Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thanh niên 23 tuổi chết đói trong nhà: Cái kết ám ảnh của chàng trai không biết nấu cơm, 8 tuổi vẫn được cha mẹ bế vì sợ ngã

Thứ tư, 18:45 04/06/2025 | Nuôi dạy con

GĐXH - Sinh ra trong một gia đình không giàu có nhưng anh lại được cha mẹ nuông chiều hết mức từ bé. Đến năm 23 tuổi, anh chết vì đói và lạnh ngay trong chính căn nhà của mình.

Cái chết gây sốc của một chàng trai trẻ

Cuối năm 2009, tại huyện Tín Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), người dân phát hiện Dương Toả, một thanh niên 23 tuổi, đã chết trong căn nhà của mình vì đói và rét.

Nguyên nhân cái chết khiến nhiều người không thể tin nổi: anh không biết nấu ăn, không tự lo được cho bản thân, và hoàn toàn bất lực khi không còn ai chăm sóc.

Được nuôi như "ông hoàng nhỏ"

Sinh năm 1986, là con một trong gia đình thuần nông, Dương Toả được cha mẹ yêu thương và bảo bọc tuyệt đối.

Năm 8 tuổi, dù đã lớn, cậu vẫn được cho vào giỏ tre để cha mẹ khiêng đi vì sợ té ngã.

Từ nhỏ đến lớn, Dương không phải làm bất kỳ việc gì, từ dọn dẹp nhà cửa đến nấu ăn, tất cả đều do bố mẹ lo.

Ngay cả việc đi học cũng được đưa đón từng bước, dù nhà chỉ cách trường vài trăm mét. Cứ như thế, cậu lớn lên với suy nghĩ: cuộc sống là để được phục vụ.

Thanh niên 23 tuổi chết đói trong nhà: Cái kết ám ảnh của chàng trai không biết nấu cơm, 8 tuổi vẫn được cha mẹ bế vì sợ ngã- Ảnh 1.

Không biết nấu ăn, cũng không tự học, Dương Tỏa sống nhờ thức ăn hàng xóm thỉnh thoảng mang đến. Ảnh: QQ.

Không thể trưởng thành

Dương Toả bỏ học sau khi hết cấp hai vì thấy "học quá vất vả".

Bi kịch ập đến năm 13 tuổi khi cha qua đời, một mình mẹ phải gồng gánh nuôi con.

Dù khó khăn, bà vẫn không để con trai đụng tay vào việc gì. Nhưng đến khi mẹ mất vì bệnh nặng, Dương Toả rơi vào cảnh không ai chăm sóc.

Anh họ, người làng từng cố giúp Dương Tỏa đi làm phụ hồ, bồi bàn, nhưng công việc đơn giản cũng khiến anh chán nản và bỏ cuộc.

Không biết nấu ăn, cũng không tự học, Dương Tỏa sống nhờ thức ăn hàng xóm thỉnh thoảng mang đến.

Khi không còn ai giúp đỡ, anh bắt đầu bán đồ đạc trong nhà để đổi lấy đồ ăn, rồi đốt đồ để sưởi vào mùa đông.

Cho đến ngày người anh họ mang cho chiếc chăn, tất cả đã quá muộn: Dương Toả đã qua đời.

Cảnh tỉnh từ một bi kịch đau lòng

Câu chuyện của Dương Toả được truyền thông Trung Quốc đăng tải và sau đó được chuyển thể thành phim tài liệu.

Không ai ngờ rằng trong thời đại hiện đại, một người trẻ lại có thể chết vì không biết tự chăm sóc bản thân.

Đằng sau cái chết ấy là một bài học sâu sắc về cách nuôi dạy con.

Tình thương, nếu không đúng cách, có thể biến thành xiềng xích vô hình, làm mất đi khả năng tự lập – kỹ năng sống còn trong xã hội hiện đại.

Vì sao cần dạy con những kỹ năng sinh tồn cơ bản nhất

Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ em đã quen với việc được cha mẹ lấy quần áo; chỉ việc ngồi vào bàn ăn mỗi ngày, thậm chí cho sẵn thức ăn vào bát.

