Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trò chuyện với TS Lê Cảnh Nhạc: Những hiểm họa từ tai nạn thương tích

Thứ hai, 07:59 08/11/2010 | Xã hội

Dưới đây là cuộc phỏng vấn của báo Văn nghệ trẻ với Tiến sĩ Giáo dục học Lê Cảnh Nhạc - Tổng biên tập Báo Gia đình & Xã hội.

Tiến sĩ Giáo dục học Lê Cảnh Nhạc - Tổng Biên tập Báo Gia đình
& Xã hội. Ảnh: PV
 
Xin chào nhà thơ Lê Cảnh Nhạc. Cuộc trò chuyện của chúng ta hôm nay xin được nói luôn là không bàn đến văn chương. Tôi muốn mời ông tham gia cuộc đối thoại này, với tư cách là một nhà quản lý và một tiến sĩ giáo dục học về vấn đề gây bức xúc dư luận thời gian qua, đó là vấn đề gây thương tích cho trẻ em. Hình như chưa bao giờ trẻ em của chúng ta bị đứng trước nguy cơ mất an toàn như hiện nay, nào là nạn bạo hành tràn lan, những hiểm hoạ của thiên nhiên, của đời sống (tai nạn giao thông, điện giật, ngã từ nhà cao tầng...).
 
Một câu hỏi khiến nhiều người day dứt là: tại sao cuộc sống của chúng ta ngày càng hiện đại hơn thì rủi ro đến với trẻ em cũng ngày càng cao hơn? Tôi rất muốn nghe những ý kiến chia sẻ của ông?
 
Tai nạn thương tích trẻ em là vấn đề hết sức bức xúc hiện nay. Theo thống kê của UNICEF, mỗi năm trên thế giới có khoảng 830.000 trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích, tương đương với khoảng 2.000 trẻ em/ngày. Ở Việt Nam, tai nạn thương tích là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em.
 
Trung bình hàng năm có gần 8000 trẻ em và người chưa thành niên bị tử vong bởi các nguyên nhân như: đuối nước, tai nạn giao thông, bỏng,  ngã, ngộ độc, động vật cắn, điện giật…
 
Trong đó tử vong do đuối nước chiếm 50%, tai nạn giao thông chiếm hơn 20%, còn lại là các nguyên nhân khác. Cứ mỗi ngày trôi qua, tai nạn thương tích tại Việt Nam lại cướp đi mạng sống của khoảng 20 trẻ em và người chưa thành niên. Tương ứng với một trẻ bị tử vong thì có 12 trẻ phải nằm viện hoặc thương tật vĩnh viễn và 34 trẻ cần chăm sóc y tế hoặc không thể đi học/đi làm do tai nạn thương tích.
 
Trong những năm gần đây, thực trạng này không hề giảm xuống. Câu hỏi đặt ra là, tại sao xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng hiện đại, nhưng tai nạn thương tích lại ngày càng gia tăng? Nguyên nhân hàng đầu của tai nạn thương tích đối với trẻ nhỏ là do sự bất cẩn, thiếu trách nhiệm, thiếu ý thức phòng ngừa của người lớn; còn đối với trẻ em vị thành niên thì do chính sự bất cẩn, thiếu ý thức, thiếu kỹ năng sống và thậm chí là sự lệch chuẩn về nhân cách và rối  nhiễu hành vi của một bộ phận trẻ em.
 
Bên cạnh đó, môi trường sống thiếu an toàn cũng là nguy cơ tiềm ẩn luôn rình rập, đe dọa sự sống còn và phát triển của trẻ em.
 
Trong công trình nghiên cứu mới đây của mình về vấn đề thương tích trẻ em, ông có đề cập đến các tai nạn thương tích “vô ý”  và “cố ý”. Tức là bên cạnh những nguy cơ đến từ bên ngoài, thì chính trẻ cũng là nguyên nhân gây ra các thương tích cho bản thân mình. Điều này khiến tôi chợt nhớ đến “phong trào” tự rạch tay trong một bộ phận giới trẻ, xảy ra cách đây chừng hai năm. Hình ảnh những đứa trẻ hoan hỉ bên cánh tay ròng ròng máu của mình, khiến nhiều người rùng mình, ghê sợ.
 
