Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tết của 3 người trường thọ nhất Việt Nam

Thứ tư, 08:00 17/02/2010 | Xã hội

Trong không khí của đất trời rạo rực của mùa xuân, khi nhà nhà đang tất bật với những công việc chuẩn bị đón Tết, tôi quyết định tìm về quê lúa Thái Bình để cảm nhận không khí Tết ở mảnh đất có nhiều người trường thọ nhất Việt Nam.

Cụ Tống Thị Riệu 101 tuổi

Con đường làng quanh co, chạy giữa những cánh đồng ngút ngàn dẫn tôi tới thôn Hữu Thiện, xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư (Thái Bình). Người cao tuổi nhất làng là cụ Tống Thị Riệu năm nay đã sang 101 tuổi. Nghe thấy tiếng có người lạ tới chơi nhà, cụ bước chậm rãi từng bước từ căn nhà nhỏ lên căn nhà chính tiếp chuyện chúng tôi. Cụ khơi mào câu chuyện một cách hết sức tự nhiên: “Gió to quá các bác ạ. Tôi vừa ra ngoài về định nằm cho đỡ mệt, các bác từ xa đến chơi nhà”. Nói rồi cụ đưa mắt sang bên người con trai út Nguyễn Trung Lượng năm nay 71 tuổi ra hiệu rót nước mời khách. Cầm cốc nước chè pha loãng trên tay, cụ tiếp chuyện chúng tôi hết sức vui vẻ. Cụ bảo phải uống nhiều nước thì người mới khoẻ mạnh được. Bản thân cụ tuy tuổi đã cao nhưng vẫn uống nước đều đặn.

Cụ Tống Thị Riệu quây quần bên con cháu

Dù đã hơn 100 tuổi nhưng cụ Riệu có thể kể ra vanh vách những người con, người cháu ai còn ai mất. Nhắc đến những người con đã mất, cụ rưng rưng nước mắt. Chỉ cách đây một năm, cụ Riệu còn tự thổi cơm và ăn một mình mà không cần nhờ tới sự giúp đỡ của con cháu. Chế độ ăn uống của cụ cũng hết sức đều đặn và khoa học. Sáng sáng cụ Riệu thường ăn bánh cuốn, trưa ăn ít bún còn tối lại ăn miệng bát cơm.

Con dâu cụ - bà Đỗ Thị Nhận (năm nay 70 tuổi) ngồi bên cạnh tiếp lời “Từ ngày tôi về làm dâu tới giờ cũng đến vài chục năm nhưng chưa từng thấy một lần cụ ốm phải đi viện”. Cụ ông  mất từ cách đây tròn 60 năm để lại một mình cụ Riệu vất vả nuôi 3 người con trai ăn học trưởng thành”. Đến năm 75 tuổi, cụ Riệu mới thôi đi chợ. Có lẽ chính những tháng ngày rong ruổi khắp nơi buôn chè nuôi con đã rèn luyện cho cụ một sức khoẻ bền bỉ đến thế.

Hiện tại, cụ Riệu có 36 người chắt, chút còn số cháu thì nhiều không đếm hết. Năm mới, con cháu thường quây quần về bên cụ để chúc Tết. Cụ bồi hồi nhớ lại: “Ngày xưa Tết đói lắm, không đầy đủ như bây giờ. Ngày xưa đến tấm bánh chưng cũng là quý lắm rồi. Giờ thì không thiếu thứ gì”.

Ông Trần Đình Đàn (Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội) có gửi thư thăm hỏi và chúc mừng cụ Riệu nhân ngày Thượng Thượng thọ.

Ông Nguyễn Trung Lượng - người con trai cả của cụ Riệu tâm sự: “Tôi có nhiều con cháu giờ cũng đang công tác trên Hà Nội, ở đâu chúng tôi cũng kể câu chuyện về cụ, mọi người đều rất ngạc nhiên. Có người còn bảo ra giêng nhất định sẽ phải về thăm và chúc tuổi cụ”. Gần đây, ông Trần Đình Đàn (Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội) có gửi thư thăm hỏi và chúc mừng cụ Riệu nhân ngày Thượng Thượng thọ.

