Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tâm sự của nữ sinh 2 lần thoát khỏi tục “bắt vợ”

Thứ ba, 15:00 06/03/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Cứ đầu xuân là tục “bắt vợ” lại rộ lên ở nhiều huyện miền núi của tỉnh Nghệ An. Mới đây nhất là nữ sinh H.T.H.T (lớp 12, Trường THPT Quỳ Hợp 3, Nghệ An) bị một thanh niên cùng bản tìm mọi cách bắt về làm vợ. Thay vì cam chịu như nhiều thiếu nữ khác, T đã dũng cảm chống lại.


Em T chống lại hủ tục để thực hiện ước mơ vào giảng đường đại học.     ẢNH: H. LÂM

Em T chống lại hủ tục để thực hiện ước mơ vào giảng đường đại học. ẢNH: H. LÂM

Hai lần chống lại hủ tục “bắt vợ”

Chúng tôi gặp T tại khuôn viên Trường THPT Quỳ Hợp 3 trong khoảng thời gian nghỉ giữa các tiết học. Biết chúng tôi hỏi về sự việc em bị bắt về làm vợ, ánh mắt của T như sáng lên. T nói: "Với người Thái chúng em thì tục “bắt vợ” xuất hiện từ lâu đời và hiện nay tục lệ này vẫn được duy trì ở bản. Song em nghĩ đó phải là kết quả của tình yêu đôi lứa, là sự đồng thuận của hai gia đình. Còn việc bị ép buộc, bắt về mà không có sự đồng thuận thì em phản đối đến cùng”.

Cầm chặt quyển sách trên tay, T nhớ lại: “Dịp Tết vừa rồi, em hai lần bị anh V.V.H (27 tuổi, người cùng xã) tìm mọi cách bắt về làm vợ. Ngày mùng 1 Tết, H cùng bạn anh ấy đến nhà em chúc Tết và uống rượu với bố em. Đến khoảng 22h cùng ngày, do trong nhà hết rượu nên bố nhờ em và anh H đi mua về uống tiếp. Trên đường đi, anh H có hỏi: "Làm vợ anh nhé?”. Nghe anh ấy hỏi vậy, em giật mình vì nghĩ có thể bị bắt về làm vợ. Khi đó, em bảo anh H dừng xe lại nhưng anh ấy vẫn cho xe chạy. Quá hoảng sợ nên em liều nhảy xuống xe và chạy một mạch vào một nhà dân đang sáng đèn. Sau đó, em mới gọi điện nhờ anh trai đến đón về".

Ngày mùng 4 Tết, T đến nhà bà ngoại chơi thì thấy H đang ở đây. Khi biết chuyện H muốn lấy T làm vợ, nhiều người thân đã khuyên T nên đồng ý. “Mọi người đều khen anh H là người tốt và khuyên em nên lấy anh ấy sẽ sung sướng, hạnh phúc. Khi nghe các mợ nói vậy em buồn lắm. Em có giải thích với các mợ là còn phải đi học để kiếm một công việc tốt để đỡ gánh nặng cho bố mẹ. Khi nào công việc ổn định em sẽ tính đến việc lấy chồng nhưng mọi người không nghe em nói”, T kể lại.

Đến khoảng 21h cùng ngày, một người mợ do say rượu nên nhờ T và H đưa về nhà. Cũng như lần trước, H đã phóng xe chở theo T về nhà người thân của mình ở xóm bên. Tại đây, H đề cập đến chuyện cưới xin nhưng T nhất quyết không chịu. Sáng mùng 5 Tết, T gọi điện cho anh trai đón về nhà. Cùng ngày hôm đó, gia đình H đưa trầu cau sang hỏi cưới T. “Bố mẹ nói em đã 2 lần bị bắt về làm vợ nên họ rất xấu hổ với làng xóm và khuyên em lấy H. Em nói luôn là bố mẹ từ chối lễ vật của gia đình anh H vì em không có tình cảm với anh ấy. Nếu lấy chồng, em phải bỏ học để làm lụng, sinh con trong khi em còn bao dự định dở dang phía trước. Sự việc sau đó được giải quyết khi nhà trường biết chuyện nên can thiệp và em đã đến trường theo đuổi ước mơ của mình", T nói.