Phải chăng trong công tác giáo dục tâm sinh lý lứa tuổi cho trẻ vị thành niên của chúng ta còn nhiều điều bất ổn, khiến cho các hành vi của trẻ ngày càng trở nên “bất trị” và khó giải mã hơn? Bên cạnh đó là nạn bạo hành học đường. Những video clip quay cảnh những đứa trẻ lăn xả vào nhau, hành xử với nhau theo kiểu xã hội đen khiến người lớn chúng ta kinh hoàng.
 
Câu hỏi được đặt ra : tại sao ra nông nỗi này? Vâng, xin hỏi ông: tại sao ra nông nỗi này? Với tư cách là một nhà quản lý, theo ông chúng ta cần phải làm ngay việc gì?
 
Tai nạn thương tích “vô ý” là  những tai nạn thương tích gây nên không do chủ ý của con người như đuối nước, tai nạn giao thông, ngộ độc, bỏng, ngã, điện giật...  còn tai nạn thương tích “cố ý”là  những tai nạn thương tích  gây nên do có sự chủ ý của con người như tự tử, bạo lực, khủng bố... Hiện tượng tự rạch tay trong một bộ phận giới trẻ là một trong những hành vi tự hành xác của dạng “cố ý” này.
 
Nạn bạo hành học đường cũng là một biểu hiện “cố ý” của rối nhiễu hành vi. Đây là vấn đề nghiêm trọng, liên quan đến nhiều nguyên nhân như sự yếu kém của môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và  xã hội; sự hụt hẫng trong chuẩn bị hành trang vào đời; sự sa sút về đạo đức, lối sống; sự bế tắc của lý tưởng; sự lệch chuẩn về nhân cách …
 
Những “khoái cảm” kì dị khi thực hiện các hành vi lệch chuẩn đó còn là biểu hiện của “cái tôi” quá lớn, trở thành thói ích kỉ, muốn mình trở thành trung tâm chú ý của mọi người hoặc là sự bế tắc dư thừa năng lượng, tâm lý đầy bi quan, chán nản,  mất phương hướng, thiếu niềm tin và hoài bão… đã tìm kiếm  sự giải tỏa trong những cảm giác lạ.  
 
Hiện tượng tai nạn thương tích “cố ý” này đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh với các bậc cha mẹ trong việc quan tâm, giáo dục con cái. Còn nhiều biểu hiện khác của loại tai nạn thương tích này như hậu quả của đua xe trái phép; việc tìm đến cái chết khi cảm thấy cuộc sống bế tắc không còn lối thoát hay những giày vò tâm lý dẫn đến trầm cảm, rối  nhiễu hành vi khi bị ruồng rẫy, nhục mạ hay bị dồn nén, áp chế trong cuộc sống.  
 
Không ai ngoài cha mẹ có thể làm tốt hơn việc bù đắp những hụt hẫng trong tâm lý, uốn nắn những lầm lạc trong nhận thức, điều chỉnh những rối nhiễu trong hành vi. Chữa cái sai bao giờ cũng khó khăn hơn dạy cái đúng rất nhiều. Nếu không kiên trì, không bền bỉ, không đến với trẻ bằng tất cả tình yêu thương và trách nhiệm thì không bao giờ giúp trẻ vượt qua được những  khủng hoảng, lệch lạch về nhân cách.
 
“Thông điệp” của nhiều trẻ em qua các tai nạn thương tích “cố ý”này là: “Tôi đang tồn tại, hãy quan tâm đến tôi”. Câu trả lời là làm sao để trẻ em không cần dùng đến thông điệp đó nữa khi luôn luôn được cha mẹ quan tâm, lắng nghe và giải đáp mọi bức xúc chứ không chỉ “đói cho ăn, rét cho mặc, cần tiền thì cho tiền”. Cái đói về tâm lý không dễ dàng nhận thấy như cái đói về sinh lý nhưng sự bù đắp lại phức tạp hơn nhiều lần. Cái đói sinh lý có thể khỏa lấp trong chốc lát, còn cái đói tâm lý có khi phải bù đắp suốt cả cuộc đời.
 