Cụ Đoàn Thị Thược 106 tuổi

Rời gia đình nhà cụ Riệu, anh Phạm Ngọc Thuỵ (Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc) lại dẫn tôi đi thăm gia đình cụ Đoàn Thị Thược năm nay 106 tuổi. Cụ Thược cũng là người cao tuổi nhất xã Vũ Hội (Vũ Thư, Thái Bình). Khi chúng tôi tới, cụ đang nằm nghỉ liền trở dậy tiếp khách. Tuy tuổi cao nhưng tôi càng bất ngờ hơn khi một mình cụ có thể ngồi tiếp chuyện cùng chúng tôi. Dù ngồi cách khá xa nhưng cụ Thược vẫn có thể nghe rành rọt từng lời và đáp lại một cách trôi chảy mà không hề cần sự giúp đỡ nào từ phía con cháu.

Ông Trần Đức Trúc 66 tuổi: " Răng tôi còn rụng nhiều hơn cụ"

Ông Trần Đức Trúc (66 tuổi) con trai út của cụ Thược cho biết: “Cụ nhà tôi sinh được 10 người con thì hiện nay chỉ còn 5 người trong đó tôi là con trai duy nhất của cụ”. Ông Trúc cũng không thể lý giải được tại sao cụ Thược lại có một sức khoẻ phi thường đến thế vì trước đây gia đình ông thuộc hộ nghèo nhất làng, nhà lại đông con nên không có điều kiện chăm sóc chu đáo.

Ông Trúc vui vẻ khoe: “Các bác xem đấy, cụ nhà tôi bây giờ mới chỉ mất có 6 cái răng. Tôi là con trai cụ mà giờ răng còn rụng nhiều hơn cụ”. Tuy không biết chữ nhưng bù lại cụ Thược lại có một trí nhớ rất tốt. Vào những khoá lễ ở chùa, cụ Thược đọc thuộc làu làu bài kinh Phật mà không bỏ sót chữ nào.

"Chuẩn bị nhiều gà, ngan lắm nhưng chỉ không ăn được thôi. Tết chúng nó về đây đông lắm”

Tôi hỏi cụ về Tết, cụ đáp lại rất nhanh: “Tôi cũng không phải làm gì cả. Các con các cháu làm hết cho rồi. Chuẩn bị nhiều gà, ngan lắm nhưng chỉ không ăn được thôi. Tết chúng nó về đây đông lắm”. Khi chia tay, cụ Thược còn nắm tay chúng tôi cám ơn: “Cám ơn Đảng, cám ơn Chính phủ đã đến thăm hỏi động viên gia đình tôi”.

Cụ Nguyễn Thị Bình (Trần Thị Tý) 121 tuổi

Rời xã Vũ Hội, tôi chạy thẳng xe qua thành phố Thái Bình để tìm về xã Tân Hoà nơi có cụ Trần Thị Tý là người cao tuổi nhất ở Thái Bình. Cụ Tý tên thật là Nguyễn Thị Bình năm nay cũng đã 121 tuổi.

Ngay từ đầu làng, hỏi thăm về cụ thì ai ai cũng biết vì cụ là niềm tự hào của làng Thọ Bi, xã Tân Hoà, Vũ Thư. Cụ không có con, hiện đang sống cùng gia đình người cháu. Năm nay cụ đã 121 tuổi nhưng da cụ vẫn còn trắng hồng và chẳng có mấy nếp nhăn. Lúc tôi đến, chỉ có một mình cụ ở nhà.

Cụ Nguyễn Thị Bình năm nay cũng đã 121 tuổi.

Mắt cụ gần năm nay không còn nhìn thấy gì nhưng tai vẫn còn tỏ tường. Cụ kể với chúng tôi, thời con gái, cụ đẹp lắm khiến bao nhiêu trai làng mê mẩn. Nhưng rồi duyên phận cụ hẩm hiu lại lấy phải một người chồng vũ phu. Không thể chịu được cảnh sống bị đánh đập, cụ bỏ xuống Tiền Hải tìm việc .Thấy cụ chịu thương chịu khó nên họ nhận làm con cháu trong nhà luôn. Cụ sống ở đó cho tới lúc 115 tuổi, các cháu nhà cụ mới tìm thấy và đưa cụ về quê. Cụ cho biết, giờ cụ vẫn ăn được cơm, mỗi bữa lưng bát. Thức ăn thường chỉ ăn rau, cá. Nếu ăn thịt thì các cháu phải băm nhỏ cụ mới ăn được.
 
