Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự trỗi dậy của Taliban

Thứ sáu, 09:42 10/10/2008 | Bốn phương

Giadinh.net - Thời gian gần đây, hàng loạt vụ tấn công của phiến quân Taliban đã diễn ra mà điển hình là vụ tấn công vào một nhà tù ở Kandahar hồi tháng 6, giúp giải thoát 900 tù nhân và gần đây nhất là vụ phục kích giết hại 10 lính gìn giữ hòa bình Pháp trong tháng 8.

Câu hỏi được đặt ra là Taliban, vốn được cho là không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào, đã tạo lập sức mạnh bằng cách nào và liệu có phải Mỹ cùng liên quân đang sa lầy vào một cuộc chiến đẫm máu mà họ không thể thắng tại quốc gia Nam Á khô cằn này?
 
Chuẩn bị lên đường tham gia một trận phục kích.

Chợ đen vũ khí

Tháng 9 vừa qua, phóng viên Kate Clark của hãng tin BBC đã có chuyến đi tới Afghanistan để tìm hiểu xem Taliban lấy vũ khí từ đâu. Chị đã gặp một chỉ huy giấu tên và che mặt của Taliban, người từng có 30 năm chinh chiến, trong một ngôi nhà bí mật ở Đông Nam Afghanistan.

Ông này cho biết chiến thuật của lực lượng Taliban hiện nay khác với các chiến binh mujahedeen, những người đã chiến đấu chống quân đội Liên Xô cách đây 30 năm. Khi đó các mujahedeen chủ trương chiếm từng ngôi làng một và xây dựng ảnh hưởng của họ, thiết lập khu vực mới chiếm được thành những căn cứ vững chắc, khó tấn công.

Ngày nay, Taliban chủ yếu tấn công chớp nhoáng vào các con đường và các thị trấn. “Chúng tôi phục kích người Mỹ, đặt bom vệ đường. Chúng tôi không cho họ thời gian nghỉ ngơi” - chỉ huy Taliban này nói. Mục tiêu của lực lượng này là đuổi người Mỹ cùng liên quân ra khỏi Afghanistan.

Để làm được việc đó, Taliban hiện sử dụng mọi loại vũ khí mà họ có được. “Chúng tôi xài vũ khí có từ thời chiến tranh với người Nga. Chúng tôi cũng mua vũ khí từ nhiều nguồn khác nhau, bất cứ khi nào có thể. Đôi khi chúng tôi thu được nhiều súng và đạn” - vị chỉ huy kể. Vũ khí ưa thích của các chiến binh Taliban phần lớn là loại mua được từ Iran.

Ông cho biết loại vũ khí được ưa chuộng nhất là loại mìn có tên Dragon với khả năng định hướng và sức công phá tốt. Dragon được các chuyên gia vũ khí cho là một dạng của thuốc nổ tạo hình xuyên phá (EFP) dạng chuyên sử dụng để chống lại các thiết bị được bọc giáp tốt như xe Humvees và thậm chí là cả xe tăng. Tuy nhiên, do Dragon khó kiếm nên loại vũ khí này chỉ dành cho những nhóm chiến binh đặc biệt của Taliban sử dụng.

Cựu chiến binh mujahedeen có tên Shahir cho hay, những vũ khí tốt Taliban phải mua với giá không hề rẻ. “Một khẩu AK-47 do Iran sản xuất chẳng hạn, có giá từ 200 - 300 USD/khẩu. Nó đắt hơn bất kỳ một khẩu AK nào khác trên thế giới nhưng vượt trội hơn ở khả năng phóng lựu” - Shahir nói. Theo ông, có hai con đường để Taliban lấy vũ khí từ Iran. “Chúng tôi phải thông qua những người ủng hộ Taliban đang sống ở biên giới Iran. Ngoài ra, còn phải kể tới một số doanh nhân Iran cũng bán vũ khí” - Shahir nói.

