Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiêu hủy gia súc chết vì dịch bệnh 4 năm, dân vẫn mòn mỏi đợi tiền hỗ trợ

Thứ bảy, 14:08 08/06/2024 | Xã hội

GĐXH - Dịch tả lợn Châu Phi và viêm da nổi cục khiến Nghệ An phải tiêu hủy lượng lớn gia súc trong 4 năm qua. Tuy nhiên, đến thời điểm này, người dân vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ.

Mòn mỏi chờ đợi

Huyện Thanh Chương (Nghệ An) có thế mạnh về chăn nuôi, nhưng hình thức chủ yếu vẫn là nông hộ với quy mô nhỏ lẻ, bình quân mỗi hộ chỉ nuôi từ 2- 3 con. Tuy nhiên, môi trường nuôi không đảm bảo và khó kiểm soát là nguyên nhân chính làm gia tăng và bùng phát dịch tả bệnh lợn Châu Phi.

Tiêu hủy gia súc chết vì dịch bệnh 4 năm, dân vẫn mòn mỏi đợi tiền hỗ trợ- Ảnh 1.

Tiêu hủy dịch tả lợn châu Phi tại huyện Đô Lương.

Đợt dịch tả lợn châu Phi năm 2021, gia đình ông Nguyễn Văn Phúc ở xóm Trung Long, xã Thanh Lĩnh, huyện Thanh Chương phải tiêu huỷ 4 con lợn đực giống và 1 con lợn mẹ, trị giá hơn 200 triệu đồng. 

Một năm sau ông Phúc vay mượn được 50 triệu đồng để tái nuôi lại đàn lợn thịt. Thế nhưng, nuôi được 6 tháng, đến tháng 7/2023 khi đàn lợn đã chuẩn bị cho xuất chuồng, gia đình ông lại tiếp tục "trắng tay" cũng do dịch tả lợn châu Phi.

"Giá lợn đang đà tăng mạnh, tôi cũng muốn nuôi lắm nhưng đã sạch vốn, chỉ trong thời gian ngắn mất trắng mấy trăm triệu đồng, nhà nông như vậy là kiệt sức rồi. Với người chăn nuôi như gia đình tôi, việc lợn chết sạch là tổn thất lớn vì đó là tài sản của cả gia đình. Nhưng từ đó đến nay gia đình tôi chưa nhận được một đồng nào tiền hỗ trợ để tái đàn", ông Nguyễn Văn Phúc nói.

Tiêu hủy gia súc chết vì dịch bệnh 4 năm, dân vẫn mòn mỏi đợi tiền hỗ trợ- Ảnh 2.

Chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ luôn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Theo ghi nhận, trong 3 năm 2021- 2023, huyện Thanh Chương đã buộc phải tiêu huỷ đàn lợn có tổng trọng lượng lên tới trên 587.666kg5 khiến người chăn nuôi chông chênh và khó trụ vững.

Bao giờ hơn 100 tỉ đến tay người dân?

Tại Nghệ An, dịch tả lợn Châu Phi được ghi nhận từ năm 2019, trong khi bệnh viêm da nổi cục xuất hiện hai năm sau đó, vào năm 2021. Theo ông Đặng Văn Minh, Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An, "Nguyên nhân do một số quy định tại Nghị định 02 chưa được sửa đổi, 2 loại bệnh mới này chưa được đưa vào danh mục các đối tượng được hỗ trợ tại nghị định".

Để có cơ sở hỗ trợ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định về cơ chế chính sách, đối tượng, và mức hỗ trợ hàng năm. Dựa trên các quyết định này, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các đơn vị liên quan làm thủ tục và kịp thời chi trả 100% kinh phí cho các chủ hộ có lợn bị bệnh dịch tả lợn Châu Phi phải tiêu hủy trong hai năm 2019 và 2020, với tổng số tiền gần 150 tỉ đồng.

Tiêu hủy gia súc chết vì dịch bệnh 4 năm, dân vẫn mòn mỏi đợi tiền hỗ trợ- Ảnh 3.

Những năm qua, người chăn nuôi ở Nghệ An đã chịu nhiều thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Trong 3 năm tiếp theo, do sự gia tăng các yếu tố khách quan, đặc biệt là sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch COVID-19, Chính phủ đã gặp khó khăn trong việc ban hành các chính sách hỗ trợ và thiếu điều kiện pháp lý cần thiết để triển khai các biện pháp này. Do đó, tiến độ của các hoạt động này đã bị ngưng trệ.

Theo quy định ban hành tại Nghị định 02 năm 2017 của Chính phủ, người chăn nuôi sẽ được hỗ trợ mức 38.000 đồng/kg với lợn, 45.000 đồng/kg với trâu bò phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy. Trong đó, 90% kinh phí do Trung ương hỗ trợ, 10% còn lại từ ngân sách địa phương.

Rà soát trong thời gian này ghi nhận, bệnh dịch tả lợn Châu Phi và viêm da nổi cục đã phát sinh tại nhiều địa phương, số lượng vật nuôi phải tiêu hủy rất lớn. Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An, từ năm 2019 đến 2020, tổng cộng 2.400 con trâu, bò đã phải bị tiêu hủy do bệnh viêm da nổi cục.

Tính riêng từ năm 2021 đến nay, dịch tả lợn châu Phi và bệnh viêm da nổi cục vẫn tiếp tục xuất hiện, với 707 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 21 huyện, thành phố, và thị trấn. Số lượng lợn đã phải bị tiêu hủy tính đến thời điểm này là 53.386 con. Theo đơn giá hỗ trợ được quy định tại Nghị định 02 năm 2017 của Chính phủ thì tổng kinh phí hỗ trợ lên tới hơn 115,784 tỉ đồng.

