Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thư viện sách hiếm giữa thôn quê

Chủ nhật, 14:36 20/09/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Nhà nghèo, không được học hành đến nơi, đến chốn nên Nguyễn Xuân Chín luôn đau đáu làm thế nào có được kiến thức.

Từ một đứa trẻ hết làm nghề vác đất, quai búa lò rèn, vét cám... rồi đến lang thang mãi võ, nay anh Chín đã để dành được cả một gia tài lớn đó là một thư viện sách, miễn phí cho vùng quê nghèo ven sông Đáy (thôn Thị, Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội).
 
Sưu tầm sách vì thích học
 

Cuốn sách từ thế kỷ XIII.


Nhìn cơ ngơi bây giờ, ít ai nghĩ rằng anh Nguyễn Xuân Chín có một tuổi thơ gian nan. Gia đình có tới 10 anh em nên thuộc diện đói khổ nhất làng, Nguyễn Xuân Chín phải bỏ học kiếm sống từ nhỏ. Anh không nề hà những nghề khó khăn để mưu sinh. Trong những năm bôn ba kiếm sống, có lẽ Sài Gòn là mảnh đất anh gắn bó lâu nhất. Anh vẫn nhớ, thời gian đầu vào đây, anh theo học võ dân tộc và tham gia đoàn mãi võ đi lang thang khắp nơi để mưu sinh. Bản thân anh cũng không ngờ rằng, chính môn võ sau này đã khiến anh nhận được huy chương vàng trong một cuộc thi đấu lớn.

Trong suốt những năm tháng tha hương, anh Chín không quên tìm đọc sách vì với anh, mỗi cuốn sách chính là một ông thầy. Và kiến thức từ những cuốn sách ấy nếu được áp dụng hợp lý vào cuộc sống thì sẽ thành công. Tuy không cay nghiệt với quá khứ nghèo khó của mình, nhưng anh vẫn luôn cảm thấy day dứt với con đường học tập của mình. Anh nhận ra, nếu không được học thì chỉ có một cách đó là đọc sách, kiến thức nằm ở đó, nếu không có kiến thức thì khó nhận biết được việc gì đúng, việc gì sai ở đời. Anh đưa ra quan điểm: “Cái khó nhất ở trên đời là việc luyện giũa mài kim. Tại sao người ta làm được mà mình lại không? Có nghĩ được như vậy mới ra việc”.  Anh say mê đọc những cuốn sách do tiết kiệm được để mua.

 Và rồi anh quyết tâm đi theo một con đường khác nghề mãi võ, anh Chín chuyển sang học nghề mộc. Nghề mộc lại đem đến những vinh quang khác cho anh. Học thành nghề, anh về Bắc Ninh mở một xưởng gỗ lớn và thành đạt từ chính xưởng gỗ này. Anh bắt đầu có những chuyến đi nước ngoài. 24 quốc gia anh qua, nơi nào có sách hay là anh lại mua về đọc tham khảo.

Cũng nhờ đọc sách và tự rèn luyện kiến thức mà anh Chín khá thông thạo các kiến thức thượng cổ chí kim. Điều đáng ngạc nhiên nữa ở người đàn ông này là anh viết chữ nho cổ rất đẹp, chơi được nhiều loại nhạc cụ dân tộc và vẽ tranh khá thành thục. Đây cũng là thành công mà anh tự rèn luyện chứ không học qua trường, lớp chính quy nào.

Làm thư viện để chia sẻ kiến thức
 

Giáo sư Vũ Khiêu tặng sách cho thư viện.


Số sách trong nhà ngày càng chất cao, anh Chín thầm nghĩ, nếu như những người khác cũng cùng được đọc thì có lẽ sách sẽ phát huy được tác dụng nhiều hơn. Hơn nữa, thôn Thị quê anh vốn là vùng quê nghèo, văn hoá đọc vẫn chưa thực sự được phát triển, cần phải trang bị thêm các điều kiện để người dân nơi đây tiếp cận được với sách, báo. Anh quyết định mở một thư viện miễn phí để sẻ chia kho kiến thức mà mình đang sở hữu. Để thư viện phục vụ nhu cầu đọc được đảm bảo, vợ anh Chín đã sẵn sàng từ bỏ công việc tốt ở một ngân hàng lớn để về làm thủ thư cho thư viện tại gia.

