Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ đánh nhau vì tranh giành đồ chơi, cha mẹ cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn mà vẫn giáo dục được trẻ?

Thứ năm, 10:07 02/06/2022 | Nuôi dạy con

Mọi người vẫn nói rằng 2 tuổi trở ra là thời kỳ “nổi loạn” của trẻ, và điều đó hoàn toàn đúng!

Trẻ em trước hai tuổi thường rất dễ thương và biết nghe lời, tuy nhiên khi lên 2 tuổi, sự tự nhận thức của trẻ bắt đầu thức tỉnh, trẻ có chủ kiến và bắt đầu bộc lộ tính khí của mình. Trẻ ở tuổi này cũng phát triển những suy nghĩ tự cho mình là trung tâm và khi chơi với nhau rất hay xảy ra tình trạng xung đột, tranh giành đồ chơi.

Trẻ đánh nhau vì tranh giành đồ chơi, cha mẹ cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn mà vẫn giáo dục được trẻ? - Ảnh 1.

Hai người bạn nọ cùng đưa con vào siêu thị mua sắm chuẩn bị cho bữa tiệc thân mật cuối tuần, qua quầy đồ chơi mỗi bé được mẹ mua cho một món đồ chơi mà mình yêu thích. Khi về nhà, 2 bé lúc đầu chơi với nhau rất vui vẻ trong phòng khách, thế nhưng trong lúc hai mẹ đang nấu nướng trong bếp thì một trận cãi vã, khóc lóc đã nổ ra. Hai người mẹ chạy ra thì thấy hai bạn đang tranh giành đồ chơi của nhau, một bé chỉ vào đồ chơi của bạn và nói: “Con thích đồ chơi này, con muốn đồ chơi này” còn bạn kia thì nhất quyết không đưa. Hai bà mẹ vô cùng lúng túng vì không bé nào chịu nhường nhịn, mãi sau một hồi lâu thuyết phục, họ mới có thể dàn xếp ổn thỏa.

Đó là câu chuyện chẳng xa lạ gì trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta thường thấy trẻ em cãi nhau về quyền sở hữu đồ chơi, thậm chí một số trẻ còn buộc bên kia phải nhường đồ chơi bằng cách khóc lóc hoặc đánh nhau để tranh giành. Nguyên nhân khiến trẻ thích giành giật đồ chơi là do trẻ đã có ý thức về quyền tài sản. Trẻ ở giai đoạn này có một đặc điểm chung là coi đồ chơi yêu thích là của mình mà không cần biết đồ chơi đó có thực sự thuộc về mình hay không. Tình trạng này dễ dẫn đến hành vi tranh giành đồ chơi, từ đó nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí dẫn đến cãi vã, đánh nhau.

Trẻ đánh nhau vì tranh giành đồ chơi, cha mẹ cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn mà vẫn giáo dục được trẻ? - Ảnh 2.

Vậy khi đối mặt với hành vi giật giật đồ chơi của trẻ, cha mẹ nên làm gì để không chỉ giải quyết được mâu thuẫn trước mắt vừa có thể giáo dục trẻ khôn lớn hơn?

1. Khi con cái tranh giành đồ chơi, cha mẹ không nên bảo vệ con cái một cách mù quáng

Khi con cái xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, thậm chí đánh nhau với bạn vì tranh giành đồ chơi, rất nhiều cha mẹ có xu hướng thiên vị, bênh vực con cái bất kể chúng làm điều gì sai trái. Tuy nhiên, sự bảo vệ mù quáng của cha mẹ sẽ không tốt cho sự phát triển của trẻ, thậm chí còn ảnh hưởng đến nhận thức bình thường và việc hình thành các giá trị của trẻ. Vì vậy điều cha mẹ cần làm là tìm hiểu nguồn gốc những mâu thuẫn của trẻ. Chỉ khi cha mẹ tìm ra nguyên nhân gốc rễ, họ mới có thể giúp trẻ giải quyết vấn đề tốt hơn.

2. Giúp trẻ thiết lập ý thức về các quy tắc

Các quy tắc là một cách tuyệt vời để giúp trẻ phát triển những thói quen tốt và cha mẹ là hình mẫu cho trẻ bắt chước. Nếu muốn giúp trẻ phát triển ý thức về các quy tắc, cha mẹ cần phải làm gương, bắt đầu từ chính bản thân mình, để trẻ có thể học hỏi và bắt chước tốt hơn. Ở nhà, cha mẹ nên thiết lập một ý thức về các quy tắc, để trẻ biết rõ ràng những gì có thể và không thể làm. Khi giao tiếp với mọi người, cha mẹ cũng phải tuân thủ các quy tắc giữa các cá nhân, chẳng hạn như đồ của người khác, muốn chơi thì phải xin phép và được sự đồng ý của họ mới được chơi.

Trẻ đánh nhau vì tranh giành đồ chơi, cha mẹ cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn mà vẫn giáo dục được trẻ? - Ảnh 3.

3. Hướng dẫn trẻ học cách chia sẻ

Chia sẻ là một đức tính tốt, và những đứa trẻ biết chia sẻ sẽ dễ có được tình bạn hơn. Hầu hết trẻ cãi nhau về đồ chơi vì chúng thiếu ý thức chia sẻ, trẻ chỉ nghĩ rằng một số đồ vật là của mình và không muốn chia sẻ chúng với người khác. Do đó, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ chia sẻ, bởi vì chia sẻ cũng là một bước quan trọng trong việc mở ra con đường xã hội của trẻ.