Việc chậm trễ hỗ trợ người dân, ảnh hưởng công tác phòng, chống dịch bệnh do người chăn nuôi sẽ dễ giấu dịch, bán chạy, làm mầm bệnh phát tán trên diện rộng. Nguồn hỗ trợ không kịp thời cũng làm hạn chế hiệu quả, ý nghĩa của chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất sau dịch bệnh.
Ông Đặng Văn Minh - Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An

Trong 4 năm qua, tỉnh Nghệ An đã nhiều lần gửi kiến nghị tới Bộ NN-PTNT và Thủ tướng Chính phủ để ban hành cơ chế và chính sách hỗ trợ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi khôi phục sản lượng.

Đến nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An đã kiểm tra xong hồ sơ và đã trình được 12 đơn vị bị thiệt hại do bệnh dịch tả heo châu Phi và bệnh viêm da nổi cục theo đúng quy định tại nghị định 02 năm 2017. Tuy nhiên, đến nay mọi thứ vẫn đang nằm trên giấy với nhiều vướng mắc.

Dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ bùng phát trên diện rộng ở Nghệ AnDịch tả lợn châu Phi có nguy cơ bùng phát trên diện rộng ở Nghệ An

GĐXH - Cơ quan chức năng khuyến cáo, các hộ chăn nuôi khi phát hiện lợn có biểu hiện nhiễm bệnh cần báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời xử lý, tránh để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng.

Hoàng Trinh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ninh Bình: Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho hơn 5.000 thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Ninh Bình: Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho hơn 5.000 thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Pháp luật - 41 giây trước

GĐXH - Toàn tỉnh Ninh Bình thành lập 1.679 tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, với hơn 5.000 thành viên. Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho lực lượng này từ 1,1 đến 1,5 triệu đồng.

Cơ hội mới cho hàng triệu công dân ngoài ngành muốn vào ngành CAND

Cơ hội mới cho hàng triệu công dân ngoài ngành muốn vào ngành CAND

Đời sống - 19 phút trước

GĐXH - Cục Tổ chức cán bộ về việc thông báo chỉ tiêu tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân. Cục Đào tạo thông báo tuyển chọn công dân vào công tác tại Cục Đào tạo, Bộ Công an.

Hà Nội: Công trình vườn hoa hồ Thiền Quang được gắn biển với tổng mức đầu tư hơn 88,7 tỷ

Hà Nội: Công trình vườn hoa hồ Thiền Quang được gắn biển với tổng mức đầu tư hơn 88,7 tỷ

Thời sự - 22 phút trước

GĐXH - Hôm nay (18/10), công trình vườn hoa hồ Thiền Quang chính thức được gắn biển với tổng mức đầu tư hơn 88,7 tỷ. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024).

Lừa bán “lô đất đẹp”, nhận tiền cọc rồi … bùng

Lừa bán “lô đất đẹp”, nhận tiền cọc rồi … bùng

Pháp luật - 25 phút trước

Ngày 17/10, Công an huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) cho biết Cơ quan CSĐT Công an huyện vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam Nguyễn Thúy Hà (SN 1972, ngụ quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, được quy định tại điều 174 Bộ Luật hình sự.

Trộm hàng trăm triệu đồng của hàng xóm mang đi mua vàng

Trộm hàng trăm triệu đồng của hàng xóm mang đi mua vàng

Pháp luật - 26 phút trước

GĐXH - Là hàng xóm nên Khôi biết gia đình chị T. để tiền trong két sắt. Lợi dụng họ đi vắng, đối tượng đã lẻn vào lấy toàn bộ số tài sản của gia đình nạn nhân.

Người phụ nữ phẫu thuật thẩm mỹ để trốn truy nã

Người phụ nữ phẫu thuật thẩm mỹ để trốn truy nã

Pháp luật - 58 phút trước

Bị truy nã, Hoàng Thị Phương Trang đã vượt biên trái phép sang Campuchia, đổi tên, thẩm mỹ mặt để che giấu thân phận

Xe khách giường nằm cháy ngùn ngụt trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Xe khách giường nằm cháy ngùn ngụt trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Thời sự - 1 giờ trước

Ô tô khách giường nằm đang chạy trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, đoạn qua Bình Thuận thì bốc cháy dữ dội, tài xế cùng hơn 20 người thoát thân kịp thời.

Bị truy nã, gã đàn ông trốn sang Nga rồi giết người

Bị truy nã, gã đàn ông trốn sang Nga rồi giết người

Pháp luật - 1 giờ trước

Đưa ôtô thuê đi cầm cố rồi bỏ trốn sang Nga, Đào Thanh Tùng lại phạm tội giết người và bị trục xuất về Việt Nam

Nam Từ Liêm, Hà Nội: Ngang nhiên thu tiền, trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết

Nam Từ Liêm, Hà Nội: Ngang nhiên thu tiền, trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Việc thu tiền, trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết (Nam Từ Liêm, Hà Nội) diễn ra công khai, trong một thời gian dài thế nhưng vẫn không được xử lý dứt điểm, khiến dư luận không khỏi bức xúc.

Thanh niên dùng dao khống chế nữ chủ nhà đang tắm để cướp tài sản

Thanh niên dùng dao khống chế nữ chủ nhà đang tắm để cướp tài sản

Pháp luật - 2 giờ trước

Trong khi đang tắm, chị H.T.H. (Kon Tum) bị một đối tượng dùng dao khống chế, đe dọa sẽ đâm chết nếu không đưa tiền.

Top