Bên cạnh hướng Iran, Taliban còn có thể lấy vũ khí từ Pakistan. Thị trường vũ khí phát triển nở rộ ở khu vực Tribal Areas của Pakistan, nằm giáp biên giới Afghanistan, đặc biệt là từ những năm 1980, khi người Mỹ, Pakistan và Arab Saudi hỗ trợ mujahedeen trong cuộc chiến chống lại binh lính Liên Xô (cũ).

Cho tới nay, hoạt động buôn bán vũ khí ở đây vẫn tiếp tục và đối tượng phục vụ chủ yếu là thị trường nội địa. “Mua vũ khí ở đó (vùng Tribal Areas) dễ như mua một vài gói đường vậy” - Shahir nói - “Bạn có thể thấy một hay hai khẩu súng trường được treo ngoài cửa hàng để cho thấy rằng cửa hàng đó bán vũ khí. Bên trong có đủ thứ mua được bằng tiền, từ súng phóng lựu, súng trường tới tên lửa và mìn các loại”.
 
Súng phóng lựu là một trong những thứ vũ khí dễ kiếm.

Những lái buôn phương Bắc

Ngoài hai hướng này, còn một hướng nữa để Taliban có vũ khí là mua từ các lái súng sống ở phía Bắc Afghanistan. Hồi năm 2007, tờ Asia Times dẫn lời tướng Abdul Manan, đại diện Chương trình giải giáp vũ khí bất hợp pháp (DIAG) của Bộ Quốc phòng Afghanistan cho hay, chính phủ mới chỉ thu hồi được khoảng 70.000 vũ khí hạng nặng và hạng nhẹ còn sót lại sau cuộc chiến với Liên Xô (cũ). Ông này tin rằng có ít nhất một triệu khẩu súng vẫn nằm trong tay các nhóm vũ trang sống ở miền Bắc Afghanistan.

Đây chính là cơ sở để các lái súng phương Bắc có đất sống. Một lái súng giấu tên có hai năm kinh nghiệm ở chợ đen, từng kể với PV hãng thông tấn IPS rằng, anh ta mua được rất nhiều vũ khí sau mỗi lần lên phương Bắc. “Tôi chỉ việc thuê người để thu gom vũ khí từ những ai sở hữu chúng và chuyển về phương Nam” - nhân vật này nói - “Tôi có nhiều khách hàng ở Kandahar. Khi vũ khí được chuyển tới nơi, khách hàng tự tới bốc dỡ thứ họ mua. Tôi thu lời cũng khá. Một khẩu AK mua với giá 200 USD từ phương Bắc, có thể được bán với giá 400 USD tại phương Nam”.

Thi thoảng lái súng này cũng buôn thêm cả thuốc nổ để kiếm lời. Ahmad Shah, 45 tuổi, cư dân ở vùng Chemtal thuộc tỉnh Balkh ở phía bắc Afghanistan, công khai thừa nhận anh làm nghề gom súng cho những lái buôn như nhân vật kể trên. “Tôi kiếm sống nhờ điều hành công việc này” - Shah nói với PV IPS.

Ngoài việc dễ dàng sở hữu vũ khí, Taliban còn thu hút được “sự ủng hộ nhân lực của các chiến binh người Chechnya, Uzbekistan, Iran, Arab, Iraq, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, người Đức và cả người Anh”.

Hãng tin BBC cho biết, các chiến binh Taliban vẫn thường ghé thăm các thánh đường ở tỉnh biên giới Tây Bắc của Pakistan để tuyển mộ thêm những tay súng tham gia cuộc chiến của họ. Gần như mọi ngôi làng ở cuối tỉnh này đều có người làm việc tại thủ đô Kabul ở Afghanistan, nơi vài năm trở lại đây có mức lương cao hơn vài lần so với Pakistan. Dân ở những ngôi làng này cũng từng làm việc cho Taliban khi họ còn nắm quyền ở Afghanistan hồi cuối những năm 1990.

