Sự thật sau cánh cửa phòng đẻ
Mẹ đừng xấu hổ nếu có lỡ không kiểm soát được việc đi đại tiện của mình trên bàn đẻ nhé.
Càng kề cận ngày lâm bồn chắc hẳn những mẹ bầu mang thai lần đầu tiên sẽ càng lo lắng, bồn chồn, tò mò hơn về những gì sẽ diễn ra sau cánh cửa phòng đẻ. Bạn hãy thử cùng tìm hiểu một chút bật mí nhỏ sau đây để có thể đỡ bỡ ngỡ hơn trong giờ khắc trọng đại ấy nhé.
Mẹ có thể sẽ phải quay về nhà
Bạn có thể đã tìm hiểu rất kỹ các thông tin về dấu hiệu đau đẻ và vui mừng tới bệnh viện khi thấy các cơn co thắt bắt đầu xuất hiện nhưng thực tế là có khá nhiều phụ nữ mang thai lần đầu lại được khuyên nên trở về nhà sau đó. Trong giai đoạn đầu của quá trình đau đẻ, một vài phụ nữ sẽ gặp phải những cơn co thắt như vậy mặc dù cổ tử cung vẫn chưa hề có dấu hiệu thay đổi gì, và có thể bạn sẽ cần phải chờ tới hai đến ba ngày để có thể thật sự được bước vào phòng đẻ. Khi đến bệnh viện với những cơn co thắt như vậy, bạn sẽ được khuyên nên trở về nhà và hãy quay trở lại bệnh viện khi các cơn co thắt mạnh hơn và gần nhau hơn. Tất nhiên, trong trường hợp này, mẹ bầu sẽ không thể nào tránh được cảm giác hụt hẫng và thất vọng khi đang háo hức chào đón bé yêu của mình.
Mẹ có thể sẽ chẳng thấy bác sĩ đâu
Có thể lần đầu tiên bước vào phòng đẻ, bạn sẽ cực kỳ bất ngờ và lo lắng khi ngay lúc đó lại chẳng có bác sỹ nào bên cạnh mình. Sự thật là một bác sỹ sẽ không luôn luôn sát bên bạn từ lúc bạn vào phòng đẻ cho đến khi bé yêu của bạn được chào đời. Với số lượng mẹ bầu cực nhiều trong các bệnh viện như hiện nay, bạn không thể mong chờ sự hiện diện của bác sỹ cho đến khi bạn đã sẵn sàng cho việc rặn đẻ vì chắc chắn họ sẽ phải quan tâm nhiều hơn đến những mẹ bầu đang gần đến quá trình sinh con hơn. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị cô đơn, lạc lõng một mình vì một nhóm các y tá dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn luôn túc trực bên bạn và thông báo cho bác sỹ một cách nhanh nhất khi nhận thấy thời điểm quyết định của bạn đã đến.

