Triết lý nhà Phật (8): Sụp đổ nếu kinh doanh theo phương châm cạnh tranh loại trừ, hủy hoại lẫn nhau
GiadinhNet - “Người ta nói sự căm thù tạo nên sức mạnh, vậy không sân hận thì xã hội sẽ ươn hèn, huỷ bại hay sao? Và nếu như thế, liệu quan điểm chuyển hóa sân hận mới có hạnh phúc liệu có còn đúng?”.
Một số quan điểm cho rằng, sân hận tạo ra những động lực tích cực, nên không nhất thiết phải chuyển hóa. Những câu hỏi của Phật tử gửi đến trong những chuyến đi thuyết giảng như: “Người ta nói sự căm thù tạo nên sức mạnh, vậy không sân hận thì xã hội sẽ ươn hèn, huỷ bại hay sao? Và nếu như thế, liệu quan điểm chuyển hóa sân hận mới có hạnh phúc liệu có còn đúng?”. Thượng tọa Thích Nhật Từ lý giải những vấn đề trên như sau:
Ảnh minh họa
Sự căm thù không làm nên sức mạnh
Thượng tọa Thích Nhật Từ cho rằng, những câu hỏi trên liên quan đến hai khả thể sử dụng về tiềm năng của cơn giận. Dĩ nhiên, trong cuộc chiến, sự sân hận là vũ khí. Cuộc chiến không nhất thiết là chiến tranh bằng vũ khí của hai ý thức hệ đối lập. Nó có thể được xem là những cuộc đấu đang diễn ra trong ý thức hệ của từng con người, trong hành động, ý nghĩ, nhận thức của mỗi người.
Đức Phật thường ví hành giả tu tập là chiến sĩ, trong tình huống cuộc chiến diễn ra trên mảnh đất tâm, qua hành động, lời nói, cử chỉ, việc làm. Đối tượng cần phải chiến đấu chính là những phiền não, nghiệp chướng, thái độ tâm lý âm tính. Vũ khí của hành giả là từ, bi, hỷ, xả, tuệ giác hay những đức tính tốt. Nói cách khác, tâm lý tốt hay xấu đều là vũ khí phục vụ hai mục đích đối lập. Khi đặt mình trong trận chiến, người thắng và kẻ bại ấy chính là mình. Thậm chí, kẻ thù, người thân, người đồng minh cũng chính là mình.
Phân tích trạng thái tâm lý như giận dữ, có thể được biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ, thái độ muốn chiến thắng, tranh luận, kháng cự… đều là hình ảnh biểu đạt hoạt dụng của cơn sân hận. Đối với những cuộc chiến mang lại giá trị đạo đức, chiến sĩ phải đặt mình trong tình huống biến cơn giận thành năng lực của lòng từ bi. Năng lực từ bi có khả năng thôi thúc thăng tiến về phía trước để dấn thân phục vụ, bất chấp tất cả mọi cản lực xung quanh. Trong cuộc chiến như vậy, không có sự thắng bại mà chỉ có giá trị của sự chuyển hóa, từ phàm thành thánh, phiền não thành bồ đề, đau khổ thành hạnh phúc!
Trường hợp thứ hai, nếu trong cuộc chiến đó gồm hai đối tượng là đối thủ của nhau thì sự sân hận đôi lúc trở thành nhu cầu lớn. Ví dụ, nếu là chiến sĩ ở biên cương, sự sân hận đủ năng lực khiến chiến sĩ hy sinh để bảo vệ tổ quốc. Đó là cách gần như tất cả các chiến sĩ đều được huấn luyện rằng, tại chiến trường, hoặc sẽ bị chết hoặc sẽ giết người, tốt hơn nên giết người khác. Như vậy, giết người khác là sự lựa chọn được nung nấu bằng sân hận. Sân hận có thể được kích thích bằng cái chết của những người thân. Khi người chiến sĩ được hun đúc bằng các yếu tố sân hận vừa nêu thì quên nỗi sợ hãi về chết chóc, thương tật và những đổ nát do chiến tranh gây ra, nên y có thể tiến đến phía trước để chiến thắng địch thủ.