Mỗi ngôi làng này, vì thế, có thể chứa khoảng một chục cựu binh Taliban. Trong giai đoạn từ 1996 - 2001, phần lớn những người này đều có thời gian tới các trại huấn luyện của Taliban và thực hiện công việc tuần tra hoặc thậm chí là tham gia lực lượng chiến đấu của Taliban.

Tới Afghanistan vì Taliban gần như là một nghi thức tôn giáo với những thanh niên trẻ ở đây. Một số được tuyển mộ thông qua hệ thống các madrassa (trường tôn giáo) ở Pakistan. Khi trở thành các thành viên Taliban dày dạn kinh nghiệm, họ lại trở về quê hương để thành lập các madrassa khác, qua đó giúp Taliban luôn có những tay súng mới bổ sung vào lực lượng. Đó là những cơ sở để Taliban không hề bị suy yếu trong cuộc chiến chống lại Mỹ và liên quân.
 
Bức ảnh gây tranh cãi của tờ Paris Match, tả cảnh tay súng Taliban mặc lên người trang phục của 1 trong 10 lính Pháp bị giết hại mới đây.

Một cuộc chiến không thể thắng lợi

Với lực lượng đông, được trang bị vũ khí đầy đủ, không có gì khó hiểu khi Taliban liên tiếp tổ chức nhiều cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào chính quyền Afghanistan cũng như lính Mỹ và liên quân.

Hồi tháng 6, vài chục tay súng Taliban đã dùng bom và tên lửa bắn vào nhà tù Sarposa ở tỉnh Kandahar, miền nam Afghanistan. Chúng bắn chết nhiều sĩ quan cảnh sát và phá tung cổng chính, giúp 900 tù nhân, gồm hơn 300 tay súng Taliban, tẩu thoát.

Hai tháng sau, Taliban lại tổ chức phục kích, bắn chết 10 lính Pháp thuộc Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF). Đây là thiệt hại lớn nhất trên chiến trường của lực lượng Pháp kể từ năm 1983 và là vụ tấn công đẫm máu nhất nhằm vào lực lượng quốc tế ở Afghanistan thời kỳ hậu Taliban. 

Những diễn biến này là điều Mỹ không hề mong muốn. Hai năm sau khi lật đổ chế độ Taliban năm 2001, Mỹ tìm cách chuyển giao mặt trận Afghanistan cho NATO để “rảnh tay” lo chiến trường Iraq. Tính đến nay, khoảng 15 tỉ USD đã được đổ vào công cuộc tái thiết Afghanistan. NATO đã cũng đưa hơn 53.000 binh sĩ tới đây. Tuy nhiên, tình hình Afghanistan vẫn bất ổn và diễn biến ngày càng xấu hơn.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, trong tháng 5 năm nay, lần đầu tiên số binh sĩ liên quân chết ở Afghanistan (19 người) nhiều hơn ở Iraq (17 người). Mới đây chỉ huy quân đội Anh ở Afghanistan thẳng thắn bày tỏ quan điểm rằng liên quân không thể giành chiến thắng bằng quân sự ở nước Nam Á này.

Chỉ huy quân đội Anh ở Afghanistan, thiếu tướng Mark Carleton-Smith cho rằng, cuộc chiến chống Taliban không thể giành thắng lợi và mục tiêu của liên quân hiện nay chỉ đơn thuần là kiềm chế bạo loạn, một việc mà quân đội Afghanistan cũng có thể làm được. Ông này cũng gợi ý về việc nên đàm phán với Taliban để chấm dứt xung đột ở nước này. Đại sứ Anh ở Kabul, Sherard Cowper-Coles thì cho rằng việc tăng quân vào Afghanistan chỉ làm tăng thêm các mục tiêu tấn công của Taliban.

Quan điểm trên cũng được đặc phái viên LHQ ở Afghanistan, Kai Eide đồng tình. Phát biểu tại cuộc họp báo mới đây, ông Eide cho rằng, chiến thắng ở Afghanistan chỉ có thể đạt được bằng đối thoại và nỗ lực chính trị. Một dấu hiệu khác cho thấy các nước có quân ở Afghanistan đang thay đổi quan điểm, đó là việc Đức tuyên bố sẽ không điều quân từ lực lượng đặc nhiệm của mình tham gia các điệp vụ chống khủng bố do Mỹ chỉ huy ở Afghanistan.