Bên cạnh vai trò gia đình phải kể đến vai trò của nhà trường, trách nhiệm của các thầy cô giáo. Chỉ cung cấp kiến thức chưa đủ, điều rất quan trọng mà nhiều thầy cô giáo chưa làm được là cần dạy học sinh biết làm người.
 
Tôi được nhà giáo Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường Lương Thế Vinh - kể lạị rằng, một lần có vị quan chức đến xin cho con vào học. Giáo sư kéo ghế mời khách ngồi. Trong khi vị quan chức vẫn còn đứng thì cậu ấm đã nhanh nhảu buông mình xuống ghế.
 
Giáo sư chỉ tay vào cậu ấm bảo: “Cháu đứng dậy, bố cháu chưa ngồi thì cháu không được ngồi”. Và sau đó giáo sư thẳng thừng từ chối tiếp nhận cậu học sinh nọ vào trường, vì lý do gia đình cần quan tâm giáo dục lễ nghĩa cho cháu đã. Hành vi vừa rồi đã chứng minh cháu chưa đủ tiêu chuẩn để vào học tại trường Lương Thế Vinh.
 
Câu chuyện này nhắc nhở các nhà giáo đừng bao giờ quên trách nhiệm rèn giũa nhân cách, đạo đức cho học sinh. Thiết nghĩ, bài học quý báu mà cậu học sinh nọ nhận được từ giáo sư Văn Như Cương có giá trị lớn hơn hàng trăm bài giáo lý về đạo đức, và có lẽ nó sẽ ám ảnh, nhắc nhở, cảnh tỉnh cậu bé đến suốt cả cuộc đời.      
 
Nhiều người cho rằng, trẻ em hiện nay bị nhồi nhét quá nhiều thứ vào đầu. Không kể  lượng kiến thức xum xuê của các môn tự nhiên và xã hội, chúng còn phải học về giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản, học về HIV và cách phòng tránh, học về giao thông và rất rất nhiều thứ phải học nữa. Không ai phủ nhận rằng những thứ đó là vô cùng cần thiết, nhưng cách giảng dạy khuôn sáo và sách vở hiện nay không những không phát huy hiệu quả mà còn phản tác dụng. Ông có nghĩ như vậy không?
 
-  Theo tôi sự quá tải không ở chổ các em phải học nhiều môn, rèn luyện nhiều kỹ năng, tiếp cận nhiều tri thức mà là ở chổ chúng ta đang chuyển tải những hành trang vào đời đó như thế nào cho các em. Thay vì áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại, giáo dục tích cực: Giáo viên là người thiết kế tổ chức còn bản thân học sinh tự tìm kiếm tri thức, hoạt động theo cách riêng độc lậpsáng tạo; Giáo viên đối thoại với học sinh, hợp tác, trao đổi và khẳng định kiến thức do học sinh tìm ra. Học sinh học cách học, cách đặt vấn đềgiải quyết vấn đề, cách sốngtrưởng thành. Học sinh tự đánh giá và điều chỉnh làm cơ sở cho giáo viên cho điểm cơ động... 
 
Thì ngược lại, nhà trường chúng ta vẫn đang theo lối mòn của phương pháp giáo dục truyền thống và thụ động: Giáo viên làm mẫu còn học sinh làm theo. Giáo viên truyền đạt kiến thức, độc thoại, phát vấn, ra câu hỏi, áp đặt kiến thức có sẵn, còn học sinh tiếp thu một cách thụ động, học thuộc lòng và nhớ máy móc. Giáo viên là người độc quyền đánh giá cho điểm ... Chính những phương pháp lỗi thời này càng tạo nên sức ép quá tải, gây ức chế và áp lực tâm lý cho học sinh.
 
