“Tư lệnh” đăng đàn nêu giải pháp “cứu” nông sản
GiadinhNet - Tình trạng giá nông sản, cây trồng, vật nuôi của người dân thường xuyên “được mùa mất giá” khiến nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, chất vấn người đứng đầu Bộ NN&PTNN.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn tại nghị trường. Ảnh: Quochoi.vn
Giải quyết chuyện "được mùa mất giá"
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, ngày 6/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã đặt nhiều câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường xoay quanh công tác tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ và công tác phát triển thị trường nông sản, thủy sản. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành nội dung làm việc.
Đặt câu hỏi đến Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đại biểu Ngô Thanh Nga (đoàn Đắk Nông) nêu, Bộ có giải pháp gì để phục hồi hay chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhằm tránh tình trạng "được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa"? Tuy nhiên, với cây hồ tiêu ở Tây Nguyên thì đang lâm tình trạng "mất mùa, mất cả giá" và cây cà phê thì "mất giá kéo dài".
Trước câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNN nêu lên giải pháp, chúng ta cố gắng làm sao tổ chức sản xuất chuỗi liên kết để giảm dần hiện tượng "được mùa mất giá". Những năm gần đây chúng ta đang tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp, về tổng thể đang đi theo chiều hướng tích cực. Vì tổng diện tích đất canh tác Việt Nam chỉ có 10 triệu hecta, trừ 14 triệu hecta rừng thì đã tạo ra một sức sản xuất đến mức độ lương thực 45 triệu tấn, thịt 5,5 triệu tấn, cá là 8 triệu tấn, nhiều loại cây công nghiệp đều được xếp nhất thế giới về sản lượng. Do đó, về tổng quan, sức sản xuất rất lớn.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng chỉ ra bất cập trong khâu chế biến và tổ chức thương mại: "Tới đây nếu không có chế biến vào thì không thể nào khắc phục được tình trạng ‘hôm nay được ngày mai lại mất’. Chúng ta cũng phải chia sẻ, nền kinh tế thị trường thì tuân thủ theo thị trường, không ai dự báo được mai, ngày kia là thế nào, giá ra sao".
Nhắc đến về vấn đề nông sản hạt tiêu tại Tây Nguyên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, Việt Nam chiếm khoảng 60% sản lượng hạt tiêu của thế giới. Nếu thừa thì trách nhiệm của bộ với các ngành như thế nào vấn đề này cũng đã được bàn kỹ. Thời gian tới, cần tập trung khâu chế biến, nếu không chế biến thì chuyện thừa và thiếu vẫn liên tục xảy ra.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cũng nói rằng phải rà soát lại để phát triển lợi thế. Cây tiêu nên dừng mở rộng diện tích đến mức độ nào chứ không thể đến mức 150.000ha. Theo quy hoạch đến năm 2020 chỉ có 55.000 hecta nhưng những năm vừa rồi vọt lên 150.000ha thì những diện tích không hiệu quả, kém canh tác phải giảm, nhường chỗ cho cây khác. Đi đôi với đó, phải kêu gọi doanh nghiệp liên kết chặt chẽ để tổ chức chế biến.
Đại biểu Nguyễn Quốc Hận (đoàn Cà Mau) lại chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc hàng năm phải tổ chức "giải cứu" nông sản và Bộ trưởng có cho rằng mình có trách nhiệm? Bộ trưởng có cam kết sẽ khắc phục tình trạng này hay không?
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói: "Năm nay là năm khó khăn nhất, nhưng phải nói trên các trục sản phẩm lớn, chúng ta đều tổ chức liên kết về cơ bản là đáp ứng được giữa sản phẩm cho đến khâu chế biến cơ bản và một phần chúng ta tổ chức được thị trường. Đến giờ phút này, một trong những chỉ tiêu khó khăn nhất của năm nay đó là cạnh tranh thương mại quyết liệt về nông sản, nhưng cũng sẽ hoàn thành được mức độ cao nhất từ trước đến nay. Tất cả những trục sản phẩm, nhất là 10 sản phẩm trụ cột xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên đều cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Còn những trục sản phẩm nhỏ, quy mô hàng hóa ở cấp độ tỉnh, rơi rớt từng thời điểm".
Bộ xác định đây là trách nhiệm của mình