Những diễn biến này cho thấy một điều rõ ràng là Mỹ và liên quân đang ở thế thua trong cuộc chiến tại Afghanistan và Taliban dĩ nhiên đang đứng ở thế còn lại.

Hương Giang

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giếng cổ sâu 17m đột nhiên bốc cháy, chuyên gia mất 3 ngày mới dập tắt được: Kho báu gồm 36.000 vật 'xâu thành chuỗi' được đào lên

Giếng cổ sâu 17m đột nhiên bốc cháy, chuyên gia mất 3 ngày mới dập tắt được: Kho báu gồm 36.000 vật 'xâu thành chuỗi' được đào lên

Chuyện đó đây - 10 giờ trước

"Kho báu" phát hiện trong giếng cổ đã khiến các chuyên gia Trung Quốc phải kinh ngạc.

Nam quý tộc điển trai ở Hoàng gia Anh

Nam quý tộc điển trai ở Hoàng gia Anh

Bốn phương - 14 giờ trước

Nhắc đến Hoàng gia Anh, Hoàng tử William và Harry là hai người đàn ông thuộc thế hệ trẻ nổi tiếng nhất. Tuy nhiên, nếu mở rộng phạm vi, gia tộc Windsor còn có nhiều nam quý tộc điển trai, lịch lãm, giàu có và quan trọng là còn độc thân.

Vương hậu Mary tỏa sáng trong ảnh chân dung chính thức cùng Vua Đan Mạch Frederik, mang vương miện ngọc lục bảo nổi tiếng

Vương hậu Mary tỏa sáng trong ảnh chân dung chính thức cùng Vua Đan Mạch Frederik, mang vương miện ngọc lục bảo nổi tiếng

Bốn phương - 18 giờ trước

Chiếc vương miện ngọc lục bảo Vương hậu Mary sử dụng là biểu tượng của vương quyền Đan Mạch và không được phép mang ra khỏi vương quốc Bắc Âu này.

Thân vương William bất ngờ ghé thăm một trường học sau bức thư của cậu bé học sinh 12 tuổi

Thân vương William bất ngờ ghé thăm một trường học sau bức thư của cậu bé học sinh 12 tuổi

Bốn phương - 20 giờ trước

Chuyến thăm cho thấy sự quan tâm của Thân vương William đối với thế hệ trẻ và những vấn đề xã hội mà họ đang phải đối mặt.

Hồ nước cao 4.441m hơn 800.000 tấn cá tràn ngập khắp nơi, rất dễ đánh bắt: Tuyệt nhiên không ai dám ăn!

Hồ nước cao 4.441m hơn 800.000 tấn cá tràn ngập khắp nơi, rất dễ đánh bắt: Tuyệt nhiên không ai dám ăn!

Chuyện đó đây - 22 giờ trước

Cá ở khắp nơi trong hồ nước nhưng dân địa phương không ai dám đánh bắt và ăn chúng. Vì sao?

'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

"Trong cộng đồng cư dân, các tầng nhà hoặc thậm chí các tòa nhà có thể có nhiều tro cốt người chết hơn người sống", anh Vương trả lời phóng viên.

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Năm 1966, một thảm kịch kinh hoàng đã xảy ra tại Aberfan, một ngôi làng nhỏ ở Xứ Wales, và làm rung chuyển cả nước Anh.

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Trên chuyến bay khởi hành từ thủ đô Warsaw đến Krakow, cơ trưởng Hanc đã ngỏ lời cầu hôn người yêu là tiếp viên hàng không và nhận được sự đồng ý của ‘nửa kia’.

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Do quá bận rộn, mẹ của cậu bé không phát hiện ra sự cố đáng tiếc xảy ra với con trai của mình.

Top