Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hàng triệu phụ huynh không tưởng tượng được sức tàn phá của câu nói này: Tâm hồn con rạn nứt, lớn lên đầy trắc trở

Thứ ba, 13:00 22/07/2025 | Nuôi dạy con

Bạn có thấy mình trong câu chuyện này!

Một phụ huynh kể: "Cuối tuần trước, khi tôi đến nhà chị họ ăn cơm thì vô tình chứng kiến cảnh cháu trai bị mắng. Chuyện bắt đầu từ bữa trưa, chị họ gọi cháu nhiều lần: "Ra ăn cơm!", nhưng cháu không trả lời.

Chị nổi giận, hét lớn: "Tắt tivi ngay!". Cháu trả lời: "Con xem nốt tập này ạ". Chị đặt mạnh bát xuống, chỉ tay vào cháu và nói: "Mẹ đếm đến 3, con không tắt thì hôm nay khỏi ăn cơm! 1, 2…". Nghe đến vậy, cháu sợ hãi lập tức tắt tivi.

Chị quay sang nói: "Lần nào cũng phải đếm tới 3 mới chịu nghe". 

Thực tế, tất nhiều bậc cha mẹ thích dùng câu: "Mẹ đếm đến 3!". Câu này dường như xuất hiện ở vô số gia đình, bởi vì nó có tác dụng "răn đe" rất mạnh. Nhưng điều các bậc cha mẹ không lường trước được là câu nói này gây tổn thương tâm lý cho trẻ hơn cả bạo lực lời nói.

Hàng triệu phụ huynh không tưởng tượng được sức tàn phá của CÂU NÓI này: Tâm hồn con rạn nứt, lớn lên đầy trắc trở- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

01. "Mẹ đếm đến 3" - sát thương tinh thần còn lớn hơn cả lời mắng mỏ

"Mẹ đếm đến 3 mà không nghe lời thì mẹ sẽ vứt con đi"; "Không ăn cơm ngay thì khỏi ăn luôn"... Những câu như vậy truyền đến trẻ thông điệp: Mẹ đang tức giận. Mẹ hết kiên nhẫn rồi. Không làm theo thì sẽ bị phạt

Trẻ chỉ sợ hãi mà vâng lời, nhưng trong lòng đã xảy ra biến động tâm lý cực lớn.

Một nhà tâm lý học từng nói: "Khi trẻ đang đắm chìm trong thế giới của mình thì ba chữ 1-2-3 giống như kéo giật trẻ ra khỏi dòng chảy cảm xúc một cách cưỡng ép, gây nên cảm giác sốc, lo âu, thậm chí là hoảng loạn".

Trẻ con không sinh ra đã sợ hãi. Nỗi sợ đến từ:

"1" là căng thẳng

"2" là sợ bị phạt

"3" là hoảng loạn

Trẻ bị ép dừng hành vi nhưng không hiểu lý do tại sao. Chúng muốn phản kháng, muốn được chọn, nhưng bị ánh mắt giận dữ và giọng nói lạnh lùng của cha mẹ làm cho khiếp sợ.

Sự ngoan ngoãn bên ngoài là biểu hiện của sự bất lực bên trong.

Trẻ sống trong môi trường sợ hãi lâu dài sẽ trở nên nhút nhát, tự ti, chỉ biết cố gắng tồn tại mà không dám phát triển bản thân. Dần dần, trong lòng trẻ hình thành suy nghĩ: "Mình không nghe lời là cha mẹ sẽ không yêu mình nữa"; "Mình phải ngoan ngoãn, không được khiến họ nổi giận". Kết quả, trẻ lớn lên rụt rè, hay làm vừa lòng người khác, thiếu tự tin.

Sự nghe lời tạm thời mà cha mẹ đạt được là đánh đổi bằng sự tổn thương lâu dài trong tâm hồn trẻ.

02. Cha mẹ "thuần phục" trẻ, nhưng trẻ lại đánh mất ba điều quý giá

Câu "Mẹ đếm đến 3" không phải là lời dạy dỗ mà là thói quen đe dọa và kiểm soát.

Giống như: "Không ngủ đi là chú công an bắt bây giờ"; "Không nghe lời là mẹ không cần con nữa". Những lời ấy khiến trẻ phải phục tùng, nhưng sâu bên trong là nỗi sợ bị bỏ rơi, mất kiểm soát.

