Trẻ sơ sinh khụt khịt mũi cần xử trí như thế nào?
Ở trẻ sơ sinh rất hay gặp tình trạng mũi khụt khịt khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều cha mẹ tưởng trẻ bị khó thở nên đã đưa tới cơ sở y tế để khám. Vậy, khi trẻ sơ sinh khụt khịt mũi, bị ngạt mũi thì cha mẹ cần phải làm gì?
Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị khụt khịt mũi?
Thông thường ở trẻ sơ sinh tất cả các cơ quan đều non nớt, với cân nặng của trẻ thường là 2,8 kg - 3,2kg. Vì vậy, các cơ quan đều nhỏ bé, mũi cũng vậy, ống mũi bên trong rất nhỏ và hẹp, đường kính mỗi ống mũi chỉ khoảng 2 - 3mm mỗi bên mũi. Trong khi đó, nếu niêm mạc mũi bên trong sản xuất ra chất nhầy thì sẽ có trường hợp khó tống chất nhầy này đi, làm chất nhầy tập trung lại và gây đầy ống mũi, tạo ra tiếng khụt khịt khi trẻ hít vào thở ra. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây khụt khịt ở trẻ trong độ tuổi này và thường là không cần can thiệp gì.
Nếu tình trạng sức khỏe trẻ bình thường, vẫn tươi vui, khỏe khoắn, không sốt, chơi tốt, bú tốt, và ngủ tốt, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng và không cần phải đưa trẻ khám. Nhưng ở một vài trường hợp nếu tình trạng khụt khịt làm trẻ thở khó , bú khó... thì phải cho trẻ nhập viện để được thăm khám. Hoặc cha mẹ nghe thấy âm thanh hơi khó nghe, thi thoảng kèm theo trẻ ho, hắt xì hơi vài cái, trẻ hay quấy khóc… để yên tâm cũng nên cho trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn.
Cha mẹ cần làm gì khi thấy trẻ sơ sinh khụt khịt mũi?
Khi thấy trẻ có biểu hiện mũi khụt khịt, cha mẹ có thể vệ sinh mũi cho trẻ để làm giảm các biểu hiện khụt khịt mũi.
Có nhiều cách vệ sinh mũi cho trẻ mà các cha mẹ thường hướng dẫn nhau, tuy nhiên, việc rửa mũi đúng cách và an toàn cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng.
Vệ sinh mũi đúng cách hiệu quả tối đa và hạn chế các biến chứng viêm tai , dư dịch trong các xoang… vậy cha mẹ cần xem mũi trẻ có thông thoáng không. Cha mẹ có thể lau rửa mũi cho trẻ bằng khăn mềm với nước ấm. Nếu thấy mũi trẻ có chút ít dịch đặc, có gỉ, cha mẹ sử dụng tampon và nước muối sinh lý để vệ sinh xung quanh vùng mũi gần phía ngoài. Hoặc có thể nhỏ 1 vài giọt nước muối sinh lý vào vùng mũi gần phía ngoài. Sau đó mẹ massage xung quanh hai cánh mũi sẽ giúp mũi thông thoáng.
Việc vệ sinh đòi hỏi phải được thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận, tránh làm tổn thương đến niêm mạc mũi của trẻ. Chú ý không nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý quá 4 ngày liên tiếp, vì có thể làm khô dịch mũi của trẻ. Tuyệt đối không được sử dụng bơm nước muối sinh lý và hút mũi cho trẻ. Thao tác này chỉ được thực hiện do nhân viên y tế, bởi khi bơm xịt quá mạnh, lượng dịch vào mũi trẻ quá nhiều, có thể gây sặc cho trẻ.
Không được dùng miệng hút mũi cho trẻ, vì sẽ khiến vi khuẩn từ miệng người hút lây sang trẻ.
Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc co mạch, thuốc kháng sinh hoặc bất kỳ loại phương pháp mách bảo để nhỏ mũi cho trẻ.
Nếu cha mẹ lo lắng hoặc thấy tình trạng khụt khịt mũi kéo dài và mức độ ngày càng tăng… cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị.
Lời khuyên thầy thuốc
Trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi là vấn đề thường gặp, bởi khi mới sinh ra cho đến khi trẻ được 3 - 4 tháng tuổi vẫn chưa phát triển được phản xạ thở bằng miệng thay cho thở bằng mũi bị "ngạt". Vì vậy, khá nhiều trẻ có biểu hiện khụt khịt.
