Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trách nhiệm của chính quyền địa phương sau cái chết của cháu Lộc

Thứ bảy, 10:28 22/03/2014 | Pháp luật

GiadinhNet - Cái chết của cháu Đỗ Doãn Lộc (8 tuổi, trú tại TP Bắc Ninh) khiến nhiều người thương cảm, lên án về hành vi nhẫn tâm của người bố độc ác. Bên cạnh đó, dư luận cũng đặt câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong vụ án này. Theo đó, nếu như họ bớt thờ ơ, không coi việc cháu bị đánh đập là “chuyện nhỏ của gia đình” thì chắc chắn sẽ không xảy ra hậu quả đau xót như thế.

Trách nhiệm của chính quyền địa phương sau cái chết của cháu Lộc 1

Cái chết của cháu Lộc khiến nhiều người thương cảm

Trẻ em như búp trên cành

Có thể nói, một trong những lý do khiến tình trạng bạo hành trẻ em có chiều hướng gia tăng trong thời gian qua là vì hiểu sai quan niệm “thương con cho roi cho vọt”. Nhiều người coi việc sử dụng vũ lực để dạy con là chuyện bình thường, chỉ những trường hợp vi phạm về thân thể dẫn đến thương tích mới được các cơ quan chức năng xử lý.

Bên cạnh đó, tâm lý “việc gia đình là việc riêng của nhà người ta” phần nào là tư duy ăn sâu vào các cấp đoàn thể, chính quyền, tổ dân phố, cụm dân cư. Ngoài ra, sự phối hợp của các ngành, các cấp từng lúc, từng nơi chưa đồng bộ, thiếu kịp thời. Cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở phường, xã biến động nhiều và chưa được đào tạo bài bản, chưa được hưởng các chế độ xứng với công việc được giao phó.

Hậu quả là nhiều trẻ em bị đối xử tệ bạc, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần của các em, làm tổn hại khả năng học tập, khả năng giao giao tiếp và làm suy yếu sự phát triển bình thường của trẻ. Cái chết của cháu Đỗ Doãn Lộc (8 tuổi, trú tại TP Bắc Ninh) không phải vụ án đầu tiên mà trẻ bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật từ chính người sinh ra mình.

Trong Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Luật Hình sự; Luật Hôn nhân gia đình và hàng loạt các văn bản pháp luật khác đều có các quy định nghiêm cấm hành vi bạo hành trẻ em. Tại điều 7 (Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em) quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ; Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác; Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật.

Luật này cũng nêu rõ trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Khoản 2 (Điều 26, Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em) quy định về Trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em: “Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật”.

Trở lại với cái chết thương tâm của cháu Lộc, đây không phải là lần đầu tiên cháu bị bố và người tình đánh đập. Ngoài trách nhiệm của người bố, qua sự việc này, đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận một cách thẳng thắn về trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ bảo vệ trẻ em ở địa phương và các cơ quan đoàn thể liên quan. Gần một năm cháu bé về ở với bố đẻ, cháu thường xuyên bị bố đánh đập, nếu chính quyền địa phương phát hiện, can thiệp quyết liệt, kịp thời, họ bớt thờ ơ, không coi việc cháu bé bị đánh đập là “việc gia đình” thì chắc chắn sẽ không xảy ra hậu quả đau xót như thế.

Chính quyền địa phương liệu đã làm hết trách nhiệm?

Trách nhiệm của chính quyền địa phương sau cái chết của cháu Lộc 2

Luật sư Thắng cho rằng: "Nhiều vụ bạo hành trẻ em nghiêm trong xảy ra nhưng chưa có một cán bộ địa phương nào bị kỷ luật"

Có thể thấy, hầu hết các văn bản Luật hoặc dưới Luật đều quy định trách nhiệm của cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, trên thực tế việc trẻ em bị bạo hành, bị bóc lột sức lao động, bị hành hung dã man vẫn diễn ra ở khắp nơi. Điều này cho chúng ta thấy việc thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em còn kém hiệu quả.

Chỉ thị 1408/CT-TTg ngày 1-9-2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, quy định: “Nếu địa phương nào để xảy ra tình trạng bạo lực trẻ em, thì người đứng đầu chính quyền đó phải chịu trách nhiệm”.

Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay rất nhiều vụ bạo hành trẻ em xảy ra trên cả nước nhưng chưa hề có một lãnh đạo của địa phương bị kỷ luật hay khiển trách. Mặt khác, hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng đã được gây dựng từ lâu nay trên khắp toàn quốc, với sự phối hợp và phân định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan được quy định cụ thể trong Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Công an; Tòa án, Viện Kiểm sát… nhưng có vẻ như tính hiệu quả cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan kể trên vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.

