Thâm cung bí sử (74 - 5): Những cung bậc khác nhau của tâm hồn
GiadinhNet - “Buổi sáng đi học có được ăn no không?”. Câu hỏi đó của mẹ Nguyệt không phải là sự quan tâm mà là bà nhắc tôi về thân phận của mình. “Cậu là con nhà nghèo, đừng mơ ước cao quá”.
Tôi hiểu được ngầm ý đó trong câu hỏi có vẻ như quan tâm của mẹ Nguyệt. Và Nguyệt cũng hiểu được điều đó. Em quay sang mẹ, tròn xoe mắt: “Sao mẹ lại quan tâm đến chuyện đó?”. Mẹ Nguyệt không nói gì, chỉ lặng lẽ đi nhanh vào nhà trong. Tâm hồn con người rất nhạy cảm. Tôi hiểu cả những điều mẹ Nguyệt không nói khi bà chốc chốc lại đi ra chỗ bàn học của chúng tôi.
Sau kỳ thi tốt nghiệp, tôi quyết định đi bộ đội. Mẹ tôi ngạc nhiên về quyết định này, vì tôi là con một, trong diện được miễn gọi nhập ngũ. Tuy được miễn nhưng tôi vẫn tình nguyện nhập ngũ. Đi bộ đội, tôi không bị phân biệt giàu nghèo. Mặc vào một bộ quân phục là mọi người bình đẳng như nhau. Trên chiến trường, chỉ có người lính hèn nhát chứ không có lính giàu, lính nghèo. Đi bộ đội, tôi có cơ hội để khẳng định mình. “Dù có phải bán nhà cũng phải cho con được học hành đến nơi đến chốn”. Ông nội đã dặn mẹ như vậy. Nhưng tôi còn có cơ hội học hành sau khi chiến tranh kết thúc.
Đêm trước ngày tôi ra trận, bạn bè đến chia tay rất đông, tất nhiên có cả Nguyệt. Hình như các bạn trong lớp đã biết tình cảm của tôi với Nguyệt nên mọi người dành chỗ ngồi cạnh tôi cho em. Mẹ tôi rang một mẻ lạc để tôi tiếp khách. Đây là lần đầu tiên mẹ hào phóng đến thế. Khuya, các bạn ra về, Nguyệt cũng ra về. Tôi tiễn các bạn ra tận đường làng. Khi quay về, tôi thấy Nguyệt vẫn đứng trước cửa, dưới gốc cây bưởi. “Mai mấy giờ anh đi?”. “Khoảng 7h sáng”. “Còn thiếu gì chưa chuẩn bị nữa không?”. “Có gì mà phải chuẩn bị. Quân phục đến nơi tập trung sẽ được phát ngay. Còn súng đạn thì vào đơn vị sẽ nhận. Đời lính chỉ thế thôi”. “Mẹ khóc nhiều không?”. “Đêm nào cũng khóc”. “Từ nay hàng ngày em sẽ sang thăm mẹ”. “Nếu được như thế thì thật tuyệt vời”. “Sao lại không được. Anh đi rồi, chăm sóc mẹ là việc của em”. Những lời đó khiến tôi rất xúc động. Tôi muốn ôm Nguyệt vào lòng và đặt lên môi Nguyệt cái hôn thật dài, nhưng lại không dám. Nguyệt đưa cho tôi chiếc khăn tay. Tôi nắm bàn tay mềm nhỏ của Nguyệt rất lâu. Nguyệt nói giọng hơi ngàn ngạt: “Nhớ viết thư về nhé! Em đợi từng ngày đấy!”.
Đời lính chiến rất ít thời gian. Tôi chỉ rỗi sau trận đánh. Và thời gian rỗi, tôi viết thư cho mẹ và Nguyệt. Tôi viết một mạch 2 lá thư rồi bỏ chung 1 phong bì đề địa chỉ của Nguyệt. Như thế là Nguyệt phải mang thư sang và đọc cho mẹ tôi nghe, vì mẹ tôi không biết đọc, biết viết. Nguyệt cũng viết thư cho tôi rất nhiều, mỗi tuần 1 lá, có tuần 2 lá. Những lá thư của Nguyệt tôi đọc đi đọc lại hàng chục lần rồi gấp bỏ trong túi ngực trái. Nơi trái tim trẻ trung của tôi, luôn có tiếng thì thầm đầy yêu thương của Nguyệt.
Các bạn cùng lớp của tôi đều được gọi vào đại học. Những năm chiến tranh, nước ta không tổ chức thi đại học mà chỉ xét học lực và lý lịch rồi gọi vào trường nọ, trường kia. Nhưng Nguyệt chờ mãi không được gọi. Có lẽ lý lịch của nhà Nguyệt đã cản trở việc học hành của em. Tôi hiểu nỗi buồn của em. Trong thư gửi về, tôi viết: “Anh không cần cử nhân, kỹ sư, bác sĩ. Anh chỉ cần có em thôi. Tình yêu của em dành cho anh quý hơn tất cả mọi thứ trên đời”.
(Còn nữa)
Khánh Hoàng

Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ
Gia đình - 41 phút trướcTôi không cầm được nước mắt, ôm chầm lấy thằng bé, khẽ nói: "Cảm ơn con".

Lấy cớ ở cùng bố mẹ, em út đòi thừa kế toàn bộ bất động sản
Gia đình - 7 giờ trướcBố mẹ tôi khá giả nên con cái không cần nuôi, nhưng em út vẫn lấy cớ đó để đòi thừa hưởng toàn bộ bất động sản mà bố mẹ để lại.

5 cung hoàng đạo tiêu hoang số 2 thì không ai dám nhận là số 1
Gia đình - 9 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo dưới đây thường sa đà vào mua sắm 'bạt mạng', tiêu pha vô cùng hoang phí và không cần thiết.

Cha mẹ sớm chia thừa kế, anh em tôi mới thành đạt, không tranh giành gia sản
Gia đình - 11 giờ trướcGia đinh tôi êm ấm, viên mãn là nhờ cha mẹ sớm chia thừa kế, chúng tôi có vốn để khởi nghiệp; những cụ bị bỏ rơi sau khi chia tải sản chẳng qua do con cái bất hiếu.

Lấy chồng giàu được một tháng, chị gái đã khóc tức tưởi đòi ly hôn vì chuyện nghịch lý vô cùng
Chuyện vợ chồng - 23 giờ trướcNhững tưởng lấy được chồng giàu là cuộc sống của chị tôi sẽ sang trang mới. Thật không ngờ...

Biết nguồn gốc số tiền sính lễ chú rể đưa, nhà gái huỷ hôn ngay lập tức
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Tưởng sắp bước vào lễ cưới trong mơ, cô dâu bất ngờ quay xe khi phát hiện sự thật chấn động phía sau số tiền sính lễ khổng lồ.

Hai người thân bị 'đuổi khéo' khỏi nhà con cái, người đàn ông U60 bừng tỉnh, vội giữ lại căn nhà cũ ở quê
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Từng định bỏ hoang nhà tổ vì nghĩ chẳng còn giá trị, người đàn ông 58 tuổi bất ngờ thay đổi quyết định sau khi chứng kiến bi kịch tuổi già của hai người thân sống cùng con cái nơi thành phố.

Bố mẹ chồng cho con dâu tiền mở quán trà, họ hàng nhà vợ kéo sang "ăn chùa" hết cả tháng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcCuối cùng vợ tôi cũng hiểu, thà mất lòng trước còn hơn mất lòng sau.

Tỏ tình mỗi ngày suốt nhiều tháng, anh Tây U70 lấy được vợ đẹp ở TPHCM
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNgoài tỏ tình, anh nỗ lực chinh phục đối phương bằng những hành động quan tâm tỉ mỉ, chân thành. Anh cũng hết lòng kính trọng mẹ chị Kimmy, yêu thương con trai riêng của chị.

Chủ căn nhà được đền bù 21 tỷ đồng nhưng không chia cho con gái, ngày kết hôn, họ đưa cô 1 chiếc hộp lớn: Khi mở ra không khỏi sững sờ
Gia đình - 1 ngày trướcCô con gái đã bật khóc nức nở khi mở món quà này ra.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.