Thanh Hóa, khốn khó chợ người
GiadinhNet - Những phận đời co ro trong manh áo mỏng chốn chợ người xứ Thanh, xứ Nghệ, những phụ nữ gồng mình kẽo kẹt gánh gạch nơi phồn hoa Hà thành… Chỉ còn hơn tháng nữa là Tết, những người lao động phổ thông ở cả đô thị lẫn các vùng quê đang vật lộn cùng cái giá lạnh thấu da để tìm cho mình một công việc nhằm kiếm một cái Tết ấm hơn.
Trời còn tối thui, từng tốp người co ro giữa cái lạnh tê tái đã lỉnh kỉnh cuốc, xẻng, thúng, mủng, xà beng, dép, ủng… từ nhiều hướng khác nhau đổ về các ngã ba, ngã tư TP Thanh Hóa, làm náo động một góc thành phố cùng những “chợ người” tự phát này.

Chậm chân là treo niêu
Trong vai người chờ xe đi Hà Nội, có mặt tại ngã ba Trường lái (ngã ba Phú Sơn, TP Thanh Hóa), khi ánh sáng còn chưa đủ nhìn rõ mặt người, chúng tôi bắt gặp hơn chục người, đủ cả đàn ông, đàn bà, người già lẫn trẻ. Những khuôn mặt tím tái, những đôi môi khô nẻ và những hàm răng đang đánh vào nhau cồm cộp vì lạnh giá. Anh Nguyễn Xuân Hà (ở Thiệu Hóa) phải dậy từ lúc 3 giờ sáng, đạp xe gần 20km xuống đây để mong có chủ gọi đi làm. “Muốn có việc thì phải chịu khó mới được. Mấy lần tôi đến muộn có vài phút thôi mà chờ cả ngày không ai thuê rồi chú à”, anh Hà phàn nàn. Một bác trạc tuổi 60 trùm kín mặt bằng cái khăn len đế thêm: “Nhiều hôm đến sớm cũng chưa chắc là có việc. Chỉ là chờ đợi, nhỡ đâu có người chủ nào cần làm sớm”.
Chuyện trò qua lại mới hay rằng, để có một công việc đào đất, khiêng vác, kéo cáp… lúc này cũng thật khó. Họ là những người dân lao động quê ở các huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, Quảng Xương… lên thành phố “bán sức” lấy tiền nuôi gia đình. Không có quyền lựa chọn làm việc gì nên ai đến thuê gì thì họ làm cái đó, miễn sao có việc, có tiền. “Chợ người” thì không phân biệt độ tuổi, gái trai, ở đâu đến, miễn là có sức khỏe. Anh Định (ở xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn), một lao động tự do tâm sự: “Buổi sáng chịu khó đạp xe đến đây xem có ai thuê làm không, chứ giờ ở nhà cũng không làm gì ra nổi 100.000 đồng. Trước đây tôi có đi phụ hồ cho một vài chủ thầu xây dựng nhưng do họ không thầu được công trình nào nữa, tôi đành phải lên đây kiếm cơm cho các cháu ở nhà”.
Chúng tôi đang trò chuyện thì có một người đàn ông đi xe máy rà đến. Lập tức, cả tốp người ùa chạy ra, anh Định cũng lao theo. “Làm gì đấy anh?”; “Cần bao nhiêu người, để em”… Một lát sau, tốp năm người lấy xe đạp đi với vẻ hồ hởi. Những người không được chọn quay lại, anh Định chép miệng: “Mấy thằng đó nhanh thật, chậm một tý là bị cướp ngay”.
Trời càng gần sáng càng gió hanh, cái lạnh cũng thốc vào người mạnh hơn. Trong nhóm của anh Định có một người đàn ông tóc bạc trắng, mặt nhăn nheo già nua ngồi cúi đầu ở một góc riêng biệt. Anh Định bảo: “Đấy là ông Tình. Có thể hôm nay lạnh hơn, ông ấy cũng có tuổi rồi nên mệt. Già rồi mà vẫn phải đi bán sức khỏe, làm sao chạy đua được với lớp trẻ chứ...”.
Không “vươn” được do số nghèo!?
Tại một “chợ người” khác ở gần chợ Phú Thọ, hàng chục người lao động trong tư thế sẵn sàng, nháo nhác chờ người thuê. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến nơi đã 8 giờ sáng mà điểm này vẫn còn đông người, chắc sáng giờ chưa ông chủ nào đến thuê. Ven đường xe đạp dựng san sát, mỗi người một góc, người dựa lưng vào gốc cây, người ngồi trên khung xe khuôn mặt buồn không nói nên lời. Anh Tân (quê ở Đông Sơn) than thở: “Thế này thì đói cả nhà rồi!”
Đến ngã ba Bia (phường Trường Thi) chúng tôi thấy nhiều người lao động nằm trên bậc khuôn viên ngã ba, có người đọc báo để giết thời gian. Chúng tôi lại gần làm quen với anh Lưu, người Hoằng Hóa. Sau vài ba câu chuyện xã giao mới biết anh Lưu được mấy người trong làng kéo lên đây làm, hôm có việc, hôm không. Hai người nằm trên bậc đó là người chú và em họ anh. Anh Lưu nói “Lúc sáng có người đến thuê nhưng vì đứa em nó bận việc lên sau, hai chú cháu bàn thôi nhường cho người khác đi trước, mình đợi người sau đến thuê cũng được. Ai ngờ đến giờ cũng chẳng có ai thuê”.
Nhà anh Lưu ở quê rất nghèo, anh em trong gia đình cũng hoàn cảnh như nhau. “Tôi cũng làm đủ thứ nghề rồi, số nghèo không vươn lên được chú à. Ở nhà còn bốn miệng ăn nữa đang chờ đồng tiền bán sức của tôi mang về. Mẹ tôi già rồi, hay đau ốm. Vợ thì ngày trước có đi công nhân may nhưng do ốm nghỉ nhiều quá họ không cho đi làm nữa, giờ chỉ ở nhà lo việc nhà với chăn nuôi thôi. “Nặng” nhất là hai đứa con chú à, chúng đi học nhà trường đánh giấy về báo nộp tiền mà chưa có”, anh Lưu chia sẻ.
Tuy vậy, anh Lưu vẫn tự an ủi mình: “Lấy động lực từ gia đình, hai đứa con ngoan, học hành chăm chỉ, năm nào cũng được giấy khen, tôi cố gắng làm. Nhưng hình như tuổi già đến nhanh với tôi hay sao ý, trước đây làm quá sức cũng không sao, nhưng giờ thì không làm được nữa rồi”.
Sau lời tâm sự của anh Lưu, người chú đã khá già, gày guộc nằm bên cạnh chợt bật dậy. Ông bỏ chiếc mũ cối cũ kỹ ra khỏi mặt và lay đứa cháu bên cạnh mình: “Dậy đi trưa rồi. Kiểu này thì đói nặng rồi”. Tất cả lại ngồi nhìn nhau, chờ đợi một công việc. Phía sau cái dáng vẻ gày gò, khắc khổ trong hun hút giờ lạnh của họ là những gia đình đang ngóng chờ một niềm vui cơm áo từ những đồng tiền mà họ có thể mang về. Tiếc thay, gió vẫn lạnh và người thuê việc thì vẫn… vắng!
Ngọc Hưng

