Tại sao phụ huynh Đông Á nuôi con tốn kém nhất?
Nuôi con tại Hàn Quốc là đắt đỏ nhất thế giới và Trung Quốc đứng thứ 2. Nhật Bản cũng nằm trong danh sách 14 quốc gia có chi phí này cao nhất toàn cầu.
Nuôi con tại Hàn Quốc là đắt đỏ nhất thế giới và Trung Quốc đứng thứ 2. Nhật Bản cũng nằm trong danh sách 14 quốc gia có chi phí này cao nhất toàn cầu.
Theo nghiên cứu của Jefferies dựa trên dữ liệu từ Yuwa Population Research, Hàn Quốc đứng đầu bảng xếp hạng chi phí để nuôi một đứa trẻ từ sơ sinh đến 18 tuổi, tính theo tỷ lệ % trên tổng GDP. Trung Quốc đứng ở vị trí thứ hai, tiếp theo là Italy.
Trong khi đó, Mỹ chỉ nằm ở khoảng giữa trong danh sách 14 quốc gia có chi phí nuôi con đắt đỏ nhất, giữa Đức và Nhật Bản.
Tốn kém vì chi phí giáo dục và chăm sóc trẻ
Tuy nhiên, nếu tính trên số tiền tuyệt đối, Trung Quốc lại là nơi rẻ nhất để nuôi con. Nhưng tất cả đều mang tính tương đối.
“Nếu chúng tôi điều chỉnh dữ liệu theo phần trăm thu nhập trung bình, Trung Quốc lại trở thành nơi nuôi con tốn kém nhất”, các nhà nghiên cứu tại Jefferies cho hay.
Theo tập đoàn ngân hàng đầu tư có tiếng này, việc nuôi con ở Đông Á đắt đỏ phần lớn nằm ở chi phí cho giáo dục và dịch vụ chăm sóc trẻ nhỏ. Đến nay, hầu hết trung tâm chăm sóc trẻ em, nhà trẻ ở Trung Quốc đều thuộc tư nhân.
Trung bình, cha mẹ ở Trung Quốc chi 75.000 USD, tức hơn 1,7 tỷ đồng, để nuôi con đến năm 18 tuổi và thêm 22.000 USD (gần 503 triệu đồng) cho con học đại học.
Chi phí này có vẻ rẻ hơn so với học phí đại học ở Mỹ nhưng khác biệt nằm ở việc tại các quốc gia phương Tây, việc cho vay vốn sinh viên thường từ chính phủ hoặc chính quyền địa phương, tức phụ huynh không phải gánh khoản này mà gánh nặng được chuyển sang bản thân con cái.
Ví dụ, tại Mỹ, theo dữ liệu từ College Board, trong năm học 2019-2020, 55% sinh viên tốt nghiệp đại học với khoản nợ trên vai.
Các nhà làm luật có rất nhiều cách để giảm bớt chi phí nuôi nấng một đứa trẻ, bao gồm việc trợ cấp khoản chăm sóc trẻ em để thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo.
Chính phủ Trung Quốc vừa vào cuộc để để việc học thêm, ngoại khóa rộng cửa hơn với mọi đứa trẻ. Các nhà phân tích tại Jefferies dự đoán tiếp theo, Bắc Kinh sẽ tác động đến chi phí nhà trẻ và mẫu giáo như việc mở dịch vụ này theo loại hình công lập hoặc điều chỉnh giá tại các trung tâm tư thục.
Chính phủ Trung Quốc tuyên bố đang thực hiện kế hoạch 5 năm nhằm tăng số lượng trường mầm non cho trẻ dưới 3 tuổi lên 0,45% tính đến năm 2025 - gấp 2,5 lần so với con số 0,18% hiện tại.
Trung Quốc đang có khoảng 42 triệu trẻ em dưới 3 tuổi. Phụ huynh của 1/3 trong số này muốn con đi học nhưng chỉ 5,5% có thể đủ khả năng để gửi con tới trường.
Càng giàu càng không muốn sinh con
Tỷ lệ sinh tại nước giàu có xu hướng thấp hơn so với các quốc gia đang phát triển. Điều này được gọi là “nghịch lý nhân khẩu - kinh tế”, tức những người có đời sống cao thường chọn sinh ít con hơn người có thu nhập thấp.
“Phát triển về mặt kinh tế, Trung Quốc có khả năng cao rơi vào nghịch lý nhân khẩu - kinh tế nhưng các quốc gia phát triển, tỷ lệ sinh có thể xuống thấp hơn mức xã hội mong đợi”, nhà phân tích tại Jefferies dự đoán.
Thậm chí hiện tại, các vợ chồng Trung Quốc cũng do dự trong việc sinh con thứ 2 do chi phí nuôi con quá cao. Trong khi nhiều cặp đôi ở phương Tây thường muốn sinh 2-3 con, con số này ở phương Đông thấp hơn.
Hơn nữa, số người muốn kết hôn cũng giảm. Nhưng trong văn hóa Á Đông, sinh con ngoài giá thú không phổ biến như ở phương Tây.
Các xu hướng nhân khẩu học như tỷ lệ sinh ảnh hưởng đến kinh tế của đất nước. Dân số già hóa dẫn đến vấn đề trong hệ thống phúc lợi, bao gồm an sinh xã hội và lương hưu, khi mà dân số trong độ tuổi lao động giảm. Qua thời gian, điều này làm tăng nhu cầu sử dụng công nghệ, kỹ thuật tự động hóa để thay thế cho lực lượng lao động thiếu hụt.
Xu hướng nhân khẩu học cũng tác động đến các công ty, thị trường chứng khoán, mặc dù sự ảnh hưởng này xảy ra trong vài chục năm tới.
Vì thế, Jefferies kỳ vọng chính phủ các nước, đặc biệt Trung Quốc, đưa ra các chính sách thiết thực nhằm giảm chi phí nuôi dạy trẻ như giảm thuế, trợ cấp tài chính.
Thượng úy làm phụ hồ để kiểm tiền nuôi chó
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.
8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Nếu có những dấu hiệu này thì bạn chính là kiểu cha mẹ 'độc hại' đang ảnh hưởng xấu tới con.
Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Muốn xử lý được cơn giận của con một cách hiệu quả, bố mẹ cần hiểu rõ nguồn cơn.
Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Cha mẹ yêu thương con cái không có gì sai, nhưng nếu yêu quá mức sẽ khiến trẻ lạc vào tình yêu dị dạng.
Bức ảnh chụp ở cổng trường gây tranh cãi: Yêu thương con cháu kiểu này thật sự tai hại!
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcKhông ít người ái ngại cho bà nội.
Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc dạy con được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thành công.
Vì sao trẻ con sẽ trở nên nghịch hơn khi ở cạnh mẹ?
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Trẻ con đôi khi như thiên thần trước mặt người khác, nhưng lại vô cùng nhõng nhẽo, quậy phá trước mặt mẹ đều có lý do của chúng.
Giúp cha mẹ giải mã 7 hành động không thể hiểu nổi của trẻ
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Những hành động tưởng chừng như vô nghĩa và bạn không thể lý giải được tại sao thì với trẻ chúng đều có lý do cả.
Cha mẹ tốt không chăm chăm nhìn vào điểm kiểm tra của con
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Phụ huynh tốt đương nhiên hy vọng con học giỏi nhưng họ biết chú trọng kiến thức con đạt được thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số của con.
10 cách dạy con rất khác của các bậc cha mẹ thông thái
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Tương lai của một đứa trẻ thành hay bại phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục chúng nhận được từ cha mẹ mình.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.