao, đời thuở nào mình đi mà phải làm”. Cái tính thẳng thừng của người đàn ông Nam Bộ chắc phần nhiều là vì xót vợ cực khổ, còng lưng, hết lo chuyện trong nhà, ngoài ruộng, bờ ao, chuồng vịt giờ lại gánh thêm việc ở, việc đi lại của bao người.
Tâm Bình
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 3 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 5 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 5 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.
Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 9 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.