Dưới áp lực đó, trẻ có thể đánh mất:

1) Cảm giác về ranh giới và quy tắc

Trẻ cần được học giới hạn và nguyên tắc thông qua sự hướng dẫn và va chạm. Nhưng nhiều cha mẹ chỉ quan tâm đến kết quả: "Phải làm theo ngay", mà bỏ qua việc giải thích lý do, truyền đạt quy tắc. Lâu dần, trẻ không biết tại sao mình sai, cũng không biết nên hành xử thế nào mới đúng.

Trẻ chỉ biết: "Ba/mẹ giận", chứ không hiểu được đúng/sai.

2) Mất cảm giác an toàn

Một người từng chia sẻ bóng tối tuổi thơ: Từ nhỏ, mẹ cô thường xuyên đe dọa: "Không chăm chỉ học, công an sẽ đến bắt con". Vì vậy, mỗi lần nghe tiếng còi cảnh sát, cô đều run rẩy tưởng mình sắp bị bắt. Bố cô thường giơ tay dọa tát, khiến cô ám ảnh cả khi trưởng thành.

Sau này, cô phát hiện mình trở thành người sống để làm vừa lòng người khác, không dám thể hiện cảm xúc thật. Đó chính là hậu quả của việc mất cảm giác an toàn từ nhỏ.

Khi cha mẹ dùng đe dọa, trẻ dần mất niềm tin và sự phụ thuộc vào gia đình, lâu dài sẽ đánh mất chính mình.

3) Mất khả năng tự lựa chọn, không có chính kiến

"Mẹ đếm đến 3" là kiểu ra lệnh không thể phản kháng. Trẻ quen với việc không được phép phản ứng, nên dần mất khả năng biểu đạt mong muốn cá nhân.

Một bà mẹ chia sẻ: "Tôi từng có giai đoạn hay dùng câu này với con. Sau đó, tôi phát hiện: Con không biết chọn gì khi đi mua đồ; Không dám thể hiện sở thích; Sợ mẹ không đồng ý nên không dám lên tiếng. Đây là hậu quả của việc bị tước đoạt quyền lựa chọn từ nhỏ.

03. Thay vì "1-2-3", cha mẹ nên dùng cách nào để con hợp tác mà không tổn thương?

Thực chất, cha mẹ dùng "1-2-3" để thúc giục, nhưng muốn trẻ nghe lời mà không bị tổn thương, cần thay đổi cách tiếp cận.

1) Lấy hình mẫu làm động lực

Ví dụ: "Cảnh sát phải cao lớn để bắt tội phạm, nếu con không ngủ thì không cao lên được. Con muốn làm đội trưởng giỏi thì giờ nên đi nghỉ". Trẻ thích thần tượng, và gương mẫu sẽ giúp trẻ hành động tích cực hơn.

2) Tạo cơ hội để trẻ lựa chọn

Khi muốn trẻ tắt tivi, đừng ra lệnh mà hãy hỏi: "Đến giờ rồi, con muốn tự tắt hay mẹ tắt giúp?". Câu hỏi này tạo dự báo tâm lý, khiến trẻ chủ động hợp tác. Thay vì mệnh lệnh, hãy đưa ra "câu hỏi lựa chọn" giúp trẻ thấy mình có quyền quyết định.

3) Thiết lập quy tắc, nuôi dưỡng cảm giác giới hạn

Ví dụ:

Tivi: mỗi ngày chỉ xem 30 phút.

Đồ ăn vặt: mỗi tuần chỉ mua 3 lần

Làm bài tập: giới hạn trong 30 phút

3–6 tuổi là "thời kỳ xi măng ẩm" - trẻ dễ tiếp thu, dễ điều chỉnh.

Giáo dục hiệu quả đòi hỏi cha mẹ kiên định, có nguyên tắc, không bị cảm xúc chi phối.

Chúng ta cần dạy con bằng sự dịu dàng, tôn trọng và kiên định.

Đừng để câu "mẹ đếm đến 3" trở thành bóng ma ám ảnh cả tuổi thơ con.

"Chán nản có lợi cho trẻ": Quan điểm gây sốc nhưng lại khiến nhiều phụ huynh phải nhìn lại cách nuôi con'Chán nản có lợi cho trẻ': Quan điểm gây sốc nhưng lại khiến nhiều phụ huynh phải nhìn lại cách nuôi con

GĐXH - Trong thời đại mà trẻ em luôn được bao quanh bởi lịch học dày đặc và thiết bị công nghệ, một số chuyên gia tâm lý học lại cho rằng: Trẻ em thấy chán là điều tốt.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Cha mẹ càng can thiệp, con càng dễ thất bại: Bài học đắt giá từ một giảng viên đại học

Cha mẹ càng can thiệp, con càng dễ thất bại: Bài học đắt giá từ một giảng viên đại học

Nuôi dạy con - 3 giờ trước

GĐXH - Sau hơn một thập kỷ đứng lớp, tôi nhận ra: không phải áp lực học tập hay bài vở, chính sự can thiệp quá mức của cha mẹ mới là thứ khiến nhiều đứa trẻ trở nên tự ti, rối loạn và mất phương hướng.