Khó xử lý

Nói về hủ tục “bắt vợ”, thầy giáo Nguyễn Minh Đạt - Hiệu trưởng Trường THPT Quỳ Hợp 3 cho biết, trong năm 2017 – 2018, tại trường có 2 nữ sinh bị bắt về làm vợ. Em T là một trong hai trường hợp này và nhà trường đã can thiệp kịp thời để các em trở lại đi học bình thường. Nhắc đến em T, thầy Đạt cho biết: “Em T là học sinh giỏi toàn diện của trường trong nhiều năm liền. Năm học này, em T có điểm tổng kết là 8,4”.

Thầy Đạt tâm sự, các vụ việc “bắt vợ” mà đối tượng là học sinh của trường đã giảm đi rõ rệt so với các năm trước. Theo thống kê của nhà trường, năm học 2015 - 2016 có các em L.T.L, H.T.N bị bắt về làm vợ. Các em đều mới 16 tuổi đang học lớp 10. Tiếp đó là 2 em L.T.V (lớp 11) và S.T.T (lớp 12). Năm học 2016 - 2017 có 3 học sinh nữ bị trai bản rình bắt về làm vợ. Trước tình trạng như vậy, Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới… cho học sinh thông qua giờ chào cờ và nhiều hoạt động ngoài giờ. Ngoài ra, nhà trường vẫn đẩy mạnh xây dựng CLB bạn gái tuyên truyền, Hộp thư giúp bạn và phân công các học sinh cắm chốt nhà trọ… để ngăn chặn hủ tục này.

Trong khi đó, ông Vy Hoàng Hà - Chánh văn phòng UBND huyện Quỳ Hợp thông tin, sau khi vụ bắt vợ gây xôn xao dư luận đầu năm 2017 tại địa bàn xã Liên Hợp thì UBND huyện Quỳ Hợp đã có nhiều văn bản cũng như tổ chức nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền kiến thức về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới đến tận các thôn bản để người dân hiểu và không để xảy ra chuyện mà người dân cho là tục “cướp vợ” gây dư luận không tốt trong xã hội.

Nhắc lại chuyện “bắt vợ” từng xảy ra tại địa bàn, ông Hà thông tin, các đối tượng “bắt vợ”, tham gia “bắt vợ” đều được các cơ quan chức năng xử lý theo hình thức cảnh cáo hoặc phạt hành chính. Nguyên nhân là khi cơ quan chức năng vào cuộc thì nhà gái đều xin giảm nhẹ hình phạt cho những người tham gia “bắt vợ”. Chính điều này khiến việc xử lý “nặng tay” các đối tượng “bắt vợ” là rất khó. "Tục “bắt vợ” hay “trộm vợ” ngày xưa được xem là một mỹ tục, bởi dưới thời phong kiến, trong xã hội người Thái vẫn còn nặng nề chuyện “phép mẹ, quyền cha” vô cùng chặt chặt chẽ, quyền uy. Vì thế tục “trộm vợ” được xem như một cách “vượt rào” trước những hà khắc phong kiến để có được hạnh phúc lứa đôi", ông Hà chia sẻ.

Ông Vy Hoàng Hà - Chánh Văn phòng UBND huyện Quỳ Hợp chia sẻ: “Nhiều năm nay xuất hiện nạn bắt con gái về làm vợ, bất kể đó là ai, bao nhiêu tuổi, đang làm gì… miễn là người bắt thấy thích thú. Điều này gây dư luận không tốt khiến người dân gọi đó là nạn “cướp vợ”. Đây là sự biến tướng của tục “trộm vợ” đối với một số thanh niên kém hiểu biết, khiến tục “trộm vợ” trở thành hủ tục “cướp vợ””.

