Tranh cãi xu hướng nuôi dạy con 'buông tay cho đời dạy'
GĐXH - Xu hướng này có nghĩa là để con tự trải nghiệm hậu quả tự nhiên từ hành động của mình, mà cha mẹ không can thiệp quá nhiều.
Phong cách nuôi dạy con FAFO: Tự làm tự chịu
Gần đây, Kylie Kelce – mẹ bốn con và vợ của cựu ngôi sao bóng bầu dục Jason Kelce – chia sẻ trên podcast của mình rằng cô ủng hộ một phong cách nuôi dạy con đang gây tranh cãi: FAFO (viết tắt của cụm từ "fuck around and find out", nghĩa là "tự mình làm, tự mình chịu").
Cô cho biết mình biết đến thuật ngữ này qua một bài đăng trên Instagram: "Nó có nghĩa là để con tự trải nghiệm hậu quả tự nhiên từ hành động của mình, mà cha mẹ không can thiệp quá nhiều".

Một bài kiểm tra ‘FAFO’ khó nhằn: Ngồi yên nhìn con bướng bỉnh ra tuyết trong bộ đồ không đủ ấm Ảnh minh họa: huffpost.com
Hiện tại, đây cũng là một xu hướng lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội, đặc biệt là trên MomTok (cộng đồng TikTok của các bà mẹ).
Nhiều video mô tả việc các bà mẹ để con mình cắn thử ớt cay xè chỉ để chúng "tự rút ra bài học", hoặc đuổi khéo con ra khỏi nhà khi chúng tức giận vì không được ngủ chung với mẹ.
Dù những cảnh đó thường kết thúc bằng nước mắt và cơn giận dữ của trẻ, phần bình luận dưới video lại tràn ngập lời khen: "Tuyệt vời!", "Giỏi lắm mẹ ơi!", "Đúng rồi, phải thế!".
Tác giả bài viết cho biết mình có thể đồng cảm phần nào, vì từng nuôi một cô con gái thông minh, độc lập từ nhỏ, đến mức giữa trời 20 độ vẫn nhất quyết không đội mũ.
Dù người mẹ dỗ dành, đe dọa, thậm chí đuổi theo con với chiếc mũ trong tay, thì con bé vẫn chỉ chịu đội khi đã tức giận.
Giờ con gái đã 22 tuổi, sống tự lập, đi giày cao gót giữa trời tuyết và cho rằng đi tàu điện ngầm ban đêm là "an toàn tuyệt đối".
Vậy liệu nếu ngày trước áp dụng FAFO, mọi chuyện có khác? Những người ủng hộ FAFO tin rằng trẻ chỉ học được khi tự trải qua hậu quả, dù chúng khó chịu hay tổn thương.
Lợi ích và rủi ro của phương pháp FAFO
Theo tiến sĩ tâm lý lâm sàng Elina Telford (Anh), FAFO có thể giúp não bộ học hỏi, tăng khả năng phục hồi, độc lập và giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, bà cũng thừa nhận rằng với nhiều cha mẹ, phương pháp này nghe có vẻ nguy hiểm và tàn nhẫn, đặc biệt với trẻ nhỏ chưa thể dự đoán hậu quả hay hiểu rõ nguyên nhân - kết quả.
Các chuyên gia cho rằng FAFO vừa có ưu điểm, vừa có nhược điểm và việc nó trở thành xu hướng không có gì lạ.
Theo Sean O'Neill, chuyên gia trị liệu gia đình ở Los Angeles, FAFO nổi lên như một sự cân bằng giữa cha mẹ "trực thăng" (luôn kiểm soát) và cha mẹ "nhẹ nhàng" (chú trọng cảm xúc). FAFO giúp trẻ rèn luyện trách nhiệm và sự tự chủ, mà vẫn không đánh mất kết nối cảm xúc với cha mẹ.
Trisha Sanders, chuyên gia trị liệu ở New Jersey, nhấn mạnh: "Trẻ cần được tự khám phá thế giới, nhưng cũng cần một nơi an toàn để quay về khi sợ hãi, mệt mỏi. Quan trọng là cha mẹ phải có mặt khi trẻ cần giúp đỡ, dù trước đó đã để con thử và sai".
Tuy nhiên, FAFO có thể rất khó thực hiện với cha mẹ hay lo lắng.
Theo Mark Papadas, huấn luyện viên kỹ năng sống cho trẻ em, nhiều cha mẹ có xu hướng "che chắn" mọi rủi ro cho con. Nhưng hãy nhớ: bài học đời có giá trị nhất là bài học do chính mình vấp ngã và đứng dậy chứ không phải những lời răn dạy suông.