Ông cũng từng đề xuất đưa nội dung phòng tránh thương tích ở trẻ em vào chương trình giáo dục. Vậy hẳn ông cũng đã nghĩ tới cách giúp trẻ tiếp cận đến nội dung này một cách hiệu quả nhất?
 
Qua nghiên cứu tại các trường tiểu học và trung học phổ thông trên địa bàn khảo sát, chúng tôi thấy việc lồng ghép nội dung phòng chống tai nạn thương tích vào môn giáo dục thể chất rất hiệu quả.
 
Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm là những người có vai trò quyết định đến hoạt động phòng chống tai nạn thương tích trong trường học. Họ là những người hàng ngày tiếp xúc, trực tiếp với các em học sinh và sự giáo dục của họ có ảnh hưởng lớn đến nhận thức và hành vi của các em. Những kiến thức mà các giáo viên thu nhận được qua các buổi tập huấn đã thực sự giúp ích cho họ trong việc truyền tải những thông điệp về phòng chống tai nạn thương tích đến các em.
 
Thực ra trong giáo dục thể chất có rất nhiều nội dung trùng hợp với phòng ngừa tai nạn thương tích cho học sinh. Điều quan trọng là giáo viên phải biết tổng hợp những kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, lồng ghép  vào chương trình giáo dục sức khoẻ để cung cấp cho học sinh như thế nào.

Đặc biệt, ở những nơi có tai nạn thương tích đặc thù như đuối nước, việc truyền thông giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cần được thực hiện thường xuyên hơn và bắt đầu ngay từ đầu năm học. Cần cảnh báo sớm cho các em học sinh về nguy cơ xảy ra đuối nước. Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa như thi vẽ, thi tìm hiểu, đố vui…Những hoạt động hấp dẫn này sẽ  lôi cuốn các em tham gia, nâng cao hiểu biết cho học sinh mà không tạo áp lực nặng nề.

Đối với các tai nạn thương tích “cố ý”, việc lồng ghép các nội dung giáo dục vào các giờ đạo đức công dân và tất cả các các môn học tự nhiên và xã hội cần hết sức tinh tế. Điều này phụ thuộc rất nhiều ở vai trò người thầy.
 
Không phải là bồi dưỡng kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích “vô ý” thông thường như đuối nước, tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm… mà là bồi dưỡng kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp; học biết làm người, biết ước mơ, hoài bão, có tình yêu thương và lòng nhân ái; biết trân trọng cuộc sống của chính mình, biết vượt qua mọi cám dỗ đời thường, biết lắng nghe và cảm nhận những giá trị đích thực của cuộc đời.
 
Theo Văn nghệ Trẻ
Số 45, ngày 7/11/2010

    

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Truy tìm đối tượng đi xe máy gây tai nạn khiến người phụ nữ gãy 2 chân rồi bỏ trốn

Hà Nội: Truy tìm đối tượng đi xe máy gây tai nạn khiến người phụ nữ gãy 2 chân rồi bỏ trốn

Đời sống - 9 phút trước

GĐXH - Công an quận Hoàn Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) mới đây đã phát đi thông báo, truy tìm đối tượng điều khiển xe máy tông gãy chân người phụ nữ trên phố Phùng Hưng rồi bỏ trốn.

Gần 20 trường đã công bố điểm chuẩn đại học bằng hình thức xét học bạ THPT 2024

Gần 20 trường đã công bố điểm chuẩn đại học bằng hình thức xét học bạ THPT 2024

Giáo dục - 23 phút trước

GĐXH - Dưới đây là chi tiết gần 20 trường đã công bố điểm chuẩn đại học bằng phương thức xét tuyển học bạ THPT năm 2024 mới nhất.

Công an làm việc với giám đốc công ty và một số cá nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Công an làm việc với giám đốc công ty và một số cá nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Thời sự - 1 giờ trước

Liên quan vụ nổ lò hơi làm 6 người chết, 5 người bị thương, Công an tỉnh Đồng Nai đã mời làm việc Giám đốc Công ty gỗ Bình Minh và một số cá nhân liên quan.