Vậy bố mẹ cần làm như thế nào? Đầu tiên là cha mẹ cần làm cho trẻ hiểu rằng chia sẻ là một điều hữu ích, có thể mang lại niềm vui và hạnh phúc, đồng thời nó còn giúp trẻ có thêm những người bạn tốt. Hãy tìm cách để trẻ hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ, và sẵn sàng chia sẻ trong quá trình giao tiếp với người khác. Muốn làm được như vậy thì điều quan trọng nhất là cha mẹ phải thường xuyên tạo cơ hội cho trẻ thực hành.

Chẳng hạn, khi trẻ đang cầm đồ ăn ưa thích, cha mẹ có thể hỏi trẻ “con có thể chia cho bố mẹ hoặc anh chị em ăn cùng được không?”. Nếu trẻ sẵn sàng chia sẻ thì cha mẹ hoặc anh chị em phải tỏ ra rất vui để khích lệ trẻ. Cha mẹ cũng có thể nói với trẻ rằng nếu con sẵn sàng chia sẻ đồ ăn, sách và đồ chơi yêu thích,… thì bạn bè của con cũng sẽ cảm thấy vui vẻ hạnh phúc và họ sẽ sẵn lòng chia sẻ những thứ đó với con.

Trẻ đánh nhau vì tranh giành đồ chơi, cha mẹ cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn mà vẫn giáo dục được trẻ? - Ảnh 4.

Lấy vợ kém 19 tuổi, chồng già bị bỏ sau đám cưới 6 ngày vì lý do khó nói, sốc nhất là cái kếtLấy vợ kém 19 tuổi, chồng già bị bỏ sau đám cưới 6 ngày vì lý do khó nói, sốc nhất là cái kết

GiadinhNet - Chỉ đúng 6 ngày sau đám cưới xa hoa, cô vợ trẻ đã bỏ nhà theo trai. Tuy nhiên, hành động của anh chồng sau đó mới bất ngờ.

Chuyện tình đặc biệt của cặp vợ chồng tý hon

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Đại học Harvard: 4 khoảnh khắc tưởng như vô hại nhưng nếu cha mẹ vắng mặt, con sẽ thiệt thòi cả đời

Đại học Harvard: 4 khoảnh khắc tưởng như vô hại nhưng nếu cha mẹ vắng mặt, con sẽ thiệt thòi cả đời

Nuôi dạy con - 9 phút trước

GĐXH - Có thể bạn bận rộn, nhưng nếu bỏ lỡ 4 khoảng thời gian này mỗi ngày, bạn đã đánh mất cơ hội quý giá nhất để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc, tự tin và yêu thương.

3 kiểu học sinh khiến thầy cô "mất cảm tình" dù thành tích xuất sắc

3 kiểu học sinh khiến thầy cô "mất cảm tình" dù thành tích xuất sắc

Nuôi dạy con - 4 ngày trước

GĐXH - Không phải cứ học giỏi là được thầy cô quý mến. Một giáo viên có hơn 20 năm làm chủ nhiệm thẳng thắn chỉ ra 3 kiểu học sinh đạt thành tích tốt nhưng lại dễ khiến giáo viên giữ khoảng cách.

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công

Nuôi dạy con - 4 ngày trước

GĐXH - Không cần đến những bí quyết giáo dục cầu kỳ, đôi khi chỉ vài lời nói đúng lúc của cha mẹ cũng có thể trở thành "chìa khóa vàng" mở lối cho thành công của con sau này.

'Em bé' 37 tuổi không biết giặt đồ, hẹn hò 59 lần đều thất bại

'Em bé' 37 tuổi không biết giặt đồ, hẹn hò 59 lần đều thất bại

Nuôi dạy con - 4 ngày trước

Từ cậu bé giỏi giang sinh ra trong gia đình tri thức, được kỳ vọng trở thành thiên tài, giờ đây, người này đã gần 40 tuổi vẫn chỉ biết chơi game, nhờ cha mẹ già chu cấp tiền sinh hoạt.

Giáo viên lâu năm cảnh báo: Cặp sách của con có 4 dấu hiệu này, cha mẹ đừng chủ quan

Giáo viên lâu năm cảnh báo: Cặp sách của con có 4 dấu hiệu này, cha mẹ đừng chủ quan

Nuôi dạy con - 5 ngày trước

GĐXH - Chỉ cần kiểm tra cặp sách của con, cha mẹ có thể nắm được tình trạng học tập rõ ràng hơn bất kỳ lời phàn nàn nào - một giáo viên chủ nhiệm 15 năm kinh nghiệm chia sẻ.

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

Vợ chồng chị Vũ Hà Trang (Hà Nội) có hai con, một bé gái 5 tuổi và một bé trai 3 tuổi. Ngoài kinh doanh, chị Trang có thực hiện một kênh TikTok chia sẻ về hành trình chăm sóc, nuôi dạy con.

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

Nhiều gia đình chấp nhận chi tiền mạnh tay mua khoá học hè cho con, vừa để hạn chế trẻ dùng thiết bị điện tử, vừa yên tâm làm việc, không phải trông nom.

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Chúng ta cần con biết đứng lên, dũng cảm hơn sau vấp ngã. Và đó là điều Sex Education giúp tôi hiểu rõ nhất.

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Sex Education không nói tình yêu tuổi mới lớn là sai. Nó cho thấy: Yêu ở tuổi này không hoàn hảo, nhưng chân thật.

Cha mẹ phải làm sao khi phát hiện con 'không đủ nam tính'? - Kinh nghiệm học từ Sex Education

Cha mẹ phải làm sao khi phát hiện con 'không đủ nam tính'? - Kinh nghiệm học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Sex Education giúp tôi hiểu rằng: Làm cha mẹ không phải là đẩy con tới thành tích, mà là giúp con lắng nghe chính mình.

Top