Nghiên cứu chỉ ra: Bố làm những nghề nghiệp sau, con cái thường thông minh hơn!

Nghiên cứu chỉ ra: Bố làm những nghề nghiệp sau, con cái thường thông minh hơn!

Nuôi dạy con - 10 giờ trước

Nghiên cứu đã khảo sát 1.065 trẻ em để tìm hiểu các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ.

Thực hư vụ bé trai 9 tuổi bị cha ruột và mẹ kế nhét trong cốp xe đi cả nghìn km

Thực hư vụ bé trai 9 tuổi bị cha ruột và mẹ kế nhét trong cốp xe đi cả nghìn km

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

Gần đây, mạng xã hội bất ngờ lan truyền hình ảnh và thông tin một bé trai 9 tuổi nằm co ro trong cốp xe ô tô trên hành trình dài 1.000km từ Phật Sơn (Quảng Đông) đến Quế Lâm (Quảng Tây).

Học giỏi nhưng điểm đại học không cao, nam sinh bị mẹ đuổi khỏi nhà, đổi mã cửa

Học giỏi nhưng điểm đại học không cao, nam sinh bị mẹ đuổi khỏi nhà, đổi mã cửa

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

Điểm không đủ cao để vào trường đại học top đầu Trung Quốc, thanh niên vừa tốt nghiệp cấp 3 bị bố mẹ đuổi khỏi nhà, đổi mã cửa và cắt nguồn tài chính.

5 cách giúp mẹ hòa hợp với con gái tuổi ẩm ương

5 cách giúp mẹ hòa hợp với con gái tuổi ẩm ương

Nuôi dạy con - 3 ngày trước

Bài viết này gợi ý 5 cách giúp mẹ và con gái tuổi teen vượt qua giai đoạn khó khăn để có một mối quan hệ bền chặt hơn bao giờ hết.

3 kiểu 'lỡ miệng' của cha mẹ EQ thấp khiến con cái gặp họa

3 kiểu 'lỡ miệng' của cha mẹ EQ thấp khiến con cái gặp họa

Nuôi dạy con - 4 ngày trước

GĐXH - Dưới đây là 3 "bí mật" về con cái mà cha mẹ EQ thấp thường tiết lộ, trong khi những bậc cha mẹ khôn ngoan sẽ tuyệt đối giữ kín.

Harvard phát hiện: Trước 10 tuổi, trẻ có 3 cơ hội để thông minh hơn, tương lai xán lạn hay không phụ thuộc rất lớn!

Harvard phát hiện: Trước 10 tuổi, trẻ có 3 cơ hội để thông minh hơn, tương lai xán lạn hay không phụ thuộc rất lớn!

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

Một đứa trẻ được "khai mở đúng lúc" sẽ tạo ra khoảng cách vượt trội trong tương lai.

Đứa trẻ ngủ với mẹ và ngủ với bố lớn lên có tính cách khác hẳn nhau, cho con ngủ cùng ai là tốt nhất?

Đứa trẻ ngủ với mẹ và ngủ với bố lớn lên có tính cách khác hẳn nhau, cho con ngủ cùng ai là tốt nhất?

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

Việc “ngủ cùng mẹ” hay “ngủ cùng bố” có thể tạo ra những khác biệt không nhỏ trong tính cách của đứa trẻ khi lớn lên.

Hai thói quen tốt mà cha mẹ khôn ngoan rèn luyện cho con

Hai thói quen tốt mà cha mẹ khôn ngoan rèn luyện cho con

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Không cần ép học, không cần la mắng, chỉ cần xây cho con hai thói quen tốt dưới đây, cha mẹ đã đặt nền móng vững chắc cho tương lai con cái.

Trẻ có IQ cao thường nói những câu này trước 6 tuổi: Bạn đã từng nghe con nói chưa?

Trẻ có IQ cao thường nói những câu này trước 6 tuổi: Bạn đã từng nghe con nói chưa?

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - 91% trẻ có IQ cao đều phát triển ngôn ngữ sớm và biết cách thể hiện tư duy khác biệt qua lời nói hằng ngày.

Top