“Thuỷ Hử” là bộ tiểu thuyết “bệnh hoạn”?
Giadinh.net - Thuỷ Hử - một trong bốn bộ tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng nhất Trung Quốc bị đánh giá là cuốn tiểu thuyết bệnh hoạn? Nghĩa khí “tứ hải giai huynh đệ” của 108 vị anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc bị coi là nghĩa khí anh em kiểu lưu manh?
Cuốn tiểu thuyết được dựng thành không biết bao nhiêu phim, truyện tranh, trò chơi điện tử... giờ đây đang trở thành đề tài nóng hổi được tranh luận tích cực trên các diễn đàn văn học nghệ thuật và cuộc sống.
Thuỷ Hử tô đẹp hành vi lưu manh?
Cuối tháng 6/2007 vừa qua, trên tạp chí Tia Sáng có đăng tải bài trả lời phỏng vấn tạp chí Khoa học và Văn hóa Trung Quốc của Giáo sư Bill Jenner ở Đại học Quốc gia Australia về bộ tiểu thuyết kinh điển Thuỷ Hử.
Sau đó, bài viết này đã được đăng tải rộng rãi trên các trang báo mạng và tạo ra nhiều diễn đàn tranh luận sôi nổi xung quanh các vấn đề về tác phẩm mà bài viết đề cập đến.
Bàn về tác phẩm này, GS Bill Jenner nhận xét: “Tôi thấy đây là một vấn đề rất thú vị, vì nó liên quan tới nền văn hóa và trạng thái tâm lý của xã hội TQ từ triều Minh cho đến ngày nay. Một mặt, sự chém giết lẫn nhau trong Thủy Hử rất chi là nhộn nhạo; mặt khác, người ta không thể không hỏi rốt cuộc vì mục đích gì mà những người ấy vung tay chém giết như vậy? Cái gọi là các anh hùng hảo hán trong sách ra tay choảng nhau thường gây ra tổn thương cho bản thân và người nhà, chỉ vì để chứng tỏ võ công của mình mà họ sử dụng bạo lực, làm hại kẻ khác. Xét về ý nghĩa ấy thì Thủy Hử là một bộ tiểu thuyết bệnh hoạn. Thủy Hử từng được nhà văn Mỹ đoạt giải Nobel Pearl S. Buck dịch ra tiếng Anh là All men are brothers (Tất cả là anh em). Trong đó việc tuyên truyền ca ngợi quan niệm bạo lực và nghĩa khí anh em kiểu lưu manh thì không có chút ý nghĩa xây dựng nào cả”.
Lý giải về việc bộ tiểu thuyết này từ bao đời nay được người dân Trung Quốc và thế giới đón nhận nhiệt thành, GS Bill Jenner cho biết: “Tôi cảm thấy các nhân vật trong Thủy Hử không phải là sự miêu tả cuộc sống chân thực, cuộc sống hiện thực không như thế giới hảo hán trong Thủy Hử. Nghĩa khí giang hồ trong Thủy Hử là sự tô đẹp hành vi lưu manh - loại giá trị quan này rất có tính phá hoại.
Sở dĩ cuốn tiểu thuyết này cùng với bộ phim truyền hình nhiều tập được cải biên dựa vào tiểu thuyết đó được phổ biến rộng rãi là do, thế giới trong sách tồn tại một sự tương phản với cuộc sống hiện thực. Các hảo hán trong sách ra tay choảng nhau không xét tới hậu quả. Trong đời sống hiện thực có nhiều người ưa thích cuốn sách này. đó là do họ phải chịu sự trói buộc của các thế lực quyền thế trong xã hội, chỉ có từ các anh hùng hảo hán phóng đãng bạt mạng trong sách họ mới tìm kiếm được sự giải thoát và trút bỏ nỗi phẫn nộ trong lòng. Đây là hiện tượng làm mọi người rất lo ngại”.
![]() |
Bìa cuốn truyện Thuỷ Hử đã được dịch sang tiếng Anh. |
Dẫn dắt thanh thiếu niên vào vấn nạn bạo lực?
Khẳng định lại ý kiến Thủy Hử là một bộ tiểu thuyết bệnh hoạn, GS Bill Jenner kịch liệt phê phán tính bạo lực trong tác phẩm này: “Sở dĩ nói Thủy Hử là một bộ tiểu thuyết bệnh hoạn, đó là do nó ca tụng bạo lực như trong một vở hài kịch, mà không vạch ra hậu quả nghiêm trọng của điều đó. Con người bị giết một cách vô cớ mà không có sự thương xót của ai cả.
Nhân vật Lý Quỳ là một dẫn chứng điển hình.