Một khi có điều gì đó bất ngờ xảy ra, những đứa trẻ này sẽ giống như những con chim lạc mẹ, mất phương hướng, không có khả năng tự sống sót.

Khi bà mẹ Nhật Bản Chie bị ung thư vú tái phát, điều đầu tiên bà nhận ra là dạy con sinh tồn.

Dưới sự hướng dẫn của mẹ, bé Hana đã có thể giặt tất khi mới hai tuổi; ép nước trái cây và dọn dẹp khi ba tuổi; nấu soup từ bốn tuổi và nấu ăn ngon từ khi mới năm tuổi.

"Học vấn của con sẽ không hoàn thiện nếu không biết những kỹ năng sinh tồn này.

Miễn là con khỏe mạnh và sống độc lập, con có thể sống sót ở bất cứ đâu", chị Chie viết trong nhật ký.

Cô bé Hana đã có thể tự chăm sóc bản thân từ rất sớm, ngay cả khi mẹ qua đời em vẫn có thể sống một cuộc sống tốt đẹp và thậm chí có thể lo liệu cơm ăn, sinh hoạt hàng ngày cho cha.

Kỹ năng sinh tồn mới là món quà lớn nhất dành cho con.

Thanh niên 23 tuổi chết đói trong nhà: Cái kết ám ảnh của chàng trai không biết nấu cơm, 8 tuổi vẫn được cha mẹ bế vì sợ ngã- Ảnh 2.

Đối với trẻ, việc nhà là một chương trình rèn luyện tốt mọi kỹ năng, phối hợp đồng thời cả tay, não và cơ thể. Ảnh minh họa

Phát triển khả năng học tập của trẻ

Giáo sư Frank Furedi, Đại học Kent (Anh) cho rằng xã hội và gia đình ngày nay đang đào tạo ra một thế hệ trẻ và một số người ở độ tuổi cuối 30 vẫn chưa thể sống độc lập. Lý do cơ bản là đào tạo lý thuyết không đi đôi với thực hành.

Đối với trẻ, việc nhà là một chương trình rèn luyện tốt mọi kỹ năng, phối hợp đồng thời cả tay, não và cơ thể.

Ví dụ để con dọn đồ chơi, gập quần áo, cất giày, quét nhà, rửa chén, theo thời gian trẻ sẽ tự động phát triển khả năng logic, tập trung và thực hành để giải quyết vấn đề.

Hôn nhân và gia đình hạnh phúc hơn

Những cặp vợ chồng biết chia sẻ công việc nhà với nhau sẽ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và lâu dài.

Bởi vì những đứa trẻ làm việc nhà từ nhỏ sẽ hiểu được sự vất vả của người khác và có sự đồng cảm, biết ơn, biết cách làm đối tác của họ hạnh phúc.

Một nghiên cứu của Đại học Minnesota (Mỹ) cách đây 30 năm đã nêu rằng nếu trẻ bắt đầu làm việc nhà khi 15, 16 tuổi thường phản tác dụng, vì sẽ cảm thấy đó là một kiểu ép buộc và không đạt được hiệu quả như việc bắt đầu sớm.

Trẻ em có khả năng tự nhận thức cơ bản từ 2-3 tuổi. Đây là độ tuổi trẻ bắt chước, cha mẹ nên để trẻ bắt đầu một số công việc nhà trong khả năng của mình.

Nhà tâm lý học Edward Seidel cho biết con người giống như đồ gốm, tuổi thơ giống như đất sét dùng để làm đồ gốm. Việc giáo dục như thế nào sẽ nặn ra hình hài thế ấy.

Cho dù bạn có làm gì cho con thì trước hết dạy con một kỹ năng sẽ có ích cho con trong suốt cuộc đời.

Có những đứa trẻ dành cả đời để chữa lành tuổi thơ: Bữa tối tan vỡ và tiếng khóc trong bóng tối của hai chị emCó những đứa trẻ dành cả đời để chữa lành tuổi thơ: Bữa tối tan vỡ và tiếng khóc trong bóng tối của hai chị em

GĐXH - Không ai nghĩ rằng một bữa cơm gia đình tưởng chừng ấm cúng lại trở thành nơi bắt đầu những vết thương kéo dài cả đời.