Thời gian qua, vấn đề “được mùa mất giá” đã khiến bà con nông dân khốn đốn. Ảnh minh họa: Lê Bảo
Tiếp tục chất vấn Bộ trưởng NN&PTNT, đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) nêu vấn đề, một trong những nguyên nhân khiến đời sống đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên còn khó khăn là do nông sản sản xuất ra thiếu thị trường tiêu thụ, bị ép giá, sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số chưa gắn kết vào chuỗi giá trị, nên giá trị gia tăng thấp. Đại biểu cũng nêu lên thực trạng cây cà phê, cao su được bà con đồng bào dân tộc thiểu số trồng nhưng giá bấp bênh, bà con đề nghị được trợ giá, bù giá cho sản phẩm trên.
Trước vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: "Có một nội dung nổi lên hiện nay là đời sống đồng bào dân tộc miền núi đang gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù đã có rất nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển. Chính vì thế, vừa qua Quốc hội đã thông qua Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đây là một chùm chính sách chung, tới đây chúng ta sẽ triển khai".
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nêu lên giải pháp trước việc sản xuất nông nghiệp của bà con dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn, đó là phải tập trung kêu gọi nhiều hơn các doanh nghiệp vào liên kết để tổ chức sản xuất chuỗi. Bộ trưởng nói: "Trong 5 tỉnh Tây Nguyên chúng tôi thấy Gia Lai rất tích cực. Các đồng chí lãnh đạo địa phương đã mời các doanh nghiệp đến địa phương giúp bà con. Chúng tôi cho rằng đây là một nội dung trong các nhóm giải pháp thì việc mời gọi bằng được các nhà doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp làm hạt nhân cốt cán trong chuỗi giá trị. Bộ xác định đây là trách nhiệm của mình cùng với các địa phương, cùng với vùng để làm tốt hơn hoạt động liên kết đầu tư vào các khu vực nông nghiệp, nhất là vùng Tây Nguyên có rất nhiều tiềm năng".
Đại biểu Hoàng Văn Liên (đoàn Long An) nêu phản ánh của cử tri về định hướng trong sản xuất nông nghiệp: Là sản xuất thì phải gắn liền với nhu cầu thị trường, để tránh tình trạng "được mùa mất giá". Tuy nhiên, điều này thực hiện rất khó vì chúng ta đang thiếu 4 yếu tố sau đây: Thứ nhất là thiếu giống, vật tư có chất lượng; Thứ hai, thiếu hướng dẫn quy trình sản xuất có hiệu quả; Thứ ba, thiếu thông tin đầy đủ về thị trường và đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp; Thứ tư, thiếu định hướng, điều tiết sản xuất của Bộ NN&PTNT để tránh gây áp lực khi hàng hóa nhiều thì giá lại giảm.
Trước vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu quan điểm: "Long An là một địa phương tái cơ cấu, chuyển đổi cây trồng vừa rồi làm rất quyết liệt và có kết quả. Đến bây giờ đã có 1 vạn hecta chanh, 1 vạn hecta trái thơm, 1 vạn hecta thanh long. Để ngăn chặn cảnh "được mùa mất giá", vừa rồi Long An đã thu hút một nhà máy chế biến cây ăn quả, vừa khánh thành năm ngoái, không chỉ thu hút sản phẩm cho Long An mà còn cho các vùng lân cận".
"Điều này cho thấy chúng ta đang tập trung theo hướng tái cơ cấu kể cả vùng nguyên liệu, kể cả khâu chế biến và khâu tổ chức thị trường ở khu vực này. Có một vấn đề yếu chúng tôi đồng tình với đại biểu đó là các sản phẩm công nghiệp phụ trợ phục vụ nông nghiệp còn phải cố gắng khắc phục: trang thiết bị máy móc, nhà kính, nhà lưới... Nhưng tất cả những điều này đều trong chương trình chung với tiến trình phát triển kinh tế đất nước nên những khuyết thiếu sẽ dần được khắc phục", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Xây dựng nông thôn mới đã đạt nhiều kết quả nổi bật
Báo cáo tại Phiên chất vấn về một số nội dung liên quan đến chất lượng, hiệu quả thực hiện Chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nêu, một số kết quả nổi bật. Cụ thể: Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn đã có những đổi thay vượt bậc, hiện đại hoá theo hướng đồng bộ; sau hơn 9 năm cả nước đã xây dựng mới và nâng cấp được trên 206.743 km đường giao thông, nâng tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hóa lên 68,7%; có trên 97% số xã có đường giao thông từ trụ sở xã đến UBND huyện được cứng hóa; gần 80% số xã đã trải nhựa, bê tông đường ngõ xóm.
Lê Bảo

