Hà Nội
23°C / 22-25°C

TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Dân số-KHHGĐ: Cuộc vận động lâu dài, bền bỉ

GiadinhNet - "Để thay đổi nhận thức con gái cũng như con trai, sẽ là cuộc vận động lâu dài, bền bỉ chứ không thể trong một vài năm"

TS Dương Quốc Trọng 

TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ nhấn mạnh như vậy khi đề cập đến giảm tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh - một trong những khó khăn, thách thức mà ngành dân số tập trung giải quyết trong thời gian tới.

Không một phút chủ quan

Hành động của Ngày dân số Thế giới năm nay đều dựa trên những số liệu của cuộc Tổng điều tra dân số. Trên cơ sở đó, xin ông cho biết Tổng cục DS-KHHGĐ sẽ tham mưu gì cho Bộ Y tế, Chính phủ về công tác dân số?

- Các dữ liệu của cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở (TĐT) rất quan trọng đối với ngành dân số. Các số liệu của TĐT cho thấy tỉ lệ trẻ em giảm, tỉ lệ người cao tuổi tăng, tỉ số giới tính khi sinh cao và có sự di cư rất rõ rệt giữa các vùng, các tỉnh khác nhau.
 
Tất cả những dữ liệu trên phản ánh các động thái dân số, từ đó chúng tôi có đề xuất xây dựng các chính sách để Bộ Y tế trình Chính phủ như: Từng bước chuyển hướng từ giảm sinh sang chăm lo nâng cao chất lượng dân số; đề xuất các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi; khắc phục tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; chăm lo các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trước hết là chăm sóc SKSS/KHHGĐ ở các khu vực có đông đồng bào di cư,...

Trong giai đoạn tới phải tiến hành đồng bộ các lĩnh vực của công tác dân số cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số... Quy mô dân số nước ta vẫn còn sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới và việc tăng này sẽ kéo dài khoảng 30 năm nữa mới dừng lại, mặc dù chúng ta đã đạt mức sinh thay thế từ năm 2005, mỗi người phụ nữ có dưới 2,1 con.

Theo ông, liệu đà tăng này có dẫn tới nguy cơ bùng nổ dân số lần thứ hai không? Ngành Dân số sẽ làm gì để ngăn ngừa?

- Qua kết quả TĐT, số người trong nhóm tuổi từ 15 - 19 tuổi là cao nhất, tiếp đó là nhóm tuổi 20 - 24. Trong 10 năm tới, cả 2 nhóm tuổi trên sẽ bước vào giai đoạn "mắn đẻ" nhất. Vì thế, số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ tiếp tục tăng và đạt cực đại vào khoảng năm 2020 hay nói một cách khác, hiện nay cứ 2 người phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ mới có 1 người bước ra khỏi độ tuổi này.
 
Qua số liệu trên, chúng ta thấy "tiềm năng" sinh đẻ của dân số Việt Nam trong 10 năm tới là rất lớn nên chúng ta không thể chủ quan, công tác giảm sinh không được lơi lỏng, đặc biệt việc đáp ứng nhu cầu về tránh thai, KHHGĐ cho nhóm phụ nữ này trong giai đoạn tới rất quan trọng.
 

Giới trẻ đã không còn ngại ngần khi tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Ảnh: Dương Ngọc

Tuy nhiên, qua số liệu của 3 lần Tổng điều tra gần đây nhất, chúng ta lại nhận thấy, sau mỗi một thập kỷ, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tăng khoảng từ 4 - 5 triệu người nhưng số dân tăng thêm hàng năm đã bắt đầu giảm: giai đoạn 1999 - 2009, mỗi năm dân số nước ta chỉ tăng thêm 947 nghìn người, trong khi thập kỷ 1979-1989 tăng thêm 1,1 triệu, thập kỷ 1989 - 1999 là 1,2 triệu. Do đó, với đà thắng lợi của giai đoạn trước đây, chúng tôi hi vọng đà giảm sinh sẽ tiếp tục giảm, tránh được sự bùng nổ dân số.

Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và khu vực đã cho chúng ta thấy, dân số và phát triển có mối tương quan mật thiết với nhau, chúng ta thực hiện kế hoạch hóa gia đình để góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp cho tăng trưởng kinh tế và ngược lại khi mà kinh tế - xã hội phát triển thì tự thân mỗi người dân cũng không có nhu cầu đẻ nhiều con như giai đoạn trước đó nữa.
 