Hải Lâm - Vũ Đồng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Thời sự - 10 phút trước

GĐXH - Hai xe khách di chuyển với tốc độ cao, dù đi qua nút giao nhưng không chú ý quan sát, không giảm tốc độ, hậu quả tai nạn thảm khốc đã xảy ra.

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Xã hội - 44 phút trước

Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, những ngày tháng 4 của 49 năm về trước rực rỡ cờ hoa. Người dân Thủ đô vốn hân hoan náo nhiệt chào mừng thành công của kỳ bầu cử Quốc hội khóa V và Hội đồng nhân dân các cấp, lại càng thêm náo nức khi tin thắng trận liên tiếp báo về, để rồi vỡ òa trong cảm xúc vào trưa ngày 30/4/1975 “ngày non sông thống nhất”.

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Pháp luật - 45 phút trước

GĐXH - Theo chuyên gia, pháp luật hiện nay có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế. Việc không phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung của di chúc giúp bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế, đặc biệt là khi di chúc có thể không được lập một cách công bằng và minh bạch.

Nam sinh Hải Phòng 'kẹp 3' đi xe máy bằng một bánh trên đường

Nam sinh Hải Phòng 'kẹp 3' đi xe máy bằng một bánh trên đường

Xã hội - 50 phút trước

GĐXH - Đại diện Công an huyện Thủy Nguyên tiến hành triệu tập nhóm thanh niên và lập biên bản về các hành vi điều khiển xe máy bằng một bánh đối với xe 2 bánh, giao xe cho người không đủ điều kiện, không đội mũ bảo hiểm.

Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Pháp luật - 1 giờ trước

Bản án sơ thẩm chia đôi khối tài sản giữa cựu siêu mẫu Ngọc Thúy và đại gia nhưng cả 2 người không chấp nhận phán quyết trên.

Phố phường Hà Nội rợp cờ hoa dịp Lễ 30/4 - 1/5

Phố phường Hà Nội rợp cờ hoa dịp Lễ 30/4 - 1/5

Xã hội - 1 giờ trước

Những ngày này, trên các tuyến phố ở Hà Nội tràn ngập sắc đỏ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu chào mừng 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế lao động 1/5.

Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp

Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Không khí lạnh cuối mùa cường độ rất yếu nhưng thường gây mưa, nền nhiệt sẽ suy giảm. Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp.

Ký ức người lính lái xe chở tướng Nguyễn Quốc Thước tiến vào Dinh Độc Lập

Ký ức người lính lái xe chở tướng Nguyễn Quốc Thước tiến vào Dinh Độc Lập

Xã hội - 3 giờ trước

"Khi súng ngừng bắn ở Dinh Độc lập vào ngày 30/4/1975, tôi biết cũng là lúc quân ta toàn thắng, đất nước ta hoàn toàn thống nhất", ông Nguyễn Bá Mẽ nghẹn ngào nhớ lại.

Mối tình đôi bờ vĩ tuyến và đám cưới đặc biệt qua cây cầu 'thống nhất'

Mối tình đôi bờ vĩ tuyến và đám cưới đặc biệt qua cây cầu 'thống nhất'

Xã hội - 3 giờ trước

Mỗi lần kể về chuyện tình của mình, ông Nghi và bà Hoa lại rưng rưng nước mắt, bởi họ là những người đầu tiên làm lễ rước dâu qua cầu Hiền Lương lịch sử, sau ngày hòa bình lặp lại.

Người phụ nữ bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng đã trình diện Công an

Người phụ nữ bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng đã trình diện Công an

Xã hội - 3 giờ trước

Người phụ nữ bán 3 quả dứa với giá 500.000 đồng cho 2 nữ du khách nước ngoài đã đến trình diện Công an.

Top