'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"
GĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.
Không cần là hacker, không cần phải có kỹ năng đặc biệt - chỉ cần vài cú click chuột, thông tin cá nhân của bạn có thể đã nằm gọn trong tay những kẻ xấu. Thực tế, dữ liệu cá nhân đã trở thành "vàng đen" trong thế giới số: bị thu thập, phân tích, mua bán công khai. Trong khi đó, không ít người vẫn mơ hồ: "Luật An ninh mạng là gì?", "Tôi có quyền gì khi bị lộ thông tin?". Đây là lúc cần một cái nhìn rõ ràng, cụ thể và cảnh tỉnh.
Bảo vệ dữ liệu cá nhân là nhiệm vụ sống còn trong thời đại số
Dữ liệu cá nhân là gì?
Dữ liệu cá nhân là vấn đề liên quan chặt chẽ tới quyền con người, quyền công dân, an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin, an ninh dữ liệu, công nghệ thông tin và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chính phủ điện tử, chính phủ số, kinh tế số.
Dữ liệu cá nhân của mỗi người đang dần bị biến thành 'hàng hoá'
Thông tin cá nhân giờ đây có giá hơn cả tiền mặt. Tên, số điện thoại, địa chỉ, lịch sử mua hàng, thói quen sử dụng app - tất cả đều có thể được thu thập, phân tích và rao bán. Mỗi cái 'tick' đồng ý khi cài đặt ứng dụng, mỗi lượt đăng nhập qua mạng xã hội, thậm chí mỗi lần bạn lướt xem sản phẩm online... đều để lại 'dấu vết dữ liệu'.
Điều đáng sợ là chúng ta đồng ý với điều đó mà không biết hoặc không kịp hiểu.
Dữ liệu cá nhân của bạn có thể trở thành 'miếng mồi ngon' cho kẻ xấu
Tận dụng dữ liệu cá nhân của bạn, kẻ xấu có thể âm thầm lợi dụng để thực hiện hàng loạt các hành vi nguy hiểm: lừa đảo tài chính, giả mạo danh tính, thao túng tâm lý hoặc thậm chí điều khiển hành vi tiêu dùng. Nhũng cú click tưởng chừng vô hại có thể mở ra cả một cánh cửa cho kẻ tấn công bước vào thế giới riêng tư của bạn. Một số những thủ đoạn lừa đảo qua mạng Internet nhờ nắm bắt dữ liệu cá nhân của người dùng có thể kể đến:

Người dân cần nâng cao cảnh giác để tránh bị "sập bẫy"
Làm thế nào để bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại công nghệ số?
Vì sao bạn dễ bị khai thác dữ liệu đến vậy?
Có hai lý do chính khiến người dùng trở nên dễ dàng bị khai thác dữ liệu:
1. Thiếu cảnh giác và hiểu biết: Không đọc điều khoản sử dụng, không giới hạn quyền truy cập ứng dụng, không kiểm soát những gì mình chia sẻ.
2. Thiếu khung pháp lý và công cụ bảo vệ dữ liệu rõ ràng, chặt chẽ: Dù Việt Nam đã ban hành Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhưng việc thực thi còn chậm, trong khi các doanh nghiệp, nền tảng công nghệ lại luôn đi nhanh hơn.
Hack" tâm lý: Cách Big Tech thao túng quyền riêng tư
Big Tech" là cách gọi chung cho nhóm những tập đoàn công nghệ khổng lồ có sức ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế, xã hội, văn hóa và cả chính trị toàn cầu.
Thường thì khi nhắc đến Big Tech, người ta đang nói đến những "ông lớn" như:
Bạn nghĩ mình đang tự nguyện chia sẻ thông tin? Không hoàn toàn. Các nền tảng số được thiết kế để thao túng hành vi, khiến người dùng cung cấp dữ liệu mà không nhận ra: từ thiết kế nút bấm dễ gây nhầm lẫn, đến việc đánh đổi quyền riêng tư để đổi lấy tính năng hấp dẫn.
Chúng ta bị biến thành "dữ liệu sống", bị phân loại, phân tích, và phục vụ cho quảng cáo nhắm mục tiêu – một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.
5 cách bảo vệ dữ liệu cá nhân của bạn
1. Kiểm soát quyền truy cập ứng dụng của bạn, chỉ cấp quyền cần thiết. Nếu trong trường hợp không dùng, hãy thu hồi lại.
2. Không chia sẻ thông tin cá nhân công khai trên mạng xã hội, hạn chế đặt chế độ public (công khai) cho mọi bài viết.
3. Dùng mật khẩu mạnh và xác thực 2 lớp, nếu phát hiện thiết bị đăng nhập lạ, bạn sẽ được cảnh báo ngay.
4. Cảnh giác với link lạ và email giả mạo, không đăng nhập tài khoản qua các đường link nghi ngờ.
5. Cài phần mềm bảo mật, cập nhật. thiết bị thường xuyên, nếu không dùng app nào nữa, hãy gỡ app đó khỏi máy điện thoại của bạn. Đồng thời, luôn cập nhật hệ điều hành và app lên phiên bản mới nhất.


Khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng.

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Để qua mắt cơ quan chức năng, đối tượng liên tục thay đổi chỗ ở, chặn mọi liên lạc với người thân.

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Đưa ra thông tin gian dối rằng có thể làm giấy phép lái xe, khi có người đến nhờ làm, Chính và Minh nhận trước tiền công từ 1.000.000 đồng đến 1.250.000 đồng/người.

Muốn bảo vệ chính mình, bạn hãy xoá ngay những thứ này để tránh rước hoạ vào thân
Pháp luật - 17 giờ trướcGĐXH - Để môi trường mạng trở nên an toàn và văn minh, mỗi người cần có ý thức rõ ràng về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và đăng tải nội dung hợp pháp, có trách nhiệm. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng pháp luật mà còn vì chính phẩm giá và sự an toàn của bản thân bạn.

Triệu tập bảo vệ bến xe Đồng Nai dùng súng điện giải quyết mâu thuẫn
Pháp luật - 18 giờ trướcCông an phường Bình Đa xác định khẩu súng bảo vệ bến xe dùng để giải quyết mâu thuẫn là súng điện, được Công an Đồng Nai cấp phép cho Công ty Bến xe Đồng Nai.

Khởi tố 10 bị can trong đường dây tổ chức sản xuất trái phép 1,4 tấn ma túy tại Nha Trang
Pháp luật - 20 giờ trướcGĐXH - Cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam 10 người trong vụ án sản xuất trái phép chất ma túy tại TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'
Pháp luật - 21 giờ trướcCông an đã mời người livestream phát tán thông tin về vụ việc gây sốc ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Người này thừa nhận do suy nghĩ thiếu chín chắn nên đã livestream có nội dung sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân và tác động ảnh hưởng tiêu cực tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức
Pháp luật - 1 ngày trướcGĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam
Pháp luật - 1 ngày trướcGĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho bà Trương Mỹ Lan và 3 người thân
Pháp luật - 1 ngày trướcĐại diện Viện KSND cấp cao tại TPHCM đã đề nghị giảm án cho bà Trương Mỹ Lan và bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bà Lan), Trương Huệ Vân (cháu gái), Ngô Thanh Nhã (em dâu) với lý do thành khẩn, khắc phục hậu quả, tích cực làm công tác thiện nguyện...

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức
Pháp luậtGĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.