Học hỏi theo tinh thần từ bi của Phật giáo, nếu làm chiến sĩ hay phục vụ trong quân sự, hoạt động binh nghiệp nên nuôi dưỡng lòng yêu nước, nuôi dưỡng tình thương vào chí nguyện mang lại hòa bình cho mọi người, cản trở những người ác không để họ có cơ hội làm những việc xấu. Khi mang tâm niệm như vậy, dù vẫn là hành động bóp cò bắn súng, xông pha trận tuyến nhưng lòng không sân hận. Lúc đó, nỗi đau trộn lẫn với tình thương và trở thành năng lực giúp chiến sĩ dấn thân phục vụ. Do đó, nghiệp sát hại có thể rất nhỏ và người gieo nghiệp sát bằng lý tưởng yêu nước, hộ dân không bị tổn hại nhiều như trường hợp do sân hận mà giết hại.
Nhà Phật dạy, tiêu diệt lòng sân hận không có nghĩa sân hận xuất hiện ở đâu liền chặt đứt tại đó. Chẳng hạn, sân hận thể hiện ở cánh tay đánh đập, tàn phá, bóp cò thì chặt đứt cánh tay. Chuyển hoá sân hận là thay đổi năng lực bạo động bằng năng lực tình thương, thể hiện qua sự dấn thân phục vụ, giúp đỡ tha nhân. Những hành động tốt, thiện, có ích và giá trị chuyển hóa trong trường hợp này sẽ rất lớn. Tinh thần chuyển hoá của đạo Phật dạy, thay vì chặt đứt bàn tay bạo động, hãy thay thế động cơ hành động thành phục vụ và bảo hộ sự sống thì bàn tay tiêu cực sẽ trở thành tích cực. Chặt đứt hay hành hạ không phải giải pháp chấm dứt lòng sân.
Ý thức tiêu diệt, loại trừ không làm nên sức mạnh
Một Phật tử khác đặt vấn đề: “Trong kinh doanh, nếu không tìm mọi cách để loại trừ đối thủ thì mình làm sao tồn tại, vươn lên? Và nếu như thế, liệu quan điểm chuyển hóa sân hận mới có hạnh phúc liệu có còn đúng?”. Thượng tọa Thích Nhật từ cho rằng: Quy luật loại trừ, các đối tác có thể kết thành liên minh để tạo hành lang an toàn về quyền lợi thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, các công ty nhỏ có thể bị đè bẹp bất cứ lúc nào. Trường hợp đó, thay vì cạnh tranh loại trừ vì quyền lợi kinh tế, Phật giáo khuyến khích thái độ hợp tác. Do vậy, lòng tuỳ hỷ phát sinh và sân hận được thay thế.
Liên minh trong sân hận và loại trừ là liên minh mang tính độc tôn, sự kết thành của bên này thường kéo theo sự sụp đổ của bên khác. Với tinh thần hợp tác, nhà kinh tế giỏi không cần triệt tiêu các đối thủ, mà tìm cách phát huy chất lượng và sản lượng, nhằm khẳng định giá trị của các thành phẩm kinh tế do mình đầu tư sản xuất. Ví dụ, các mặt hàng điện tử dù cùng đặc tính và chức năng nhưng thường khác nhau về giá cả do chính sách giá của các công ty khác nhau. Cùng mặt hàng, mua ở hãng Sony thì giá khác hãng Sam- Sung. Giá cả của sản phẩm lệ thuộc vào thương hiệu, tính năng, chất lượng... Mỗi thương hiệu có chỗ đứng và đối tượng khách hàng khác nhau. Không cần phải đối lập loại trừ nhau để khẳng định thế đứng riêng. Điều quan trọng là, làm thế nào tạo ra sắc thái riêng trong phục vụ bằng cách tăng cường chất lượng và giá trị sản phẩm, để khẳng định tính ưu thế của mình.