Nhiều ngành học bị bêu riếu 'thất nghiệp nhất' có tỷ lệ việc làm cao ngất

Nhiều ngành học bị bêu riếu 'thất nghiệp nhất' có tỷ lệ việc làm cao ngất

Giáo dục - 1 giờ trước

Báo cáo tỷ lệ sinh viên có việc làm tại nhiều trường đại học, những ngành học liên tục bị các TikToker gọi tên là "vô dụng nhất", "thất nghiệp nhất" nằm trong top những ngành có việc làm cao nhất.

Nhân viên trạm BOT xa lộ Hà Nội bị tai nạn tử vong trong lúc làm việc

Nhân viên trạm BOT xa lộ Hà Nội bị tai nạn tử vong trong lúc làm việc

Thời sự - 1 giờ trước

Đang làm việc tại trạm thu phí xa lộ Hà Nội, nam nhân viên bị va chạm với xe container dẫn đến tử vong tại chỗ.

Muốn đạt điểm tối đa trong kỳ thi, thí sinh nhất định phải biết 4 cách ghi nhớ sau đây

Muốn đạt điểm tối đa trong kỳ thi, thí sinh nhất định phải biết 4 cách ghi nhớ sau đây

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Ngoài các giờ học tập trên lớp với sự hướng dẫn của các thầy cô, việc thí sinh tự ôn tập tại nhà cũng rất quan trọng. Nhưng làm thế nào để dễ dàng ghi nhớ kiến thức là điều rất nhiều thí sinh mong muốn được đưa ra phương pháp.

Hà Nội dự kiến cấm hội chợ, thể thao đông người ở phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Hà Nội dự kiến cấm hội chợ, thể thao đông người ở phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - TP Hà Nội lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận.

Diễn biến bất ngờ vụ lão nông 'chết đứng' khi ruộng lúa bỗng dưng chết cháy

Diễn biến bất ngờ vụ lão nông 'chết đứng' khi ruộng lúa bỗng dưng chết cháy

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Khi ra thăm ruộng, lão nông tá hỏa khi phát hiện một số diện tích lúa bị héo, chết cháy bất thường. Diện tích bị chết cháy khoảng 500 m2 (trong tổng diện tích hơn 3 sào khoảng hơn 1.600 m2), nghi có kẻ phá hoại.

Đổi tiền điện tử trên mạng xã hội, người đàn ông bị lừa hơn 2,3 tỉ đồng

Đổi tiền điện tử trên mạng xã hội, người đàn ông bị lừa hơn 2,3 tỉ đồng

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Sau khi thống nhất việc đổi tiền, nạn nhân và đối tượng đã thực hiện 7 lần giao dịch. Tuy nhiên, đối tượng đã chỉnh sửa bill chuyển tiền gửi cho nạn nhân mà anh P. không biết nên đã chuyển tiền tổng số tiền 2 tỉ 320 triệu đồng...

Hàng ngàn thí sinh có cơ hội nhận học bổng từ 50 - 100% học phí nếu biết những thông tin này

Hàng ngàn thí sinh có cơ hội nhận học bổng từ 50 - 100% học phí nếu biết những thông tin này

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Học sinh THPT có tài năng trong lĩnh vực học tập, văn hoá nghệ thuật, thể thao và hoạt động cộng đồng đều có học bổng trong suốt thời gian học tại trường Đại học FPT.

Tin sáng 3/5: Thông tin mới vụ tạt sơn 7 ô tô ở Hà Nội; Mưa dông 'đánh bay' nắng nóng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ kéo dài đến bao giờ?

Tin sáng 3/5: Thông tin mới vụ tạt sơn 7 ô tô ở Hà Nội; Mưa dông 'đánh bay' nắng nóng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ kéo dài đến bao giờ?

Đời sống

GĐXH - Vụ 7 ô tô bị tạt sơn tại khu chung cư, cơ quan công an đã xác định được manh mối của vụ việc, đang tập trung làm rõ, truy bắt đối tượng liên quan; Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã phát thông tin mới về đợt mưa dông mới này...

Top