Tranh cãi xu hướng nuôi dạy con "buông tay cho đời dạy"Tranh cãi xu hướng nuôi dạy con 'buông tay cho đời dạy'

GĐXH - Xu hướng này có nghĩa là để con tự trải nghiệm hậu quả tự nhiên từ hành động của mình, mà cha mẹ không can thiệp quá nhiều.

Bách Hợp (t/h)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi

Nuôi dạy con - 4 ngày trước

Vợ chồng chị Vũ Hà Trang (Hà Nội) có hai con, một bé gái 5 tuổi và một bé trai 3 tuổi. Ngoài kinh doanh, chị Trang có thực hiện một kênh TikTok chia sẻ về hành trình chăm sóc, nuôi dạy con.

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

Nhiều gia đình chấp nhận chi tiền mạnh tay mua khoá học hè cho con, vừa để hạn chế trẻ dùng thiết bị điện tử, vừa yên tâm làm việc, không phải trông nom.

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Chúng ta cần con biết đứng lên, dũng cảm hơn sau vấp ngã. Và đó là điều Sex Education giúp tôi hiểu rõ nhất.

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Sex Education không nói tình yêu tuổi mới lớn là sai. Nó cho thấy: Yêu ở tuổi này không hoàn hảo, nhưng chân thật.

Cha mẹ phải làm sao khi phát hiện con 'không đủ nam tính'? - Kinh nghiệm học từ Sex Education

Cha mẹ phải làm sao khi phát hiện con 'không đủ nam tính'? - Kinh nghiệm học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Sex Education giúp tôi hiểu rằng: Làm cha mẹ không phải là đẩy con tới thành tích, mà là giúp con lắng nghe chính mình.

Bài học từ phim Sex Education: Khi con giấu bí mật, cha mẹ nên phản ứng thế nào?

Bài học từ phim Sex Education: Khi con giấu bí mật, cha mẹ nên phản ứng thế nào?

Gia đình - 1 tuần trước

GĐXH - Bí mật không đáng sợ. Điều đáng sợ là khi con thấy mình phải cô đơn mang nó.

Cha mẹ biến con thành thần đồng: 20 năm sau nhận lại bi kịch không ai muốn đối mặt

Cha mẹ biến con thành thần đồng: 20 năm sau nhận lại bi kịch không ai muốn đối mặt

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Từng khiến cả nước ngưỡng mộ vì thành tích học tập "vô tiền khoáng hậu", cậu bé đỗ đại học năm 10 tuổi, thành thạc sĩ khi mới 13, giờ vẫn chưa thể tự lập tài chính, sống lay lắt nhờ chu cấp của cha mẹ.

Dạy con về tiền bạc từ 3 nghìn đồng - 'bài học tài chính' đầu đời qua việc nhà và tiền tiêu vặt

Dạy con về tiền bạc từ 3 nghìn đồng - 'bài học tài chính' đầu đời qua việc nhà và tiền tiêu vặt

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Chúng ta không thể cứ đợi đến khi con cái rời khỏi nhà rồi mới mong chúng đột nhiên biết cách quản lý tiền.

Mới 3 tuổi đã học nói câu 'đánh đòn', 5 tuổi đã tập 'hút thuốc': Đừng để con là 'bản sao lỗi' của người lớn

Mới 3 tuổi đã học nói câu 'đánh đòn', 5 tuổi đã tập 'hút thuốc': Đừng để con là 'bản sao lỗi' của người lớn

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Trẻ con giống như những chiếc camera di động, ghi lại chính xác từng lời nói, hành động của những người xung quanh, rồi khắc sâu những khuôn mẫu cuộc sống đầu tiên vào tận xương tủy.

Bí mật sau đứa trẻ luôn “nhường nhịn, lễ phép, học giỏi”: Câu chuyện thật của một gia đình danh giá

Bí mật sau đứa trẻ luôn “nhường nhịn, lễ phép, học giỏi”: Câu chuyện thật của một gia đình danh giá

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

Kiểu trẻ này tưởng chín chắn, hóa ra lại là cái bẫy âm thầm.

Top