Lái xe như diễn xiếc trên đường phố, cô gái nói mình mắc bệnh tâm thần
Pháp luật - 1 giờ trướcLàm việc với công an, cô gái thừa nhận hành vi lái xe buông hai tay, không đội mũ bảo hiểm, đồng thời xuất trình giấy xác nhận mắc bệnh tâm thần.

Công an nhận định ban đầu nguyên nhân gây ra vụ cháy nhà làm 4 người tử vong
Thời sự - 2 giờ trướcCơ quan công an vừa đưa ra nhận định ban đầu về nguyên nhân gây ra vụ cháy nhà làm 4 người tử vong ở TP Mỹ Tho, Tiền Giang - là do sự cố chập điện gần vị trí cầu thang lên gác.

Bắt 8 đối tượng chạy xe rượt đuổi, dùng vỏ chai bia đánh người
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - 8 đối tượng ở Huế đi xe máy rượt đuổi 2 nam thanh niên, sau đó dùng vỏ chai bia đánh vào đầu khiến một người bị thương hiện đang điều trị tại bệnh viện.

Hà Nội đề nghị kiểm tra, đưa ra phương án xử lý các trụ sở bỏ hoang hàng chục năm ở Hà Đông
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi các cơ quan trung ương liên quan, đề nghị rà soát và có phương án xử lý 3 trụ sở nhà nước bị bỏ hoang nhiều năm tại phố Tô Hiệu (phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông), tránh gây lãng phí tài sản công.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2025 mới nhất cho học sinh Hà Nội
Giáo dục - 3 giờ trướcGĐXH - Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và Ngày Quốc tế Lao động (1/5), học sinh sẽ được nghỉ lễ kéo dài 5 ngày liên tục.

Gió mùa Đông Bắc tràn xuống, thời tiết miền Bắc thay đổi ra sao?
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, từ chiều tối và tối 12/4, không khí lạnh tràn về, nhiều khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ bắt đầu có mưa lớn kèm dông mạnh, nhiệt độ giảm sâu.

Thanh niên tử vong cạnh xe máy trên quốc lộ
Xã hội - 7 giờ trướcGĐXH - Trong lúc đi làm đồng, người dân Hà Tĩnh phát hiện một thanh niên tử vong bên cạnh chiếc xe máy trên quốc lộ 8A.

Ngày sinh Âm lịch của người có cuộc đời thuận buồm xuôi gió, tài lộc từ đó mà hanh thông
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Những người sinh vào ngày Âm lịch này là người có phúc khí, ít gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu đánh ở Quảng Nam: Tình tiết giúp gia đình phát hiện con bị đánh
Giáo dục - 8 giờ trướcGĐXH - Phụ huynh cháu bé 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành ở Quảng Nam đã viết đơn gửi cơ quan công an yêu cầu điều tra, trừng trị nghiêm minh bảo mẫu đã đánh đập trẻ một cách dã man.

Xót xa cảnh em bé 20 tháng tuổi bị bảo mẫu hành hạ dã man tại cơ sở mầm non tư thục
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ vụ bảo mẫu có hành vi xách ngược chân, đánh đập dã man trẻ 20 tháng tuổi tại một cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn.

Ngày sinh Âm lịch của người có cuộc đời thuận buồm xuôi gió, tài lộc từ đó mà hanh thông
Đời sốngGĐXH - Những người sinh vào ngày Âm lịch này là người có phúc khí, ít gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.