Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thủy đậu xuất hiện ở nhiều tỉnh phía Bắc

Thứ năm, 09:34 09/02/2017 | Y tế

GIadinhNet - Đến hẹn lại lên, đây là thời điểm miền Bắc và một số địa phương khác bước vào cao điểm nhiều bệnh truyền nhiễm mùa Đông - Xuân, trong đó có thủy đậu, tay chân miệng… Các Bệnh viện Bạch Mai, Nhi Trung ương, E, Việt Nam - Cu Ba… đã ghi nhận nhiều trường hợp khám, nhập viện vì căn bệnh này. Không ít trong số đó có những bé sơ sinh chỉ vài tuần tuổi đã mắc.

Điều trị cho bệnh nhân thủy đậu tại Bệnh viện E. Ảnh: TX
Điều trị cho bệnh nhân thủy đậu tại Bệnh viện E. Ảnh: TX

Mẹ con lây nhau, cùng vào viện

Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung ương, TS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết, trong tuần qua, có hơn 10 bệnh nhi nhập viện vì mắc thủy đậu. Có những ngày Khoa Truyền nhiễm đón 3-4 bệnh nhân. Đáng chú ý, có những bệnh nhi sơ sinh mới mấy tuần tuổi bị lây thủy đậu từ mẹ.

Tình trạng này cũng diễn ra tương tự tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM). Mặc dù chưa thống kê được số ca đến khám và điều trị ngoại trú, nhưng từ đầu năm đến nay, số ca mắc thủy đậu phải điều trị nội trú tại Khoa Nhiễm - Thần kinh của bệnh viện này đã là 24 ca. Không ít bệnh nhi dưới 3 tháng tuổi bị lây bệnh thủy đậu từ mẹ. Đặc biệt, Khoa hiện đang điều trị cho một bệnh nhi 20 ngày tuổi bị lây bệnh từ mẹ. Người mẹ cho biết, đây là lần đầu tiên mắc bệnh và cũng chưa tiêm ngừa vaccine thủy đậu. Cũng tại Khoa này, nhiều em bé cũng mắc thủy đậu dù đã tiêm ngừa một liều vaccine.

Theo các chuyên gia, bệnh thủy đậu có đặc tính lây lan rất nhanh. Trong môi trường khép kín (như gia đình, trường học, công ty…), nếu có một người mắc bệnh thủy đậu thì các thành viên khác rất dễ lây nếu không có biện pháp phòng ngừa và cách ly kịp thời.

Mắc thủy đậu từ ngày 5/2, bệnh nhân V.T.T.H (SN 1987, ở Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đi khám và nhập viện ngay ngày hôm sau trong tình trạng sốt cao, nổi mụn nước mặt và lan toàn thân. Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, nổi hết toàn bộ thân, đau đầu, mệt mỏi. Chị H cho biết, chị bị lây bệnh từ con trai 2 tuổi, bản thân bé cũng lây bệnh từ các bạn học trường mầm non. Sau một ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân vẫn sốt, nổi nốt ban toàn thân, đa lứa tuổi, đa hình thái (có những nốt bội nhiễm, dịch đục, mủ trắng, nốt mới mọc, nốt mọc lâu…).

Theo ThS.BS Vũ Mạnh Cường - Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện E), trong 1 tháng gần đây, tại khoa tiếp nhận và điều trị hơn 20 ca mắc bệnh thủy đậu, trong đó ghi nhận cả những trường hợp người lớn (từ 20-30 tuổi). Điều đáng nói là, nhiều người lớn mắc bệnh do chưa từng tiêm chủng vaccine phòng bệnh thủy đậu, chưa từng mắc bệnh và tiếp xúc với nguồn lây…

Còn theo thống kê của Khoa Nhi (Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba), từ ngày 1/1 đến ngày 8/2, tại đây ghi nhận 72 bệnh nhân (từ 12 tháng tuổi đến 11 tuổi) bị mắc thủy đậu.

Bệnh lành tính, nhưng cũng có biến chứng

TS.BS Lương Thị Thu Hiền, Trưởng khoa Nội nhi tổng hợp (Bệnh viên E) cho biết, thủy đậu là bệnh cấp tính do varicella zoster virus gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người này khác qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp. Dịch tiết ra từ người bệnh có thể lây gián tiếp cho người khác qua các đồ vật. Khi khởi phát bệnh, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân trong vòng 12-24 giờ. Người chưa mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vaccine đều cảm nhiễm với bệnh, thường xảy ra vào mùa Đông- Xuân.

Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện sau 10-14 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bỏng nước đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt bỏng nước này sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi bỏng nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm trùng nốt bỏng nước có thể để lại sẹo.

BS Thu Hiền nhấn mạnh, đây là bệnh lành tính nhưng cũng có những biến chứng với mức độ từ nhẹ đến nặng. Bội nhiễm là biến chứng hay gặp nhất của bệnh thủy đậu. Nếu bội nhiễm nặng, vi khuẩn có thể xâm nhập từ bỏng nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, các biến chứng nặng như viêm phổi, não, tiểu não... là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, thường để lại di chứng sau này.

