Hà Nội
23°C / 22-25°C

Truyền thông DS – KHHGĐ thời kỳ mới: Cần đánh trúng tâm lý người dân

Thứ hai, 16:55 03/11/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Trong một cuộc hội thảo, khi nói tới vấn đề công tác truyền thông hiện nay, anh Tô Văn Chấn, Phòng Truyền thông thuộc Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Ninh Giang, Hải Dương than thở: Ngay cả những cán bộ truyền thông có uy tín bây giờ về nông thôn nói chuyện cũng rất dễ gặp phải cảnh... không có người nghe.

Đã qua thời “hoàng kim”

Theo anh Chấn, tình trạng trên bắt nguồn từ việc thanh niên ở nông thôn sau khi lập gia đình, sinh con... đều đi làm ăn xa. Ở nhà chỉ còn những cặp vợ chồng lớn tuổi. Trung tâm DS – KHHGĐ huyện Ninh Giang đã ấn định thời điểm xuống cơ sở làm truyền thông 1 – 2 ngày, khi kiểm tra thấy toàn là các cộng tác viên, cán bộ phụ nữ, rồi cán bộ của các đoàn thể tập trung đến nghe.
 
Họ nghe hết lần này, đến lần khác, còn các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 – 49 thật sự cần được truyền thông thì... không có. Thậm chí có đợt toàn những phụ huynh trên 50 tuổi trở lên đi nghe truyền thông, khiến cán bộ truyền thông về DS – KHHGĐ phải chuyển hướng sang truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
 

Người dân xã biên giới Tùng Vài, huyện Quản Bạ, Hà Giang xem tài liệu truyền thông DS-KHHGĐ.

 
Tâm sự của anh Chấn cũng là tâm sự chung của nhiều cán bộ làm truyền thông DS – KHHGĐ hiện nay ở các vùng, miền. Anh Hoàng Việt Tiến, Phòng Truyền thông thuộc Sở Y tế Hà Giang cho biết: Trước đây làm truyền thông ở miền núi rất vất vả bởi núi cao, đường sá xa xôi, hiểm trở, ô tô truyền thông lên huyện vùng cao vận động bà con làm DS - KHHGĐ xe cứ nhảy chồm chồm, nhưng công tác truyền thông Hà Giang phát triển rất mạnh và hiệu quả. Bởi thông tin hình ảnh chưa phát triển như bây giờ, tivi, truyền hình là xa xỉ, việc được xem video và các hoạt động văn hoá tại chỗ người dân rất thích.
 
Vì vậy, Hà Giang được trang bị vài xe cứu thương chuyên chở trang thiết bị loa đài, tăng âm... lên các huyện vùng cao. Tới nơi là anh em mở loa đài hết công suất, ngầm báo với bà con rằng “đội truyền thông đã tới”. Anh em ăn uống xong khoảng 3 – 4 giờ chiều đã thấy các cụ già, trẻ em đi qua ngó vào. 7 giờ tối bắt đầu chiếu băng hình video của Trung ương cấp và chiếu băng do đội truyền thông tự làm. “Thế mà hào hứng, hiệu quả đáo để.
 
Một chiến dịch chiếu đủ 3 tối, bà con đi nương về muộn vẫn đến xem để rồi ban ngày họ tới trạm xá khám, nhận thuốc, tờ rơi... đi làm KHHGĐ. Nhưng giờ thì khác rồi, thời “hoàng kim” ấy thuộc về những năm 90 của thế kỷ trước thôi. Bây giờ công tác truyền thông cực khó”, anh Tiến chia sẻ.

Cần đổi mới

Truyền thông về DS – KHHGĐ đang rất cần phương pháp mới phù hợp với giai đoạn hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu  này, theo PGS. TS Nguyễn Đình Cử, Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân: “Nguồn truyền thông cần được sáng tạo liên tục, có nhiều kịch bản khác nhau mới tạo được nguồn truyền thông phong phú, đa dạng và bao trùm hết các chính sách của Đảng, Nhà nước, kinh nghiệm DS – KHHGĐ ở các quốc gia, địa phương... để gợi mở chủ trương, chính sách mới.
 
