Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục: Cần các vấn đề mang tính đột phá

Thứ bảy, 07:59 16/12/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Nhiều ý kiến của chuyên gia, giáo sư đầu ngành cho rằng Luật Giáo dục cần sửa đổi, bổ sung một số vấn đề cốt lõi, mang tính đột phá và góp phần đổi mới giáo dục một cách toàn diện như đã đề ra. Một số đề xuất mới được đưa ra như: Trường công lập vẫn được giữ nguyên và trực thuộc nhà nước; cần miễn học phí cho học sinh đối tượng phổ cập…


Nhiều ý kiến đồng tình với đề xuất của Bộ GD&ĐT về lương cho giáo viên ở mức cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp . Ảnh minh họa: Q.Anh

Nhiều ý kiến đồng tình với đề xuất của Bộ GD&ĐT về lương cho giáo viên ở mức cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp . Ảnh minh họa: Q.Anh

Nhiều điểm cần bổ sung

Ngày 15/12, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội tổ chức Hội nghị tham vấn chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục. Hội nghị dưới sự chủ trì của đồng chí Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng đã tham dự, đóng góp ý kiến tại hội nghị cùng nhiều chuyên gia, giáo sư đầu ngành Giáo dục ở thời điểm hiện tại.

Tại Hội nghị, PGS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội cho rằng, những vấn đề về quan điểm, định hướng phát triển giáo dục phải bao quát toàn bộ nền giáo dục, bao gồm các lĩnh vực giáo dục. Vì vậy, những cơ chế, chính sách cũng phải biên soạn một cách khái quát cho các lĩnh vực giáo dục để luật hóa từng lĩnh vực cụ thể theo đặc thù của lĩnh vực đó. Việc lựa chọn nội dung trong Luật Giáo dục và luật hóa cho từng lĩnh vực cần chú ý bảo đảm tính thống nhất, chặt chẽ của hệ thống giáo dục.

Góp ý về nội dung các loại hình trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền (nguyên cán bộ Học viện Quản lý Giáo dục) chia sẻ: “Trường công lập thuộc sở hữu của Nhà nước, do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên theo các mức tự chủ. Dự thảo Luật mới chỉ nêu loại hình trường công lập thuộc sở hữu của Nhà nước, do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên nhưng chưa rõ các mức độ tự chủ của nhà trường”.

Còn theo TS. Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục hiện nay xoay quanh các nhóm chính sách: Hệ thống giáo dục quốc dân; giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; một số quy định thể chế các chính sách của Đảng và pháp luật hiện hành. Dự thảo lần 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện tập trung vào ba nhóm chính sách này. Tuy nhiên, cần bổ sung thêm một số nội dung mới vào trong luật, chẳng hạn đưa định nghĩa Giáo dục “mở” vào trong Luật hay để quy định trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

Cần “đột phá” tiền lương giáo viên

Trước đó, tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học vừa được tổ chức tại Thái Nguyên do Bộ GD&ĐT tổ chức, đại diện 27 Sở GD&ĐT; đại diện gần 100 đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm; đại diện giáo viên, cán bộ quản lý một số trường mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên khu vực Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc cũng đã có mặt và đóng góp nhiều ý kiến cho Hội thảo.

Hội thảo đi sâu vào 3 nội dung về chính sách với nhà giáo, chuẩn trình độ giáo viên tiểu học và miễn học phí cho học sinh THCS công lập. Việc đề nghị xếp lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp nhận được sự ủng hộ rất lớn từ đội ngũ giáo viên, bởi điều này góp phần giúp nâng cao đời sống nhà giáo, từ đó các thầy cô yên tâm công tác, cống hiến cho ngành, đồng thời thu hút được nhiều người giỏi vào ngành sư phạm.

Vấn đề chính sách phổ cập liên quan đến học phí, trong đó đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phí đến học sinh THCS trường công lập tại dự thảo Luật cũng nhận được sự đồng tình, nhất trí cao. Các ý kiến cho rằng, việc này thể hiện rõ sự nhân văn trong chính sách giáo dục, đào tạo. Cũng tại Hội thảo này, một số đề xuất cũng được gửi tới Ban soạn thảo như đề nghị xem xét miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi, nên có hệ GDTX cấp huyện, chính sách cần quan tâm tới đối tượng là cán bộ quản lý giáo dục.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Ban soạn thảo sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến, để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật. Đồng thời bày tỏ mong muốn những vấn đề được đề cập trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục sẽ mang lại động lực mới cho những người làm giáo dục, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện ngành GD&ĐT.

Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo (lần 2) Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung. Trong đó có một số điểm quan trọng, nổi bật như: Miễn học phí cho bậc THCS; trẻ mầm non 5 tuổi; trung học phổ thông, lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp… Dự thảo cũng đề cập đến việc thống nhất về một bộ sách giáo khoa phổ thông, Bộ GD&ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân được khuyến khích biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Danh tính kẻ 'ngáo đá' cầm kéo đâm nhiều người đi đường ở Cần Thơ

Danh tính kẻ 'ngáo đá' cầm kéo đâm nhiều người đi đường ở Cần Thơ

Pháp luật - 3 phút trước

GĐXH - Cơ quan chức năng xác định, Đặng Thanh Tùng (37 tuổi) là người điều khiển xe máy, mang theo vật nhọn đâm liên tiếp 4 người trên đường. Tùng bị bắt sau gần 1 ngày lẩn trốn, xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính với ma túy.

Quy định mới nhất về độ tuổi được làm hộ chiếu (passport) năm 2025

Quy định mới nhất về độ tuổi được làm hộ chiếu (passport) năm 2025

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Hộ chiếu (passport) là giấy tờ quan trọng được sử dụng xuất nhập cảnh. Công dân từ bao nhiêu tuổi có thể làm hộ chiếu?

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Giáo dục - 1 giờ trước

Gần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Thanh Hóa: Đề nghị kiểm điểm lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hà Trung

Thanh Hóa: Đề nghị kiểm điểm lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hà Trung

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH – Thanh tra tỉnh Thanh Hóa chỉ ra nhiều vi phạm tại các dự án, đồng thời đề nghị kiểm điểm Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQLDAĐTXD) huyện Hà Trung.

Hãi hùng cảnh nam thanh niên bị kẻ lạ mặt dùng kéo đâm khi đang dừng đèn đỏ

Hãi hùng cảnh nam thanh niên bị kẻ lạ mặt dùng kéo đâm khi đang dừng đèn đỏ

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Đang dừng chờ đèn đỏ, nam thanh niên bất ngờ bị một người đàn ông đi xe máy cầm kéo đâm thẳng vào lưng. Vụ việc được xác định xảy ra tại TP Cần Thơ. Đối tượng gây án sau đó đã bị lực lượng chức năng khống chế, bắt giữ.

Bảo vệ trẻ khỏi xâm hại tình dục: "Trách nhiệm không được phép trì hoãn"

Bảo vệ trẻ khỏi xâm hại tình dục: "Trách nhiệm không được phép trì hoãn"

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Nạn ấu dâm không còn là những câu chuyện rùng rợn trên báo mà đã len lỏi vào từng chiếc smartphone, từng khung chat, từng buổi học thêm tưởng chừng vô hại. Trẻ em là đối tượng yếu thế nhất nhưng lại đang phải tự xoay sở trong một thế giới chưa thực sự an toàn. Đã đến lúc cộng đồng phải chung tay kiến tạo một lá chắn vững chắc - nơi tuổi thơ được bảo vệ và kẻ xấu không còn 'đất' để ẩn nấp.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý tình trạng đổ trộm phế thải ở ven sông Hồng

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý tình trạng đổ trộm phế thải ở ven sông Hồng

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo điện tử Công thương phản ánh tình trạng đổ trộm phế thải lấn sông Hồng đoạn chảy qua xã Liên Hà, huyện Đan Phượng.

Hà Nội ra lộ trình chuyển đổi và phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện

Hà Nội ra lộ trình chuyển đổi và phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Theo UBND TP Hà Nội, trong tháng 4/2025, thành phố sẽ thống nhất lộ trình chuyển đổi và phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện; chậm nhất đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố.

Lời khai của kẻ đánh nam thanh niên dã man giữa đường ở Tây Ninh

Lời khai của kẻ đánh nam thanh niên dã man giữa đường ở Tây Ninh

Pháp luật - 6 giờ trước

Đặng Thái Bình khai mặc dù không va chạm giao thông nhưng cùng đồng phạm hành hung người đi đường.

Xe khách chở 13 người tông xe tải đậu ven đường ở Thanh Hoá lúc nửa đêm

Xe khách chở 13 người tông xe tải đậu ven đường ở Thanh Hoá lúc nửa đêm

Thời sự - 8 giờ trước

Chiếc xe khách loại 16 chỗ chở theo 13 người đi trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Thanh Hoá thì tông trúng ô tô tải đậu ven đường khiến nhiều người bị thương.

Top