Thông qua chính sách khuyến mại, thị trường ở các nước tự do thường gồm ba hay hai trong một, tức là tăng thêm giá trị bằng cách giảm giá để sản phẩm có thể dễ dàng đến với khách hàng hơn. Không cần mang tâm niệm loại trừ trong cạnh tranh. Các công ty thực hiện đúng chính sách “chánh mệnh” và “chánh nghiệp” vẫn có chỗ đứng vững trong thị trường. Với cái nhìn tích cực đó, nếu là cây thì đừng sợ không có đất vươn lên để sống mà chỉ sợ không đủ sức để vươn lên.
Nếu người Phật tử không may mắn, làm việc trong công ty mà giám đốc có chủ trương triệt hạ công ty khác thì không nên đồng tình với cộng nghiệp đó. Khi có mặt trong công ty như một thành viên, người Phật tử không nên có thái độ cạnh tranh triệt tiêu ai. Thông qua công việc nên nghĩ, sự góp mặt của mình nhằm tạo chất lượng cho sản phẩm và uy tín cho công ty, làm thế nào để phục vụ tốt khách hàng là được. Tâm niệm làm việc như vậy sẽ tránh được nghiệp tranh chấp loại trừ, nhờ vậy, lòng sân sẽ vắng mặt. Cũng cùng công việc nhưng nếu nghĩ đến chuyện triệt tiêu lẫn nhau thì mang nghiệp sân hận, còn chỉ mong mỏi được đóng góp với giá trị phục vụ thì sẽ được nhân quả tốt. Bản chất và giá trị của sự hợp tác nhằm nỗ lực tập thể trên nền tảng hiểu biết và cảm thông, làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn. Do vậy, tính xây dựng và phát triển trong hợp tác rất lớn. Ngược lại, cạnh tranh loại trừ, hận thù thì sẽ khổ đau.
Trong làm kinh tế, đừng sợ không cạnh tranh loại trừ người khác thì sẽ bị đối thủ loại trừ trước. Triệt tiêu lẫn nhau không phải là phương thức tồn tại chân chính, mà cộng tồn thường mang tính hỗ trợ và bổ sung. Sợ hãi bị loại trừ sẽ dẫn đến khuynh hướng cạnh tranh không lành mạnh. Có nghĩa, theo tinh thần của nhà Phật, ý thức sân hận, triệt tiêu nhau không những không làm nên sức mạnh, mà còn hủy hoại chính mình.
Đừng sợ khi bỏ lòng sân hận sẽ không có thái độ nỗ lực vươn lên trước mọi áp lực. Ngược lại, người chuyển hoá được sân hận sẽ có nhiều năng lực tích cực như, tinh tấn để vươn lên thành công trong đạo đức và hạnh phúc. Người không sân hận chẳng những không ươn hèn mà còn là người rất có bản lĩnh chuyển hoá xấu thành tốt, huỷ diệt thành xây dựng và thù thành bạn.
(Còn nữa)
Duy Trúc/Báo Gia đình & Xã hội
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 6 phút trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 17 phút trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 51 phút trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 53 phút trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.
Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 4 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Tạm giữ nhóm thanh thiếu niên tổ chức sử dụng trái phép ma tuý
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Phát hiện nhóm đối tượng nghi vấn tổ chức sử dụng trái phép ma túy, Công an huyện Đakrông (Quảng Trị) triển khai tổ công tác đấu tranh, bắt giữ ngay trong đêm.
Mang bom xăng đi giải quyết mâu thuẫn, nhóm thanh niên lĩnh án
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Với hành vi mang theo bom xăng cùng nhiều hung khí đi giải quyết mâu thuẫn, một nhóm thanh niên bị tuyên phạt nhiều tháng tù.
Chân dung người mẹ trẻ ném con 3 tháng tuổi xuống mương nước
Pháp luậtGĐXH – Chỉ vì mâu thuẫn lặt vặt trong gia đình, một người mẹ trẻ đã nhẫn tâm ném con ruột mới hơn 3 tháng tuổi xuống mương nước...