Điều đó nói lên, vì để trút giận mà Lý Quỳ không tiếc tay sử dụng bạo lực cực đoan không chút ý nghĩa gì hết. Điều này rất dễ gây ra sự dẫn dắt sai lầm cho thanh thiếu niên. Dĩ nhiên đây không phải là thứ riêng TQ mới có, các nước khác cũng có vấn đề bạo lực thanh thiếu niên. Chẳng hạn, xã hội Mỹ hiện nay cũng có sự thể hiện giá trị quan của Thủy Hử. Thiếu niên mang súng vô cớ bắn giết người khác chỉ vì để trổ tài, giống hệt như biểu hiện của các hảo hán trong Thủy Hử.
Mặt khác, chính quyền từng coi Thủy Hử là cuốn tiểu thuyết ca ngợi cuộc khởi nghĩa của nông dân, qua đó tuyên truyền cho cuốn tiểu thuyết này. Thực ra, trừ Lý Quỳ ra, 108 tướng trong Thủy Hử đều không phải là nông dân. Phần lớn họ là người thuộc tầng lớp quan lại, có cả những chủ đất, ngay anh em họ Nguyễn cũng là các nhà tư bản thuê mướn sức lao động. Nếu nói Thủy Hử thể hiện mâu thuẫn giai cấp gì đó thì tôi cho rằng, nó chủ yếu thể hiện mâu thuẫn nội bộ tầng lớp dưới của giai cấp thống trị.
Các anh hùng hảo hán trong sách chỉ lo báo thù riêng tư, họ quan tâm nhiều hơn đến sự thừa nhận họ là hảo hán và họ coi trọng nghĩa khí của hảo hán. Song loại nghĩa khí ấy không chú trọng cái nghĩa của chuẩn tắc đạo đức, không phải là chính nghĩa. Ngay Thủy Bạc Lương Sơn bản thân cũng là sự thể hiện một xã hội có giai cấp. Khi chia của ăn cướp được, Thủy Bạc Lương Sơn chia chiến lợi phẩm ra làm hai phần: một phần để cho các anh hùng hảo hán hưởng thụ, một phần khác chia đều cho các tiểu lâu la đông người hơn, song chưa bao giờ họ chia lương thực cho những người nghèo đói. Tuy họ cũng đánh úp bọn quan lại ác bá, song lý do đánh thường thường là vì các thành viên trong số hảo hán ấy bị bọn quan lại ác bá đối xử không công bằng – nghĩa là có nhiều yếu tố cá nhân hơn. Chính vì thế mà người Trung Quốc mới có câu “Già chẳng đọc Tam Quốc, trẻ không xem Thủy Hử”.
Một số ý kiến tranh luận trên diễn đàn thuvien_ebook.com: dmk3i: Quan điểm của GS Bill chỉ đơn thuần là nhận xét chuyên môn và có một phần chủ quan trong đó, tôi ủng hộ một vài chi tiết trong luận điểm đó vì tôi sợ, nhiều người khi đọc Thủy Hử, sẽ nổi máu anh hùng rởm, làm hảo hán, rồi gây ra những hậu quả không hay. Nhưng ông giáo sư đó vẫn có chỗ sai, khi phản đối một tác phẩm đã đi vào truyền thống và văn hóa của một dân tộc. Conandoyle1986: Từ lâu, tôi cũng đã thấy nghi ngờ giá trị nội dung của Thủy Hử. Tống Giang hay Tiều Cái, hai người đứng đầu của Lương Sơn Bạc đều không phải là anh hùng nếu xét theo ý nghĩa trọn vẹn của từ đó. Họ hành động với một ý thức về bản ngã mạnh mẽ, và không hiếm những trận đánh vì mục đích cá nhân. Hơn nữa, cách lôi kéo những người khác vào đội quân Lương Sơn Bạc nhiều khi thật tàn nhẫn: Đốt nhà người ta, giết con người ta để buộc người ta phải đi theo... Người anh hùng không làm như vậy. Người anh hùng phải vừa có tài năng xuất chúng, vừa có ý thức và tình cảm mạnh mẽ vượt ra ngoài khuôn khổ cá nhân... thieubayer: Trong lục tài tử của Trung Hoa tôi ít thích Thủy Hử nhất. Viết văn nhiều khi đừng đòi hỏi phải chở đạo. Thủy Hử là một tác phẩm rất hiện thực về các “hảo hán”. M.S.G: Thủy Hử không có nhiều giá trị nhân văn nhưng đánh giá một tác phẩm còn phải xét về giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử, giá trị nhận thức, giá trị hiện thực... nữa chứ. Nhất là đối với một tác phẩm dã sử như Thủy Hử thì những sự kiện hầu hết là đã từng xảy ra trong một giai đoạn lịch sử nhất định, người ghi chép đâu có thể tự ý sửa đổi nội dung được. Những nhân vật trong truyện Thủy Hử là bằng xương bằng thịt, bị giới hạn bởi thời đại, bởi hoàn cảnh xã hội, đâu có thể đem so sánh với những hình tượng văn học vốn được xây dựng như một hình mẫu để thể hiện mong ước khát vọng của con người như Robinhut. Truyện đã miêu tả thành công bức tranh xã hội Trung Quốc thời phong kiến. |
Nguyễn Thắng