Tuy nhiên điều đó còn tùy thuộc vào phong tục, tập quán, văn hóa và trình độ phát triển của mỗi nước, mỗi dân tộc, từng vùng, miền,... Vì vậy, khi xây dựng Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011 - 2020, chúng tôi đề xuất mục tiêu phấn đấu tổng tỉ suất sinh (số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ - TFR) dao động trong khoảng 1,8 - 2 con (hiện nay là 2,03 con).
 
Trong Chiến lược, chúng tôi cũng kiến nghị điều chỉnh mức sinh phù hợp với từng vùng, từng tỉnh để làm sao tất cả các tỉnh đều đạt được mức sinh thay thế (2,1 con) nhưng cũng không để TFR xuống thấp quá. Nếu để TFR rơi xuống ngưỡng 1,1 - 1,2 con sẽ rất khó vực được mức sinh lên. Và như vậy, chúng ta có thể hình dung việc kiểm soát mức sinh trong giai đoạn tới cũng giống như kiểm soát tiền tệ: lúc phải thắt chặt, khi phải nới lỏng đề phòng "lạm phát" và cũng đề phòng cả "thiểu phát".

Cần có biện pháp can thiệp phù hợp

Việc mất cân bằng giới tính khi sinh đã được cảnh báo sẽ đưa đến những hệ lụy lớn. Tổng cục DS-KHHGĐ sẽ làm gì để giảm thiểu tình trạng này, thưa ông?

- Muốn có giải pháp can thiệp làm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh, chúng ta cần phân tích nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này để rồi từ đó chúng ta mới có cách can thiệp cho phù hợp. Để giảm thiểu được nguy cơ, ngành dân số đã và sẽ tiếp tục tập trung vào truyền thông, thay đổi nhận thức của người dân.
 
Để người dân chấp nhận việc mỗi gia đình có từ 1 - 2 con, chúng ta đã phải mất 50 năm, vậy để thay đổi nhận thức coi con gái cũng như con trai, sẽ là cuộc vận động lâu dài, bền bỉ chứ không thể trong một vài năm được.
Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động, cũng cần phải xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. Trong năm vừa qua, Tổng cục DS-KHHGĐ đã phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đi kiểm tra, thanh tra các nhà xuất bản, nhà sách, các trang web, ấn phẩm có phổ biến phương pháp sinh con theo ý muốn.
 
Khi phát hiện có vi phạm, chúng tôi đã yêu cầu thu hồi, đình chỉ xuất bản và tháo gỡ các nội dung trên. Tổng cục DS-KHHGĐ và các đoàn thanh tra cũng đã phát hiện đề xuất xử lý một số phòng khám, siêu âm vi phạm pháp luật về việc chẩn đoán giới tính thai nhi. 

Với chủ đề "Mọi người đều được quan tâm", vậy những người nhiễm HIV sẽ được quan tâm và dự phòng như thế nào trong việc nâng cao chất lượng dân số (CLDS)?

- Việc phòng chống HIV/AIDS với việc nâng cao CLDS có sự gắn bó mật thiết. Nếu tỉ lệ người nhiễm cao thì không thể có một chất lượng dân số tốt được. Mục tiêu của Chiến lược phòng chống HIV/AIDS đến 2010 là phấn đấu tỉ lệ nhiễm trong nhân dân là 0,3% thì hiện nay là 0,28%, kết quả đạt được tốt hơn chỉ tiêu đã đề ra.

Ngành dân số tham gia rất tích cực vào một trong những chương trình hành động trong Chiến lược phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 là chương trình chăm sóc, điều trị, dự phòng HIV từ mẹ sang con. Chúng tôi đã tiến hành một số đề án, mô hình nâng cao CLDS như tư vấn kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh.
 
Việc chăm sóc, điều trị dự phòng HIV/AIDS như là một cấu phần trong các mô hình, đề án nói trên. Nếu được xét nghiệm và điều trị sớm sẽ làm giảm tỉ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con từ khoảng trên 30% xuống còn dưới 10%, 5% thậm chí là dưới 2%.
- Cảm ơn ông về những thông tin này.
 
Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh được Tổng cục DS-KHHGĐ triển khai tại 30 tỉnh, thành phố tại cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Hiện nay việc triển khai mới chỉ ở 2 huyện/tỉnh và một số xã tại các huyện trên. Diện bao phủ và đối tượng của ta còn hẹp, số lượng bệnh hạn chế.
 
Chúng tôi hi vọng trong giai đoạn tới, kinh phí từ Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ được phê duyệt lớn hơn, có thêm sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế sẽ mở rộng thêm địa bàn triển khai sàng lọc trước sinh và sơ sinh.

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh ở nước ta mới chủ yếu sàng lọc 2 bệnh: Thiếu men G6PD và suy giáp trạng bẩm sinh và ở một số nơi có sàng lọc thêm bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh trong khi trên thế giới đã sàng lọc trước sinh và sơ sinh từ năm 1957, có nước đã sàng lọc 48 bệnh.

Hà Anh Thực hiện

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ lần đầu làm mẹ ở tuổi 52

Người phụ nữ lần đầu làm mẹ ở tuổi 52

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Bốn năm trước, chị Hòa bắt đầu đi chữa vô sinh. Sau 2 lần làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thất bại, tới lần thứ 3, chị đã được làm mẹ ở tuổi 52.

1.454 người trên trăm tuổi tiết lộ 3 bí quyết sống thọ

1.454 người trên trăm tuổi tiết lộ 3 bí quyết sống thọ

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Nghiên cứu dựa trên những người đặc biệt sống thọ ở Trung Quốc đã tiết lộ 3 lựa chọn lối sống cần thiết nếu bạn hy vọng được đón sinh nhật tuổi 100.

Thích ứng với già hóa dân số qua mô hình liên thế hệ tự giúp nhau

Thích ứng với già hóa dân số qua mô hình liên thế hệ tự giúp nhau

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

GĐXH - Nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau, qua đó góp phần chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình và xã hội… được xem là một trong những giải pháp thích ứng với già hóa dân số nhanh trong giai đoạn hiện nay.

Polyp tử cung có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Polyp tử cung có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Đa số các trường hợp polyp tử cung là lành tính nhưng bệnh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Cần làm gì để phát hiện sớm polyp tử cung?

Nam giới suy giảm ham muốn tình dục do đâu?

Nam giới suy giảm ham muốn tình dục do đâu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Suy giảm ham muốn tình dục có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý liên quan đến tinh hoàn hoặc cũng có thể do lối sống kém khoa học gây ra.

Chồng xét nghiệm ADN, phát hiện sự thật về con gái từ hành động lạ của vợ

Chồng xét nghiệm ADN, phát hiện sự thật về con gái từ hành động lạ của vợ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau khi biết vợ ngoại tình, người chồng lập tức đi xét nghiệm ADN của các con. Kết quả giám định cho thấy đứa trẻ anh yêu nhất không phải là con ruột.

Nâng chất lượng dân số bằng đẩy mạnh khám sức khoẻ tiền hôn nhân

Nâng chất lượng dân số bằng đẩy mạnh khám sức khoẻ tiền hôn nhân

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hà Nội đẩy mạnh tư vấn khám sức khoẻ tiền hôn nhân, tầm soát 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến cho phụ nữ mang thai; tầm soát 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến trẻ sơ sinh...

Khám tầm soát, sàng lọc trước sinh miễn phí cho phụ nữ mang thai người dân tộc thiểu số

Khám tầm soát, sàng lọc trước sinh miễn phí cho phụ nữ mang thai người dân tộc thiểu số

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/6, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tổ chức khám tầm soát, sàng lọc trước sinh cho 60 phụ nữ mang thai là đồng bào dân tộc thiểu số tại 15 thôn, làng đặc biệt khó khăn ở huyện Chư Sê.

9 cách tăng tiết sữa mẹ một cách tự nhiên

9 cách tăng tiết sữa mẹ một cách tự nhiên

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều mẹ có thể sản xuất đủ sữa mẹ để nuôi con nhưng có một số mẹ lại gặp khó khăn trong việc tiết sữa. Vậy làm cách nào để tăng tiết sữa mẹ giúp mẹ đủ sữa để nuôi con dễ dàng và khỏe mạnh?

Hà Nội đẩy mạnh tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

Hà Nội đẩy mạnh tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị nâng cao hiệu quả tuyên truyền về công tác dân số và phát triển trên các phương tiện thông tin đại chúng, do Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức ngày 18/6.

Top