Còn theo BS Vũ Mạnh Cường, trẻ em trong độ tuổi từ 2-8 tuổi có nguy cơ mặc bệnh cao nhất. Người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai, mắc thủy đậu có khả năng biến chứng và nặng hơn trẻ em.

Các bác sĩ tư vấn, tiêm ngừa vaccine thủy đậu là biện pháp phòng ngừa một cách chủ động và hiệu quả. Phụ nữ trước khi mang thai 1-2 tháng nên chích ngừa thủy đậu. Trong trường hợp chích ngừa xong mới biết có thai thì cũng không nên quá lo lắng, vì gần như không có ảnh hưởng gì đến thai nhi. Phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể chích ngừa thủy đậu bình thường.

BS Vũ Mạnh Cường khuyến cáo, đối với người có tiếp xúc với nguồn lây trong 3 ngày đầu vẫn có thể tiêm phòng vaccine phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Đa số người mắc chưa được tiêm vaccine phòng thủy đậu, tuy nhiên cũng có một số trường hợp đã tiêm vaccine rồi vẫn mắc bệnh. Trên thực tế, nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối.

Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt bỏng rạ và thường là không bị biến chứng. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, mỗi người cần tiêm đủ 2 liều vaccine thủy đậu. Tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.

Các chuyên gia cũng cảnh báo, có rất nhiều quan niệm sai lầm khi chữa thủy đậu như kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn…Việc không tắm, ủ ấm cho trẻ sẽ khiến cho bệnh càng nặng thêm, dễ dẫn đến nhiễm trùng và biến chứng. Nhiều người còn lấy gốc rạ tắm hoặc đốt để lấy nước uống (do suy nghĩ bệnh thủy đậu là bệnh trái rạ nên dùng gốc rạ để chữa). Trong khi nếu sử dụng cách này, có thể dễ dẫn đến ngộ độc.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh

Thủy đậu có tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng rất cao, dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu.

- Trẻ sốt nhẹ trong vài ngày liền kèm biếng ăn, lười vận động… lúc này cha mẹ nhớ giảm nhiệt độ cơ thể cho con bằng cách chườm nóng cho trẻ.

- Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân bị thủy đậu, trẻ sẽ phát bệnh trong vòng 10 ngày hoặc có thể chậm hơn là sau 20 ngày. Với các biểu hiện như: trẻ nổi mụn ở vùng đầu và mặt, sau đó lan ra toàn thân trong vòng 24 giờ. Mụn chứa dịch màu trong.

Tùy theo mức độ nặng, nhẹ mà cha mẹ có thể chọn điều trị bệnh theo phương pháp Đông y hoặc y học hiện đại. Khi con có dấu hiệu bị thủy đậu, nên đưa trẻ đi khám để các bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý: Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc để điều trị cho trẻ mà cần đến bệnh viện để được thăm khám và kê đơn thuốc đúng liều lượng, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Một số sai lầm khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Kiêng tắm: Khi trẻ bị thủy đậu, mẹ thường kiêng tắm cho trẻ, đó là một sai lầm. Bởi nếu không vệ sinh cơ thể các nốt mụn sẽ bị nhiễm trùng, tuy nhiên nếu tắm cho trẻ, nên tắm ở những nơi kín gió, tắm bằng nước ấm. Để tránh vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng da cho bé.

Bôi methylen chi chít khắp người: Nhiều bà mẹ khi thấy con bị thủy đậu liền vội vàng bôi thuốc xanh khắp người cho con. Tuy nhiên, đây là cách điều trị sai lầm, các bác sĩ khuyến cáo, chỉ khi mụn nước vỡ, thì mới chấm trực tiếp thuốc xanh methylen vào các nốt vỡ để làm lành vết thương và sát trùng. Chú ý không bôi mỡ tetracycline, mỡ penicillin hay thuốc đỏ. Ngoài ra không được chọc mụn nước ra vì dễ gây nhiễm trùng và lây sang vùng da lành.

Tắm nước lá: Các mẹ thường tắm cho trẻ bằng lá bàng, lá trà xanh, lá tre, hay lá trúc đào… điều này hoàn toàn sai lầm, do da trẻ còn yếu và mỏng nên dễ bị kích ứng hoặc dị ứng, khi tắm lá sẽ làm bệnh nặng hơn.

Trẻ mọc càng nhiều mụn bọc càng nhanh khỏi bệnh: Các mẹ thường quan niệm rằng, trẻ mọc càng nhiều mụn bọc càng nhanh khỏi bệnh. Đây là quan niệm sai lầm, bệnh thủy đậu cần phát hiện và điều trị sớm, để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé, để lâu sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu trẻ bị thủy đậu thì có các biểu hiện như: Ho, sốt tăng cao, trẻ chậm chạp kèm ho…thì cần đưa con đi khám bác sĩ ngay. Đây là biến chứng của bệnh thủy đậu, rất có thể trẻ bị viêm da, viêm phổi, viêm màng não.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở
Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Y tế - 1 ngày trước

Phương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Y tế - 1 ngày trước

Tin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 5 ngày trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 tuần trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 tuần trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Top