Siêu mẫu quê Nam Định từng đóng phim của Củng Lợi cách đây nhiều năm hiện giờ ra sao?
Giải trí - 18 phút trướcGĐXH - Vũ Thu Phương quê Nam Định là siêu mẫu nổi tiếng những năm 2000, cách đây 17 năm cô còn có cơ hội đóng phim cùng Củng Lợi. Sau từng ấy năm, cuộc sống của người đẹp giờ ra sao?

Tập mới nhất 'Cha tôi, người ở lại': Cặp đôi gây tranh cãi Chính - Minh thổ lộ tình cảm, An yêu thầm Nguyên từ lâu
Giải trí - 1 giờ trướcGĐXH - Trong tập 42 phim "Cha tôi, người ở lại", ông Chính và Tuệ Minh chính thức xác định mối quan hệ nghiêm túc, đồng thời hé lộ An và Nguyên yêu nhau từ trước.

Phim 'Chốt đơn' bốc hơi khỏi hệ thống rạp Việt
Xem - nghe - đọc - 2 giờ trướcChưa đầy một tháng trước ngày khởi chiếu, "Chốt đơn" bất ngờ biến mất khỏi hệ thống rạp chiếu. Phim của Bảo Nhân và Nam Cito đối mặt nguy cơ xếp kho vì loạt ồn ào từ diễn viên chính.

Chiều cao 'khủng' của 2 con Hoa hậu Thùy Lâm, bí quyết nằm ở một chi tiết
Giải trí - 3 giờ trướcGĐXH - Hoa hậu Thùy Lâm trở thành người thấp nhất nhà dù con gái mới 12 tuổi và con trai 14 tuổi. Bí quyết để 2 con có được chiều cao như vậy, cô đã phải làm gì?

Hạnh phúc ngọt ngào của hoa hậu H'Hen Niê và chồng nhiếp ảnh gia
Câu chuyện văn hóa - 4 giờ trướcSau đám cưới hồi tháng 3/2025, hoa hậu H'Hen Niê cùng chồng nhiếp ảnh gia Tuấn Khôi đang tận hưởng cuộc sống hôn nhân ngọt ngào.

Hoa hậu Việt Nam có thu hồi danh hiệu 'Người đẹp nhân ái' của Thuỳ Tiên?
Giải trí - 5 giờ trướcGĐXH - Ngoài vương miện Hoa hậu Hoà bình Quốc tế 2021, ở trong nước, Thuỳ Tiên từng đạt danh hiệu Á khôi 1 của Hoa khôi Nam Bộ 2017, lọt top 5 của Hoa hậu Việt Nam 2018 cùng giải thưởng Người đẹp nhân ái của cuộc thi này.

Nữ DJ quảng cáo sản phẩm giảm cân nghi có chất cấm, đang bị cơ quan chức năng kiểm tra là ai?
Giải trí - 15 giờ trướcGĐXH - Các sản phẩm giảm cân do DJ Ngân 98 quảng cáo đang gây xôn xao thời gian qua vì nghi chứa chất cấm.

'Ông trùm' chân dài quê Nam Định một thời là tri kỷ của Ngọc Trinh giờ có cuộc sống ra sao?
Giải trí - 16 giờ trướcGĐXH - 'Ông trùm' Vũ Khắc Tiệp quê Nam Định từng là tri kỷ của Ngọc Trinh, sau những sóng gió thị phi, hiện tại cuộc sống của anh giờ ra sao?

Hoa hậu quê Bình Định đã 'đối đầu' thế nào tại Miss World?
Giải trí - 17 giờ trướcGĐXH - Hoa hậu Ý Nhi tại vòng thi đầu tiên của Head To Head Challenge đã đem đến dự án tủ sách ý nghĩa bày tỏ khát vọng nuôi dưỡng và chắp cánh ước mơ của trẻ em Việt Nam.

Cô gái miền Tây được gọi 'công chúa tóc mây' vào chung kết Hoa hậu Việt Nam
Giải trí - 17 giờ trướcGĐXH - Lê Thị Mỹ Dung - cô gái miền Tây ghi dấu ấn khác biệt trong Top 25 Hoa hậu Việt Nam 2024 nhờ suối tóc mây óng ả, đẹp hiếm thấy.

Sau Cha tôi người ở lại, Lương Thu Trang tiếp tục 'chiếm sóng' giờ vàng VTV trong Dịu dàng màu nắng
Xem - nghe - đọcGĐXH - Ngay sau khi "Cha tôi người ở lại" kết thúc, Lương Thu Trang tiếp tục vào vai chính phim "Dịu dàng màu nắng" phát sóng trên VTV1.