Ngoài việc vệ sinh mũi, họng bình thường, cha mẹ cũng có thể quan tâm, hỗ trợ trong quá trình chăm sóc trẻ . Nếu môi môi trường trẻ sống thời tiết, không khí khô, lạnh, có thể sử dụng phương pháp cải thiện môi trường như: Mở nước nóng trong phòng tắm, đóng cửa phòng tắm lại… giúp cho không khí trẻ thở ấm hơn, làm chất nhầy bớt dính hơn và dễ thông hơn.
Nếu trẻ khụt khịt nhiều, ảnh hưởng đến việc thở, bú và trẻ hay quấy khóc… tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn. Bởi một số trường hợp khụt khịt mũi ở trẻ sơ sinh có thể do bệnh lý, như các bất thường về cấu trúc mũi, thành mũi… cần được đi khám bác sĩ để được đánh giá chính xác và tư vấn hợp lý.
Nên cho trẻ bổ sung omega-3 ở độ tuổi nào?
Mẹ và bé - 1 tuần trướcOmega 3 mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ, nhưng có nên bổ sung chất béo omega-3 hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống hàng ngày...
Bài tập hỗ trợ trị tăng huyết áp trẻ em
Mẹ và bé - 4 tuần trướcGiống như người lớn, tăng huyết áp trẻ em không có dấu hiệu đặc trưng nhất định nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bên cạnh việc điều trị, trẻ em cũng có thể thực hiện các bài tập theo độ tuổi để ổn định huyết áp.
Ngoáy tai cho con tại nhà, bé 2 tuổi ở Phú Thọ phải nhập viện cấp cứu
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Bé 2 tuổi ở Phú Thọ được cha mẹ đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng tai đau, chảy dịch vàng sau khi được lấy ráy tai tại nhà.
Bé 14 tuổi ở Hà Nội bất ngờ nhập viện vì viêm phần phụ cấp, bác sĩ cảnh báo nguyên nhân
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Người thân và bản thân bệnh nhân đều khẳng định chưa quan hệ tình dục. Tuy nhiên, viêm phần phụ cấp ở bệnh nhân thường do vi khuẩn lậu và Chlamydia gây nên chiếm tỷ lệ khoảng 70%.
Bí quyết phòng bệnh cho trẻ trong mùa mưa
Mẹ và bé - 1 tháng trướcKhí hậu ẩm ướt, sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng khiến hệ thống miễn dịch vốn còn non nớt của trẻ lại càng yếu hơn. Làm thế nào để phòng bệnh cho trẻ trong mùa mưa?
Chăm sóc trẻ bị chốc lở, cha mẹ cần biết điều này
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Chốc lở là căn bệnh thường tiến triển vào mùa hè, rôm sảy là một nguyên nhân để khuẩn liên cầu dễ xâm nhập vào trẻ. Nếu trẻ sốt, quấy khóc nhiều, các tổn thương da có mủ hoặc loét sâu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị.
Những điều nên và không nên khi cho bé ăn dặm lần đầu
Mẹ và bé - 1 tháng trướcĂn dặm là giai đoạn cho bé làm quen với thức ăn đặc là một cột mốc thú vị. Khi trẻ bắt đầu tiếp xúc vói thực phẩm ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, trẻ nên được hình thành phong cách ăn uống lành mạnh.
Các phương pháp điều trị viêm VA ở trẻ nhỏ
Mẹ và bé - 1 tháng trướcViêm VA là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp trẻ tránh những biến chứng nghiêm trọng sau này…
Bài tập nào giúp tăng chiều cao tốt nhất?
Mẹ và bé - 1 tháng trướcMặc dù sự phát triển chiều cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng... nhưng tập luyện đều đặn, thường xuyên có tác dụng nâng cao sức khỏe, đóng góp tích cực vào việc cải thiện chiều cao.
3 biến chứng thai kỳ tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ sau sinh
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Theo các chuyên gia y tế, khoảng 25% phụ nữ mang thai bị huyết áp cao có nguy cơ tiền sản giật, làm tăng nguy cơ gây đột quỵ, khoảng 5 – 8% trường hợp sản giật có nguy cơ tử vong.
Bé 14 tuổi ở Hà Nội bất ngờ nhập viện vì viêm phần phụ cấp, bác sĩ cảnh báo nguyên nhân
Mẹ và béGĐXH - Người thân và bản thân bệnh nhân đều khẳng định chưa quan hệ tình dục. Tuy nhiên, viêm phần phụ cấp ở bệnh nhân thường do vi khuẩn lậu và Chlamydia gây nên chiếm tỷ lệ khoảng 70%.