Thông điệp truyền thông DS - KHHGĐ bây giờ cần phù hợp với từng nhóm đối tượng, không chỉ truyền thông trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 – 49, mà tuyên truyền về nhiều lợi ích cho cả con cái, người già, gia đình... Đối tượng đi làm xa, bình diện truyền thông phải rộng hơn, tới cả truyền hình và cả phương tiện thông tin cấp quốc gia”.
 
Anh Tiến cũng cho rằng, cơ hội tuyên truyền cho bà con bây giờ cần đa dạng hoá, những bài truyền thông cơ bản như tiếp cận, nói chuyện, chiếu video... bây giờ hiệu quả rất thấp, vì nhà nào cũng có chảo để xem tivi.
 
Theo anh Tiến, ở Hà Giang đang tiến hành phương pháp, truyền thông mới bằng: Dùng camera quay và dựng băng để thu và chiếu luôn. Bà con thấy hình ảnh của  mình trên màn ảnh, cũng cầm micro nói như trên tivi thì thích lắm. Như thế mới thu hút được bà con tới các buổi lồng ghép tuyên truyền DS – KHHGĐ.
 
Nhưng để làm được như vậy, rất cần đầu tư phương tiện, trang thiết bị mới làm được. Anh Tiến cho biết đang về Hà Nội “đi tìm mua cái máy quay phim kỹ thuật số để về làm truyền thông theo phương pháp mới”, với hy vọng vừa quay vừa dựng chương trình chiếu tại chỗ phục vụ bà con. Tìm được máy rồi, còn phải lập dự toán, báo cáo, lên kế hoạch để xin kinh phí... Nếu thuận buồm, xuôi gió cũng phải sang năm 2009, Hà Giang mới có phương tiện phù hợp để làm truyền thông DS – KHHGĐ giai đoạn mới. Vấn đề quan trọng nhất là kinh phí thì Hà Giang chưa thể đáp ứng được.
 
Vì vậy, anh Tiến tâm sự, nếu được Trung ương quan tâm, hỗ trợ trang bị cho bộ máy quay camera kỹ thuật số, mới hy vọng cuốn hút bà con rời những chiếc chảo thu sóng đến với các buổi  truyền thông DS – KHHGĐ.
 
“Công tác truyền thông hiện nay cực kỳ khó khăn. Người làm truyền thông rất quan trọng, nhưng trình độ, khả năng tuyên truyền của cán bộ chuyên trách, cộng tác viên bây giờ, kể cả tư vấn vận động đều gặp nhiều khó khăn. Khi có người truyền thông rồi, đối tượng lại không có, thậm chí có những cơ sở họ làm truyền thông chỉ là hình thức. Vì vậy, anh em cán bộ truyền thông chúng tôi rất muốn được đi tập huấn, nâng cao trình độ truyền thông” –
Tô Văn Chấn
Phòng truyền thông - TT DS - KHHGĐ Ninh Giang, Hải Dương
 
Thời gian phong trào vận động DS–KHHGĐ ở Hà Giang lên cao nhất là khoảng 1990 – 1997, đặc biệt là những năm 1994 – 1996. Khi ấy, để giúp bà con người Mông hiểu và thực hiện KHHGĐ là cực kỳ khó khăn. Nhưng nhờ truyền thông tốt, nên công tác DS-KHHGĐ đạt hiệu quả cao rõ rệt, ảnh hưởng tới tận bây giờ. Riêng đình sản vận động đạt mức tương đối cao, một ngày có tới 12 – 13 ca đăng ký. Con số này giờ vẫn được giữ vững ở một số địa phương như Hoàng Su Phì chẳng hạn, bà con rất thích biện pháp KHHGĐ là đình sản, một phần là nhờ từ phong trào truyền thông ngày ấy.
Hoàng Việt Tiến
Phòng truyền thông, Sở Y tế Hà Giang
Thảo Vy
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Pháp luật - 12 phút trước

Bản án sơ thẩm chia đôi khối tài sản giữa cựu siêu mẫu Ngọc Thúy và đại gia nhưng cả 2 người không chấp nhận phán quyết trên.