Với trên 4.000 đầu sách, thư viện của gia đình anh Chín đã phục vụ được hàng ngàn lượt người đến đọc. Trong số những người đến thư viện của anh Chín có rất nhiều người là sinh viên, các giáo sư, tiến sỹ... Sở dĩ, thư viện này thu hút được nhiều đối tượng khác nhau như thế là vì thư viện của anh có khá nhiều cuốn sách đặc biệt. Anh Chín kể, vào năm 1995, khi nghe tin có người ở TP HCM đang sở hữu một bộ sách cổ dạy kỹ thuật đóng tàu biển và cần bán, anh đã lập tức đáp máy bay vào để mua cho kỳ được bộ sách quý giá ấy. Anh Chín đã phải bỏ 47 triệu đồng ra để mua bộ sách nói trên. Vào thời điểm đó, nhiều người cho rằng anh có “vấn đề” về thần kinh nên mới bỏ cả mấy chục cây vàng ra để mua một bộ sách như thế. Nhưng anh Chín có một quan điểm khác, anh cho rằng, nếu không tranh thủ sưu tầm lại những bộ sách quý của Việt Nam thì rất có thể chúng sẽ được bán ra nước ngoài.
 
Và như thế, nguồn tư liệu quý trong nước không mấy sẽ bị cạn kiệt. Anh nói với chúng tôi: “Mình không yêu nước mình thì có ai yêu được? Kinh nghiệm của tôi cho thấy, thời gian không quay lại nên nếu đã định làm việc gì thì phải làm cho nhanh”. Đúng như anh Chín suy đoán, cuốn sách về kỹ thuật đóng tàu biển không chỉ có giá trị là một cuốn sách cổ mà nó còn có nhiều kiến thức bổ ích. Có khá nhiều kỹ sư đóng tàu biển ở các đơn vị đóng tàu lớn cũng đã tìm đến thư viện của anh Chín để tìm hiểu và nghiên cứu các kiến thức ẩn chứa trong cuốn sách này.

 Với quan điểm mong lưu giữ lại những cuốn sách quý, sau này, anh Chín còn bỏ những khoản tiền lớn ra mua nhiều bộ sách quý khác. Có bộ sách anh Chín sưu tầm được có niên địa từ thế kỷ XIII. Đây là những tư liệu quý báu mà anh Chín luôn nâng niu và mong kiến thức từ các cuốn sách này đến được với nhiều người. Anh cho biết, việc của mình làm hoàn toàn không mong danh lợi gì mà chỉ đơn giản là giúp cho đời được điều gì thì anh sẽ cố gắng giúp.
 

Anh Chín bên thư viện sách.


Thư viện của gia đình anh Chín mở cửa phục vụ cho tất cả các đối tượng từ thiếu nhi cho đến các cụ già. Anh lập 3 phòng đọc rộng rãi cho các đối tượng khác nhau. Theo anh, các cháu thiếu nhi thì cần có một phòng đọc riêng, còn các cụ già thì cần có nơi thoáng mát và cảnh quan hữu tình nên anh bố trí để các cụ ngồi đọc trên tầng 2 – nơi có nhiều cây cảnh và có thể mở rộng tầm nhìn ra phía bờ mương và đồng lúa. Còn với đối tượng là cán bộ, anh bố trí riêng một phòng lớn khang trang để họ có thể ngồi nghiên cứu cả ngày. Ở tất cả các phòng đọc, anh mua nước tinh khiết về sẵn để phục vụ miễn phí cho người đọc.

Anh Chín cho biết, khi thư viện mới mở (từ năm 2005), ngày nào cũng nườm nượp khách đọc. Anh thường xuyên mua bổ sung các cuốn sách mới để tăng đầu sách cho thư viện. Một niềm vui nữa với vợ chồng anh là một số tổ chức và các nhà xuất bản đã bắt đầu để ý đến mô hình thư viện của gia đình anh. Các đơn vị này đã gửi sách cho thư viện khiến anh Chín có thêm động lực để tiếp tục công việc của mình.

Thế nhưng, tâm sự với chúng tôi, anh cho biết vẫn còn những băn khoăn nhỏ trong văn hoá đọc ở làng quê mình. Văn hoá đọc đang có dấu hiệu đi xuống từ khi thôn của anh có nhiều dự án đi qua do quá trình sáp nhập và nhân dân ở đây nhận được khá nhiều tiền đền bù. Dường như điều đó đã khiến họ có những thú vui khác chứ không còn thiết tha với việc đọc sách nữa. Mặc dù thư viện vẫn có nhiều người ở nơi khác tìm đến đọc nhưng chính những người ở quê hương anh không còn yêu quý việc đọc sách nữa khiến anh rất buồn.
 
Hoàng Phương
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 6 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Top