Đây không phải là kiểu nuôi dạy "bỏ mặc", mà là dạy con kiểm soát hậu quả hành vi, từ từ xây dựng lòng tin và năng lực tự chủ. Ảnh minh họa
Làm sao để thử FAFO một cách an toàn?
Theo O'Neill, hãy bắt đầu từ những tình huống đơn giản: ví dụ, để con chọn không mặc áo mưa và bị ướt. Quan trọng là giải thích rõ rủi ro, rồi lùi lại để con tự chịu trách nhiệm.
Thông điệp không phải là "buông con", mà là "buông có chiến lược". Cha mẹ vẫn cần hướng dẫn, vẫn cần sẵn sàng hỗ trợ, nhưng không can thiệp ngay lập tức.
Eden Garcia-Balis, chuyên gia trị liệu gia đình tại Los Angeles, nói rằng FAFO sẽ hiệu quả nếu được kết hợp với sự thấu cảm và hiện diện về mặt cảm xúc.
Đây không phải là kiểu nuôi dạy "bỏ mặc", mà là dạy con kiểm soát hậu quả hành vi, từ từ xây dựng lòng tin và năng lực tự chủ.
Mức độ tự do cho con sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và mức phát triển cá nhân. Với trẻ nhỏ, cần nói rõ và giới hạn tình huống thử sai (vì trẻ chưa hiểu hậu quả lâu dài). Với thiếu niên, có thể áp dụng rộng rãi hơn.
Một lưu ý quan trọng từ chuyên gia Sanders: khi đã cho con quyền lựa chọn, đừng rút lại vì sợ hãi hay lo lắng của chính mình. Điều đó vô tình khiến trẻ nghĩ rằng cha mẹ không tin tưởng vào năng lực của con, và làm suy giảm sự tự tin.
FAFO là một hành trình học hỏi cho cả cha mẹ và con cái
Cũng như mọi phong cách nuôi dạy con khác, FAFO đòi hỏi cha mẹ phải học cách điều chỉnh chính mình. Hãy bắt đầu từ những tình huống nhỏ, quan sát phản ứng của con và lắng nghe chính cảm xúc của bản thân.
Tiến sĩ Telford kết luận: "Học hỏi luôn gắn liền với thử – sai. Một phần quan trọng là học cách chấp nhận và vượt qua cảm xúc khó chịu. Nếu có thông tin chính xác và cách tiếp cận phù hợp, cha mẹ hoàn toàn có thể thử FAFO như một phương pháp nuôi con phù hợp với giá trị của bản thân và cùng con trưởng thành thông qua trải nghiệm thực tế."
Theo Huffpost

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcVợ chồng chị Vũ Hà Trang (Hà Nội) có hai con, một bé gái 5 tuổi và một bé trai 3 tuổi. Ngoài kinh doanh, chị Trang có thực hiện một kênh TikTok chia sẻ về hành trình chăm sóc, nuôi dạy con.

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcNhiều gia đình chấp nhận chi tiền mạnh tay mua khoá học hè cho con, vừa để hạn chế trẻ dùng thiết bị điện tử, vừa yên tâm làm việc, không phải trông nom.

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Chúng ta cần con biết đứng lên, dũng cảm hơn sau vấp ngã. Và đó là điều Sex Education giúp tôi hiểu rõ nhất.

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Sex Education không nói tình yêu tuổi mới lớn là sai. Nó cho thấy: Yêu ở tuổi này không hoàn hảo, nhưng chân thật.

Cha mẹ phải làm sao khi phát hiện con 'không đủ nam tính'? - Kinh nghiệm học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Sex Education giúp tôi hiểu rằng: Làm cha mẹ không phải là đẩy con tới thành tích, mà là giúp con lắng nghe chính mình.

Bài học từ phim Sex Education: Khi con giấu bí mật, cha mẹ nên phản ứng thế nào?
Gia đình - 1 tuần trướcGĐXH - Bí mật không đáng sợ. Điều đáng sợ là khi con thấy mình phải cô đơn mang nó.

Cha mẹ biến con thành thần đồng: 20 năm sau nhận lại bi kịch không ai muốn đối mặt
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Từng khiến cả nước ngưỡng mộ vì thành tích học tập "vô tiền khoáng hậu", cậu bé đỗ đại học năm 10 tuổi, thành thạc sĩ khi mới 13, giờ vẫn chưa thể tự lập tài chính, sống lay lắt nhờ chu cấp của cha mẹ.

Dạy con về tiền bạc từ 3 nghìn đồng - 'bài học tài chính' đầu đời qua việc nhà và tiền tiêu vặt
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Chúng ta không thể cứ đợi đến khi con cái rời khỏi nhà rồi mới mong chúng đột nhiên biết cách quản lý tiền.

Mới 3 tuổi đã học nói câu 'đánh đòn', 5 tuổi đã tập 'hút thuốc': Đừng để con là 'bản sao lỗi' của người lớn
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Trẻ con giống như những chiếc camera di động, ghi lại chính xác từng lời nói, hành động của những người xung quanh, rồi khắc sâu những khuôn mẫu cuộc sống đầu tiên vào tận xương tủy.

Bí mật sau đứa trẻ luôn “nhường nhịn, lễ phép, học giỏi”: Câu chuyện thật của một gia đình danh giá
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcKiểu trẻ này tưởng chín chắn, hóa ra lại là cái bẫy âm thầm.

Cha mẹ biến con thành thần đồng: 20 năm sau nhận lại bi kịch không ai muốn đối mặt
Nuôi dạy conGĐXH - Từng khiến cả nước ngưỡng mộ vì thành tích học tập "vô tiền khoáng hậu", cậu bé đỗ đại học năm 10 tuổi, thành thạc sĩ khi mới 13, giờ vẫn chưa thể tự lập tài chính, sống lay lắt nhờ chu cấp của cha mẹ.