Phố phường Hà Nội rợp cờ hoa dịp Lễ 30/4 - 1/5

Phố phường Hà Nội rợp cờ hoa dịp Lễ 30/4 - 1/5

Xã hội - 19 phút trước

Những ngày này, trên các tuyến phố ở Hà Nội tràn ngập sắc đỏ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu chào mừng 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế lao động 1/5.

Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp

Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp

Xã hội - 32 phút trước

GĐXH - Không khí lạnh cuối mùa cường độ rất yếu nhưng thường gây mưa, nền nhiệt sẽ suy giảm. Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp.

Ký ức người lính lái xe chở tướng Nguyễn Quốc Thước tiến vào Dinh Độc Lập

Ký ức người lính lái xe chở tướng Nguyễn Quốc Thước tiến vào Dinh Độc Lập

Xã hội - 1 giờ trước

"Khi súng ngừng bắn ở Dinh Độc lập vào ngày 30/4/1975, tôi biết cũng là lúc quân ta toàn thắng, đất nước ta hoàn toàn thống nhất", ông Nguyễn Bá Mẽ nghẹn ngào nhớ lại.

Mối tình đôi bờ vĩ tuyến và đám cưới đặc biệt qua cây cầu 'thống nhất'

Mối tình đôi bờ vĩ tuyến và đám cưới đặc biệt qua cây cầu 'thống nhất'

Xã hội - 1 giờ trước

Mỗi lần kể về chuyện tình của mình, ông Nghi và bà Hoa lại rưng rưng nước mắt, bởi họ là những người đầu tiên làm lễ rước dâu qua cầu Hiền Lương lịch sử, sau ngày hòa bình lặp lại.

Người phụ nữ bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng đã trình diện Công an

Người phụ nữ bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng đã trình diện Công an

Xã hội - 1 giờ trước

Người phụ nữ bán 3 quả dứa với giá 500.000 đồng cho 2 nữ du khách nước ngoài đã đến trình diện Công an.

Giỏi ngành này có thể kiếm trên 60 triệu đồng/ tháng

Giỏi ngành này có thể kiếm trên 60 triệu đồng/ tháng

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Nhiều người không khỏi bất ngờ khi nhiều nước trên thế giới, lập trình Game là ngành công nghiệp không khói chủ lực trong thời đại 4.0, mang lại mức lương hấp dẫn hàng triệu người mơ ước.

Tin sáng 30/4: Tiết lộ 10 tỉnh thành có thu nhập bình quân cao nhất cả nước mới nhất; lý do không lưu ảnh CCCD trong điện thoại

Tin sáng 30/4: Tiết lộ 10 tỉnh thành có thu nhập bình quân cao nhất cả nước mới nhất; lý do không lưu ảnh CCCD trong điện thoại

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 cho thấy Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước; tuyệt đối không lưu trữ trên điện thoại ảnh chụp CMTND/CCCD/hộ chiếu cá nhân, mật khẩu truy cập ứng dụng ngân hàng. Chỉ cài đặt các ứng dụng chính thức trên Appstore và CH Play... để tránh mất sạch tiền trong tài khoản.

Điểm danh những khu vực nắng nóng cao độ vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Điểm danh những khu vực nắng nóng cao độ vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, do chịu tác động của hoàn lưu vùng áp thấp nóng phía Tây nên dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 nhiều khu vực trên cả nước nắng nóng. Nhiều khu vực nắng nóng trên 40 độ C.

Hình ảnh vui nhộn gần trăm người dân ở Hải Dương đội nắng thi pháo đất cổ truyền

Hình ảnh vui nhộn gần trăm người dân ở Hải Dương đội nắng thi pháo đất cổ truyền

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Mặc dù thời tiết nắng nóng, nhưng hàng nghìn người dân làng Đông Cao đủ mọi lứa tuổi đã đến xem, cổ vũ cho gần 100 pháo thủ khiến cho không khí nơi đây vui tươi như mở hội...

Top