Mẹ có thể sẽ được truyền dịch qua tĩnh mạch
Tùy vào bệnh viện bạn chọn cho hành trình vượt cạn của mình mà có thể bạn sẽ được truyền dịch qua tĩnh mạch trong thời gian này. Một số bệnh viện truyền dịch cho bà bầu như một việc tất yếu để tránh mất nước và để tiết kiệm một bước khi bạn cần thuốc giảm đau hoặc Pitocin, một loại hormone tổng hợp giúp kích thích các cơn co thắt tử cung. Đôi khi bạn cũng sẽ được truyền dịch sau khi đã sinh xong em bé để giúp nhau thai được ra nhanh và dễ dàng hơn. Nếu bạn sợ đau hoặc không muốn truyền dịch, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu với bệnh viện về việc này. Ngay cả khi bạn đã được truyền dịch giúp hỗ trợ cho việc sinh em bé, bạn vẫn nên đi bộ nhẹ nhàng, tránh nằm hoặc ngồi yên một chỗ để cho bé có thể xoay đúng được vào vị trí tốt nhất khi chào đời và việc rặn đẻ cũng dễ dàng hơn.
Không kiểm soát được việc đại tiện
Việc chẳng may rặn ra cả phân lúc đang rặn đẻ có lẽ là một viễn cảnh đáng ái ngại và xấu hổ nhất mà những mẹ bầu chưa bao giờ trải qua việc này lo sợ nhất. Nhưng trường hợp này vẫn có thể sẽ xảy đến với bạn vì các lý do sau. Những cơ bắp được bạn sử dụng để đẩy em bé ra ngoài cũng chính xác là những cơ bắp bạn vẫn thường dùng cho việc đại tiện. Vì vậy, nếu bạn đang rặn đúng cách, khả năng bạn sẽ rặn ra những thứ không mong muốn là hoàn toàn có thể. Trong thực tế, hầu hết các mẹ bầu cũng đã ít nhiều đều trải qua việc này trên giường đẻ. Bạn chớ nên lo lắng hay xấu hổ về việc này. Những bác sỹ và y tá chuyên nghiệp sẽ không bao giờ đánh giá hay chê bai bạn vì những việc ngoài tầm kiểm soát như thế này mà sẽ đặt sự ra đời của bé yêu của bạn lên trên hết.
Không dự đoán được các cơn đau
Dù chọn loại đẻ thường hay đẻ mổ hoặc đã được các bác sỹ dự đoán về thời gian và việc khó khăn của lần sinh nở đầu tiên thế nào đi chăng nữa, bạn sẽ không bao giờ có thể biết được mình sẽ trải qua cơn đau đẻ như thế nào. Không ít mẹ bầu được dự đoán là sẽ phải trải qua một ca vượt cạn cực kỳ khó khăn lại có thể dễ dàng rặn đẻ chỉ trong vỏn vẹn có mười phút mà lại chẳng đau đớn mấy. Trong khi đó có rất nhiều chị em nghe mẹ, nghe chị của mình kể lại rằng quá trình sinh nở của họ rất thoải mái, dễ dàng lại khấp khởi mừng thầm nghĩ rằng chắc mình cùng gen, cùng máu thì cũng may mắn dễ đẻ như thế thôi. Thời gian và cường độ đau đẻ của mỗi một phụ nữ là hoàn toàn khác nhau và bạn sẽ chẳng thể biết nổi mình sẽ trải qua cơn đau đớn như thế nào cho đến khi tự bạn trải nghiệm mà thôi.
Giây phút bé chào đời không long trọng như bạn nghĩ
Bạn có thể đang khá căng thẳng chuẩn bị cho sự ra đời của con yêu, một sự kiện chắc chắn là vô cùng thiêng liêng và quan trọng đối với bạn nhưng xung quanh bạn, các y tá vẫn có thể vui vẻ tán dóc về những chuyện chẳng hề liên quan như họ vừa khám phá một nhà hàng với đồ ăn cực ngon hay một cửa hàng quần áo đang bán phá giá. Bạn chớ nên ngạc nhiên hay tức giận về điều này vì có thể đối với bạn đây là khoảnh khắc vô cùng ý nghĩa nhưng đối với họ đây chỉ là một công việc hàng ngày mà thôi. Các y tá cũng có thể sẽ cố gắng bắt chuyện với bạn, tâm sự để hiểu bạn hơn, giúp bạn phần nào vui vẻ hơn, quên đi mệt mỏi và nỗi đau đớn của việc đau đẻ. Bạn cũng nên nhớ rằng nếu các nhân viên trong ê kíp đỡ đẻ của bạn có thể thoải mái cười đùa với nhau, đó cũng là một dấu hiệu cho thấy rằng họ là một nhóm khá ăn ý và việc đỡ đẻ có vẻ như không phải là một công việc quá khó khăn đối với họ.

Sau sinh vẫn phải rặn đẻ...
Bạn có thể thở phào nhẹ nhõm nghĩ rằng nhiệm vụ của mình thế là xong khi nhìn thấy con yêu chào đời nhưng thực sự cơn co thắt vẫn hiện hữu vì bạn sẽ còn cần phải rặn ra cả nhau thai nữa. Sau khi dây rốn của bé được cắt, các bác sĩ sẽ kéo nhẹ dây rốn và yêu cầu bạn rặn thêm lần nữa. Sau đó, bác sỹ hoặc y tá sẽ giúp bạn lấy phần nhau thai còn lại ra ngay lập tức hoặc một vài phút sau đó. Đối với nhiều chị em phụ nữ, trong cả quá trình lâm bồn, đây có lẽ là một phiền toái không hề thoải mái chút nào hơn là việc phải chịu đau đớn của rặn đẻ lần hai.
Bác sỹ có thể sử dụng đến cả máy giám sát nhịp tim
Trong quá trình lâm bồn, nhịp tim của bé sẽ được theo dõi bằng điện cực đặt trên bụng của bạn. Nếu một lúc nào đó, nhịp tim có vẻ bất thường hoặc không thể phát hiện được, bác sĩ cho một màn hình quan sát trực tiếp lên da đầu của em bé. Chiếc màn hình này sẽ được đưa qua cổ tử cung và sẽ bám vào đầu của bé. Quá trình này nghe có vẻ thật kinh dị và đáng lo ngại khi một chiếc máy giám sát nhịp tim lại được cho vào sâu một vài milimet trong đầu bé yêu của bạn nhưng thật ra các biến chứng như chảy máu và nhiễm trùng thường rất hiếm. Khi đầu em bé đã xuất hiện , các dây theo dõi nhịp tim sẽ được cắt đi, và sau khi bạn đã hoàn toàn hạ sinh bé, các thiết bị giám sát nhịp tim cũng sẽ được gỡ bỏ ra khỏi da đầu con yêu của bạn.
Bạn có thể nhìn thấy nhau thai
Nếu bạn tò mò, bạn có thể quan sát nhau thai của chính mình. Rất nhiều phụ nữ đã ngạc nhiên khi nhận ra nhau thai của mình có thể to, dài và dày đến như vậy. Màng ối giúp hình thành các túi chứa nước ối cũng sẽ được bạn rặn ra ngoài cùng với khoảng một lon soda máu. Điều này có thể khiến một số người khá kinh sợ khi phải chứng kiến một cảnh tượng “máu me” như vậy nhưng một số bà mẹ lại cảm thấy khá thích thú khi được ngắm nhìn “nơi cư trú” trong suốt chính tháng dài đằng đẵng của con mình.
Bé yêu rất bận rộn sau khi chào đời