Bộ GD&ĐT 'tuýt còi' các trường đại học tuyển sinh bằng tổ hợp lạ
Giáo dục - 20 phút trướcCác trường đại học cần rà soát lại tổ hợp, phương thức xét tuyển bảo đảm kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học.

Sự thật kinh hãi trong thùng xe tải bốc mùi hôi thối
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Thời điểm kiểm tra, phương tiện do tài xế Thắng điều khiển đang vận chuyển 2.570 kg xương động vật trên thùng xe có dấu hiệu phân hủy, bốc mùi hôi thối và chủ xe ô tô không xuất trình được giấy tờ liên quan đến hàng hóa.

Thanh niên tử vong nghi rơi từ tầng cao Vạn Hạnh Mall
Xã hội - 9 giờ trướcThanh niên sau khi bỏ lại ba lô đã nhảy từ tầng 7 trung tâm Vạn Hạnh Mall, quận 10 (TPHCM) xuống tầng trệt, tử vong tại chỗ.

Phát hiện quả bom 'khủng' bên bờ suối
Xã hội - 10 giờ trướcGĐXH - Trên đường lên rẫy, người đàn ông ở Quảng Bình phát hiện quả bom lớn bên bờ suối. Sau khi nhận tin báo, lực lượng chức năng có mặt và xác định quả bom này nặng khoảng 360kg, là vật nổ tồn sót sau chiến tranh.

Cứu người đàn ông sau khi gieo mình xuống sông tự tử
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Sau khi gieo mình xuống sông tự tử, người đàn ông ở Huế bám vào chân cầu để chờ được mọi người ứng cứu.

Mắc 27 hành vi này có thể bị đi tù dù chỉ chuẩn bị phạm tội
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Theo Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, Bộ Công an đề xuất bổ sung 27 tội dù chỉ chuẩn bị phạm tội vẫn bị xử lý hình sự.

Án tử cho kẻ nhiều lần 'vào tù, ra tội' vẫn dính vào ma túy
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Dù nhiều lần phải đi tù, cai nghiện bắt buộc... nhưng Nguyễn Lâm Trường vẫn "ngựa quen đường cũ" không cố gắng làm lại cuộc đời. Với hành vi tàng trữ hơn 11 ngàn viên ma túy, Trường bị kết án tử hình.

Người dân sinh sống trên 'đất vàng' hồ Hoàn Kiếm nói gì về việc sắp phải di dời?
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Đa số người dân trong diện phải di dời để thực hiện dự án cải tạo hồ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) đều mong muốn sớm có thông tin về mức đền bù, tái định cư... cũng như nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền để ổn định công việc và cuộc sống sau khi nhường đất để thực hiện dự án.

Cách 'giải độc' kỹ thuật số mà hàng triệu người Việt đang tìm kiếm
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Mỗi ngày, hàng triệu lượt 'vuốt' trôi qua như gió trên màn hình điện thoại. Thế nhưng ít ai biết rằng, đằng sau những story lung linh, những cú 'thả tim' tưởng chừng vô hại là cả một áp lực âm thầm đang bào mòn tâm trí nhiều thế hệ, đặc biệt là giới trẻ. Liệu bạn có đang là chủ mạng xã hội hay là nạn nhân của nó?

Mâu thuẫn trong sinh hoạt, gã thanh niên dùng dao đâm bạn lúc rạng sáng
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Do mâu thuẫn trong sinh hoạt, Bình đã dùng một con dao gấp bằng kim loại đâm hai nhát vào vùng bụng, mạn sườn bên trái anh Nguyễn Hải Quyền khiến nạn nhân bị tổn hại 34% sức khỏe.

Khối không khí lạnh tăng cường lại sắp về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 12-13/4, không khí lạnh khả năng được tăng cường trở lại nước ta gây mưa dông ở miền Bắc, nền nhiệt giảm mạnh.