Ngồi một lúc cụ Bình xin phép đi nghỉ chỉ còn mình tôi ngồi tiếp chuyện với người cháu dâu - cô Phạm Thị Thơm là người đang trực tiếp nuôi cụ. Cô Thơm kể, gần đây cụ Tý đau ốm liên miên nhưng với mức trợ cấp 240 nghìn/tháng của nhà nước thì cũng không đủ lo sinh hoạt cho cụ chứ chưa nói gì đến thuốc thang.

Cách đây 5 năm khi đón cụ Tý về sống cùng, gia đình cô Thơm đã phải bán một nửa đất để dựng lại cái nhà, lấy tiền đón cụ về chung sống.

Hiện nay, gia đình cô Thơm cũng chỉ làm nông nghiệp, kinh tế hết sức khó khăn. Cách đây 5 năm khi đón cụ Tý về sống cùng, gia đình cô Thơm đã phải bán một nửa đất để dựng lại cái nhà, lấy tiền đón cụ về chung sống.

Cô chia sẻ: “Tôi chỉ mong sao nhà nước quan tâm xây giúp cụ cắn nhà tình thương hoặc giúp cụ một chút chi phí sinh hoạt. Người cao tuổi như cụ cũng là hiếm ở cái tỉnh này, ở cả nước cũng ít”.

Năm cũ sắp qua, năm mới đang tới nhưng dường như những lo toan gánh nặng cơm áo vẫn còn in đậm trên gương mặt của cô Phạm Thị Thơm. Tết này, gia đình cô Thơm, cụ Bình vẫn chưa có một cái Tết ưng ý.

Ở Thái Bình có 182 cụ sống trên 100 tuổi, là tỉnh đạt kỷ lục về số người sống trên 100 tuổi hiện nay ở Việt Nam.

Theo VTC News

kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin sáng 8/5: Người đọc Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khóc khi thấy trời đổ mưa; Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Tin sáng 8/5: Người đọc Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khóc khi thấy trời đổ mưa; Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Xã hội - 32 phút trước

GĐXH - "Trước khi vào lễ, trời đổ mưa, tôi và các anh em trong đội nhìn các khối bị dầm mưa nhưng vẫn nghiêm trang đứng đó. Chúng tôi đã khóc..."; Từ rạng sáng nay, không khí lạnh yếu bắt đầu ảnh hưởng đến thời tiết nước ta, gây mưa dông diện rộng cho các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng núi có mưa to đến rất to.

Vụ sạt lở vùi lấp nhiều công nhân ở Hà Tĩnh: Đại diện chủ đầu tư lý giải nguyên nhân

Vụ sạt lở vùi lấp nhiều công nhân ở Hà Tĩnh: Đại diện chủ đầu tư lý giải nguyên nhân

Thời sự - 51 phút trước

Theo đại diện chủ đầu tư, vụ sạt lở xảy ra là do thiên tai, không phải do sự cố thi công.

Kẻ hiếp dâm cụ bà 75 tuổi bị khởi tố

Kẻ hiếp dâm cụ bà 75 tuổi bị khởi tố

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Qua nhà bà L. chơi, thấy nạn nhân ở nhà một mình, Bảo dùng vũ lực để thực hiện hành vi hiếp dâm. Toàn bộ sự việc được camera an ninh ghi lại.

10 ngư dân Quảng Bình mất tích trên biển: Những người vợ trắng đêm chờ chồng về

10 ngư dân Quảng Bình mất tích trên biển: Những người vợ trắng đêm chờ chồng về

Đời sống - 1 giờ trước

Đến nay vẫn chưa tìm thấy tung tích 10 ngư dân mất tích sau vụ 4 tàu cá gặp nạn trên biển, những người phụ nữ đã khóc cạn nước mắt chờ tin chồng.

Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Giáo dục - 1 giờ trước

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội năm nay học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10 đều đạt con số trên 100.000.

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 10 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Top