Bên cạnh đó, ngoài trách nhiệm của chính quyền địa phương, thì một điều cũng phải lên án đó chính là sự vô cảm, thiếu sự quan tâm của hàng xóm láng giềng. Vụ em Lộc bị bạo hành hay nhiều vụ trẻ em bị bạo hành khác không chỉ diễn ra tức thời mà nó đã diễn ra trong thời gian dài nhưng không được ngăn chặn, không có sự sẻ chia từ thôn làng, tổ dân phố… Nếu có sự sẻ chia, quan tâm của cộng đồng hàng xóm thì vụ án mạng đau lòng này có lẽ sẽ không xảy ra.

Bảo vệ trẻ em không chỉ là trách nhiệm của một vài cá nhân mà còn là trách nhiệm của chính quyền, cộng đồng và toàn xã hội. Để tránh xảy ra những vụ việc đáng tiếc tương tự, cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ và chăm sóc trẻ em đến người dân đồng thời xử lý nghiêm những đối tượng có hành vi hành hạ, ngược đãi trẻ em để có tác dụng răn đe, giáo dục. Ngoài ra, việc đấu tranh, phòng ngừa, kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý tội phạm là trách nhiệm không phải của riêng cơ quan tố tụng mà là của toàn xã hội mà trực tiếp là của chính quyền địa phương.

Luật sư Nguyễn Phú Thắng

 

quoctuan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
TP HCM: Bắt chủ nhà hàng và nhiều nhân viên lột đồ của khách giữa quận 1

TP HCM: Bắt chủ nhà hàng và nhiều nhân viên lột đồ của khách giữa quận 1

Pháp luật - 12 phút trước

Do khách không đồng ý trả tiền, nhân viên nhà hàng Nari Bar đã khống chế, cởi quần áo khách rồi quay video.

Hà Nội: Bắt giữ nhóm người tạt sơn xe ô tô đỗ ở khu chung cư

Hà Nội: Bắt giữ nhóm người tạt sơn xe ô tô đỗ ở khu chung cư

Pháp luật - 14 giờ trước

Ngày 5/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn đêm 20, rạng sáng 21/4 tại phường Định Công.

Hàng triệu người Việt cần đáp ứng điều kiện này để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Hàng triệu người Việt cần đáp ứng điều kiện này để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Pháp luật - 16 giờ trước

GĐXH - Sở hữu nhà ở là giấc mơ của hàng triệu người Việt. Luật Nhà ở 2023 (sắp có hiệu lực) đã mở ra “cơ hội vàng” cho nhiều đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

Vụ đánh con gái ruột 9 tháng tuổi tử vong: Mức hình phạt cao nhất là tử hình

Vụ đánh con gái ruột 9 tháng tuổi tử vong: Mức hình phạt cao nhất là tử hình

Pháp luật - 17 giờ trước

Với cáo buộc ban đầu của Viện kiểm sát, việc đánh con gái ruột 9 tháng tuổi dẫn đến tử vong, người bố có thể bị xử lý hình sự về tội giết người theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Bộ luật hình sự với tình tiết định khung là giết người dưới 16 tuổi. Mức hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Công an truy tìm con gái của Lê Tùng Vân, điều tra tội loạn luân

Công an truy tìm con gái của Lê Tùng Vân, điều tra tội loạn luân

Pháp luật - 17 giờ trước

Công an tỉnh Long An phát thông báo truy tìm Lê Thanh Kỳ Duyên, để làm rõ nghi vấn người phụ nữ này liên quan hành vi loạn luân, xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai.

Nhiều người sập bẫy đường dây lừa đảo bằng app sex

Nhiều người sập bẫy đường dây lừa đảo bằng app sex

Pháp luật - 19 giờ trước

Nhóm đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo nhiều bị hại tại nhiều tỉnh, thành phố với số tiền chiếm đoạt hơn 50 tỉ đồng.

Dùng thủ đoạn huy động vốn để lừa gần 8 tỉ đồng

Dùng thủ đoạn huy động vốn để lừa gần 8 tỉ đồng

Pháp luật - 22 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nạn nhân, Huệ đưa ra thông tin gian dối về việc bản thân ký được hợp đồng với đại lý mua hàng hóa của 1 tập đoàn lớn và được chiết khấu phần trăm cao. Do tin tưởng đối tượng, nhiều người đã sập bẫy với số tiền hàng tỉ đồng.

Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Pháp luật - 1 ngày trước

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai đã bắt giữ nhóm đối tượng gây ra vụ việc 6 xe ô tô bị tạt sơn tại chung cư Nơ 14C và CT16 (khu đô thị Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Ông Mai Tiến Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan vụ án xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng

Ông Mai Tiến Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan vụ án xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam.

Những đối tượng nào được hưởng hỗ trợ về nhà ở xã hội? Thông tin mà mọi người dân nên biết để không bỏ lỡ ‘cơ hội vàng’

Những đối tượng nào được hưởng hỗ trợ về nhà ở xã hội? Thông tin mà mọi người dân nên biết để không bỏ lỡ ‘cơ hội vàng’

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Nhà ở xã hội có ý nghĩa nhân văn rất lớn trong việc giúp đỡ các gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn với mong muốn có được một căn nhà ổn định để sinh sống...

Top