Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ nhỏ dễ còi xương, phòng ngừa thế nào?

Thứ bảy, 08:00 06/05/2017 | Sống khỏe

Còi xương là một bệnh phổ biến ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi dưới 2 năm là 10-20% nhưng ở 3-6 tháng có thể lên đến 35%.

Còi xương là một bệnh phổ biến ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi dưới 2 năm là 10-20% nhưng ở 3-6 tháng có thể lên đến 35%. Nguyên nhân đưa đến còi xương ở lứa tuổi dưới 6 tháng chủ yếu là do bé không được cung cấp đầy đủ vitamin D. Nếu trẻ nuôi bằng sữa mẹ thì chính là do chế độ ăn của người mẹ cho con bú không đủ vitamin D.

Một yếu tố quan trọng nữa là vai trò của tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời kích hoạt chất tiền vitamin D3 dưới da chuyển thành vitamin D3 được hấp thụ vào máu dẫn đến giảm hấp thu canxi ở ruột, cơ thể phải huy động canxi ở xương vào máu, gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương. Vì vậy khi điều trị còi xương bằng vitamin D cần bổ sung canxi để giúp xương phát triển bình thường.

Các biến chứng do còi xương ở trẻ em.
Các biến chứng do còi xương ở trẻ em.

Vitamin D có ở đâu?

Các chất tiết của da ở người chứa một chất gọi là tiền vitamin D3. Trong điều kiện bình thường chất tiền vitamin này được hoạt hoá bởi các tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời và chuyển thành vitamin D3 được hấp thu vào máu. Tuy nhiên, nếu ánh sáng mặt trời chiếu qua lớp kính cửa thông thường sẽ bị cản mất tia tử ngoại nên không còn có khả năng chống bệnh còi xương. Trong thức ăn tự nhiên của trẻ còn bú chỉ chứa những lượng nhỏ vitamin D, sữa mẹ có rất ít vitamin D và sữa bò chỉ có 5-40 đơn vị quốc tế trong 1,135 lít. Ngũ cốc, rau quả chỉ chứa lượng không đáng kể. Trong 1g lòng đỏ trứng có từ 140-390 đơn vị quốc tế vitamin D. Ngoài nguyên nhân thiếu vitamin D do chế độ ăn hoặc do da không nhận được tia tử ngoại (nhất là mùa đông xuân miền Bắc nước ta ít nắng) còn có nhiều yếu tố khác khiến bệnh còi xương dễ xuất hiện như ở thời kỳ lớn nhanh của tuổi còn bú, trẻ đẻ non hoặc tuổi dậy thì. Những trẻ em có rối loạn hấp thu như tiêu chảy kéo dài, bệnh viêm tụy, bệnh đại tiện mỡ hoặc bệnh xơ nang có thể mắc bệnh còi xương vì không hấp thu được vitamin D hay canxi hoặc không hấp thu được cả hai loại này. Ở những trẻ có bệnh gan (đặc biệt là tắc mật hay xơ gan), bệnh còi xương cũng có thể xuất hiện vì nó không có năng lực hấp thu vitamin D hay canxi.

Nhận biết trẻ còi xương

Bệnh còi xương do cung cấp thiếu vitamin D trong chế độ ăn hằng ngày trở nên hiếm, nhất là các nước công nghiệp phát triển, nên phần lớn các bệnh còi xương hiện nay là do nguồn gốc nội sinh tức là kháng lại vitamin D liều lượng thông thường (400 - 1.000 đơn vị quốc tế trong một ngày). Bệnh còi xương kháng vitamin D thường xuất hiện kết hợp với nhiều rối loạn phức tạp. Phần lớn là những bệnh có tính di truyền. Nói chung bệnh còi xương kháng vitamin D này biểu hiện như một bệnh còi xương muộn. Bệnh này thường bộc lộ sau lứa tuổi bú mẹ, từ 3-7 tuổi, đứa trẻ có tầm vóc lùn và có những biến dạng ở các chi như chân hoặc tay ở tư thế cong vào (hình chữ O), hay cong ra (hình chữ X). Những hiện tượng này ngày càng rõ nếu đứa trẻ càng vận động nhiều. Có nhiều trường hợp tự nhiên đứa trẻ bị liệt, không thể đi đứng được vì các xương, nhất là các xương đùi, xương cẳng tay, xương cánh tay, cẳng chân, đôi khi cả xương chậu nữa đã bị gãy tại nhiều đoạn do xương quá mềm và thiếu chất vôi. Trường hợp gãy xương không do chấn thương này gọi là gãy xương bệnh lý.

Ðiều trị thế nào?

Điều trị bệnh còi xương phải dùng vitamin D liều cao, liều tấn công theo chỉ định của bác sĩ. Còn liều dự phòng chỉ uống vitamin D từ 400-800 đơn vị/ngày trong vòng 1 năm. Trường hợp còi xương bệnh lý có thể dùng liều rất cao tới 5.000-50.000 đơn vị/ngày trong nhiều tháng, đồng thời phải kết hợp với giải phẫu chỉnh hình nếu có biến dạng xương.

Có thể phòng ngừa còi xương cách nào?

Còi xương là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Tất cả các bà mẹ đang cho con bú (dưới 6 tháng) đặc biệt là trong mùa đông xuân, nhu cầu vitamin D ước lượng chừng 500 đơn vị quốc tế mỗi ngày. Trong điều kiện có thể nên nhất loạt cho mỗi trẻ, từ tuần thứ 2 sau khi sinh trở đi mỗi ngày 400 đơn vị quốc tế vitamin D dưới dạng đậm đặc, ít ra là trong 6-12 tháng đầu.

Với trẻ đẻ thấp cân dễ bị còi xương là do cơ thể không dự trữ đủ canxi và vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia chuyển hóa vitamin D còn yếu, vì vậy những trẻ này cần được bổ sung vitamin D và canxi để phòng bệnh còi xương.

Theo BS. Trần Kim Anh/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Sống khỏe - 6 giờ trước

Sau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?

Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Lá chanh có thể giúp duy trì lượng đường trong máu, ổn định và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.

Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà

Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà

Sống khỏe - 10 giờ trước

Gai xương là các cấu trúc xương nhẵn và cứng được hình thành ở cuối xương. Hầu hết các gai xương đều lành tính. Tuy nhiên, một số gai xương cũng có thể vỡ ra và bị kẹt bên trong các khe khớp gối. Các dị vật này có thể khóa chặt các khớp lại và gây khó khăn trong việc di chuyển.

Nhập viện vì ảo tưởng quá giỏi giang

Nhập viện vì ảo tưởng quá giỏi giang

Sống khỏe - 10 giờ trước

Cho rằng mình có thể giải cứu thế giới, ảo tưởng về bản thân quá lớn là dấu hiệu của rối loạn tâm thần.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.

Có nên uống thuốc giải say rượu bia?

Có nên uống thuốc giải say rượu bia?

Sống khỏe - 12 giờ trước

Nhiều người thường lựa chọn dùng thuốc giải rượu để phòng say rượu, vậy có nên uống thuốc giải rượu không?

Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?

Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe xương và tăng cường miễn dịch. Khi bổ sung vitamin D nên kết hợp với vitamin K để tối đa hóa lợi ích cho sức khỏe.

Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?

Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Đau cổ và đau lưng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc giãn cơ để điều trị trình trạng này.

Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông

Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông

Sống khỏe - 19 giờ trước

Vào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông.

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...

Top