Trẻ hạnh phúc hơn nếu được xa rời điện thoại, hòa mình vào thiên nhiên
Thiên nhiên đóng vai trò rất to lớn trong quá trình phát triển của một đứa trẻ, tiếc thay nhiều cha mẹ vẫn chưa nhận ra điều ấy.
Vào đầu những năm 1980, nhà sinh vật học Edward O. Wilson tại Đại học Harvard, Mỹ đã đề xuất một lý thuyết gọi là Biophilia: "Con người bị thu hút bởi môi trường xung quanh tự nhiên theo bản năng".
Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ ở thế kỷ 21 sẽ đặt câu hỏi về lý thuyết này, khi họ quan sát con mình thể hiện sở thích cắm mặt vào màn hình điện thoại hơn là vui chơi bên ngoài.
Nhiều bậc cha mẹ hiện nay hoang mang về việc con cái dành quá nhiều thời gian trong nhà, đến mức cuộc khủng hoảng có tên "rối loạn sự thiếu hụt tự nhiên" xuất hiện. Sự thay đổi này một phần là do công nghệ.
Richard Louv, tác giả cuốn sách "Last Child in the Woods" (tạm dịch: Đứa trẻ cuối cùng ở trong rừng) từng hỏi một đứa trẻ và cậu bé ấy nói rằng, mình thích chơi trong nhà hơn ngoài trời "vì đó là nơi có tất cả các ổ cắm điện".
Ngoài ra, nỗi sợ hãi ngày càng tăng của cha mẹ về bệnh tật và sự nguy hiểm khi chơi ngoài trời cũng khiến trẻ em ngày nay ít tiếp xúc với thiên nhiên. Thay vào đó, các hoạt động trong nhà có vẻ dễ dàng hơn, an toàn hơn và thậm chí cảm thấy không bị "lạc loài" trước bạn bè xung quanh toàn lớn lên với trò chơi điện tử.
Tại sao trẻ em cần phải đi ra ngoài?
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra lợi ích, thậm chí là cần thiết của việc dành thời gian ở ngoài trời cho cả trẻ em và người lớn. Một số cho rằng, đó phải là một môi trường "xanh" có thiên nhiên cây cối. Những người khác lại cho rằng, chỉ một bức tranh cây xanh cũng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tinh thần.
Bỏ qua những quan điểm này, hầu hết các nghiên cứu đều đồng ý rằng, những đứa trẻ chơi ngoài trời thông minh, hạnh phúc, tập trung tốt hơn và ít lo lắng những đứa trẻ dành nhiều thời gian trong nhà.
Những lợi ích của việc cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên như:
- Xây dựng sự tự tin
Có vô số cách để tương tác với môi trường ngoài trời, từ khoảng sân sau nhà đến công viên, đến đường mòn đi bộ đường dài hoặc hồ nước. Để trẻ chọn cách đối xử với thiên nhiên nghĩa là chúng có khả năng kiểm soát hành động của chính mình.
- Thúc đẩy sự sáng tạo và trí tưởng tượng
Trẻ có thể suy nghĩ tự do hơn, tự tạo ra các hoạt động của riêng mình và tiếp cận thế giới theo những cách sáng tạo.
- Dạy về tính trách nhiệm
Các sinh vật sống sẽ chết nếu bị ngược đãi hoặc không được chăm sóc đúng cách và giao cho trẻ chăm sóc cây cối có nghĩa là chúng sẽ biết điều gì sẽ xảy ra khi quên tưới cây hoặc ngắt một bông hoa.
- Cung cấp sự kích thích khác nhau
Thiên nhiên ít kích thích hơn so với trò chơi điện tử bạo lực. Trên thực tế, nó kích hoạt nhiều giác quan hơn như khả năng nhìn, nghe, ngửi và chạm vào môi trường ngoài trời.
Louv cảnh báo: "Khi trẻ dành ít thời gian với môi trường tự nhiên, các giác quan của chúng bị thu hẹp lại. Điều này làm giảm đi sự phong phú trong trải nghiệm của con người".
- Tăng vận động
Hầu hết các cách tương tác với thiên nhiên liên quan đến việc tập thể dục nhiều hơn là ngồi trên sofa. Con bạn không nhất thiết phải tham gia đội bóng đá địa phương hoặc đạp xe qua công viên, ngay cả việc đi bộ cũng tốt cho sự phát triển.
Tập thể dục không chỉ tốt cho cơ thể của trẻ mà dường như còn khiến chúng tập trung hơn, điều này đặc biệt có lợi cho trẻ bị bệnh tăng động giảm chú ý.
- Kích thích sự tò mò về thế giới
Thiên nhiên tạo ra cảm giác kỳ diệu độc đáo cho trẻ em mà không môi trường nào khác có thể mang lại. Các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên khiến trẻ em đặt câu hỏi về Trái đất và sự sống mà nó hỗ trợ.
- Giảm căng thẳng và mệt mỏi
Trong môi trường tự nhiên, trẻ luôn có cảm giác thích thú, vui vẻ chứ không phải là sự mệt mỏi trong cuộc sống đầy áp lực của xã hội hiện đại.
Việc dành thời gian ngồi trước màn hình là lựa chọn dễ dàng hơn, phổ biến hơn nhưng những lợi ích mà thiên nhiên mang lại sẽ khiến bạn cân nhắc về việc đưa con mình ra ngoài nhiều hơn.
Dự kiến điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội năm 2023
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.
8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Nếu có những dấu hiệu này thì bạn chính là kiểu cha mẹ 'độc hại' đang ảnh hưởng xấu tới con.
Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Muốn xử lý được cơn giận của con một cách hiệu quả, bố mẹ cần hiểu rõ nguồn cơn.
Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Cha mẹ yêu thương con cái không có gì sai, nhưng nếu yêu quá mức sẽ khiến trẻ lạc vào tình yêu dị dạng.
Bức ảnh chụp ở cổng trường gây tranh cãi: Yêu thương con cháu kiểu này thật sự tai hại!
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcKhông ít người ái ngại cho bà nội.
Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc dạy con được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thành công.
Vì sao trẻ con sẽ trở nên nghịch hơn khi ở cạnh mẹ?
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Trẻ con đôi khi như thiên thần trước mặt người khác, nhưng lại vô cùng nhõng nhẽo, quậy phá trước mặt mẹ đều có lý do của chúng.
Giúp cha mẹ giải mã 7 hành động không thể hiểu nổi của trẻ
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Những hành động tưởng chừng như vô nghĩa và bạn không thể lý giải được tại sao thì với trẻ chúng đều có lý do cả.
Cha mẹ tốt không chăm chăm nhìn vào điểm kiểm tra của con
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Phụ huynh tốt đương nhiên hy vọng con học giỏi nhưng họ biết chú trọng kiến thức con đạt được thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số của con.
10 cách dạy con rất khác của các bậc cha mẹ thông thái
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Tương lai của một đứa trẻ thành hay bại phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục chúng nhận được từ cha mẹ mình.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.