Về hưu, 3 bạn thân mua nhà sống chung, nhiều năm sau kết luận một điều
Gia đình - 9 giờ trướcANH - Trong một ngôi nhà xinh xắn ở East Sussex, 3 người bạn thân đang sống cùng nhau hạnh phúc với nhiều niềm vui, sự chia sẻ tuổi già.

Chia tay là không bao giờ quay đầu lại gọi tên 5 con giáp này
Gia đình - 9 giờ trướcGĐXH - Sau khi chia tay, có người nuối tiếc khôn nguôi, thường xuyên tìm cách liên lạc lại với người cũ, thế nhưng cũng có người dứt áo ra đi, chẳng hề lưu luyến. Đó chính là những người thuộc các con giáp dưới đây.

Trên bàn ăn, sự khác biệt của người EQ thấp và EQ cao càng lộ rõ
Gia đình - 12 giờ trướcGĐXH - Hành vi trên bàn ăn là một trong những biểu hiện tinh tế nhất của tính cách con người. Một người có EQ cao thường khiến người khác cảm thấy thoải mái khi cùng ngồi ăn.

Vợ biến mất không dấu vết sau khi cầm tiền lo chi phí đám cưới
Chuyện vợ chồng - 12 giờ trướcGĐXH - Sau khi đưa tiền cho cô lo chi phí đám cưới, anh ngỡ ngàng khi không thấy cô dâu xuất hiện trong ngày cưới.

Lấy 'phi công trẻ' kém 34 tuổi, người phụ nữ hạnh phúc được chồng yêu thương
Chuyện vợ chồng - 15 giờ trướcCuộc hôn nhân hạnh phúc của họ là bằng chứng cho thấy tình yêu chân thành có thể vượt qua mọi rào cản, kể cả tuổi tác.

Những cung hoàng đạo khiến ai cũng muốn hẹn hò 1 lần trong đời
Gia đình - 17 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là những cung hoàng đạo vô cùng tuyệt vời khi yêu. Họ sẽ đem đến nhiều cảm xúc đẹp nhất trong tình yêu, điều mà bạn không nên bỏ qua.

Chú rể ở Nghệ An dẫn đoàn 15 xe tải đi đón dâu gây xôn xao
Chuyện vợ chồng - 21 giờ trướcHình ảnh 15 chiếc xe tải nối đuôi nhau, hộ tống chú rể đi đón vợ về dinh khiến người xem ngỡ ngàng.

Chồng bí mật mua nhà cùng mẹ ruột ngay trước đám cưới
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - "Anh ta bí mật mua nhà nhưng không phải với tôi, mà với mẹ anh ta. Tôi không biết bất cứ chuyện gì cả", cô thất vọng.

Chàng trai Thái Nguyên lấy vợ cách nhà 10m, đám cưới có nhiều chuyện thú vị
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcVì hai nhà quá gần, lại nằm trên cùng một dãy phố nên khi tổ chức đám cưới, nhà trai, nhà gái quyết định dựng chung một rạp.

Cô dâu hủy hôn ngay lập tức khi chú rể bị ngất trong đám cưới
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Cô dâu đã hủy hôn ngay lập tức sau khi chú rể ngất đi vì thời tiết lạnh trong ngày tổ chức đám cưới.

Nửa cuối năm 2025, có 4 cung hoàng đạo 'trúng quả', tài chính có sự thay đổi tích cực
Gia đìnhGĐXH - Theo chiêm tinh, 4 cung hoàng đạo này sẽ đạt được thành công lớn về mặt tài chính vào nửa cuối năm 2025 này.