Từ trái tim mẹ: "Khi con cảm thấy mình không thể tiếp tục, xin hãy cố gắng nhớ đến mẹ"
Đây là lá thư của một người mẹ ở Mỹ - một người đã từng trải qua nỗi đau tột cùng khi con gái cô chọn cách từ bỏ cuộc đời ở tuổi 15 - gửi người con ở tuổi dậy thì. Gửi bất kỳ người con nào ở tuổi dậy thì, chứ không chỉ là con cô ấy. Một lá thư rất đáng đọc, bởi có ai là không cần đứng vào vị trí của người khác, ở thời điểm nào đó trong cuộc đời này. Thư được đăng trên trang của một tổ chức về chăm sóc sức khỏe tâm thần của Mỹ.
Gửi con,
Mẹ sẽ nói với con điều mà mẹ ước rằng mẹ đã có cơ hội để nói với con gái mẹ. Năm 2013, con bé đã tự tử ở tuổi 15 do bệnh trầm cảm. Và vì mẹ sẽ không bao giờ có cơ hội để nói những điều này với con bé, nên khi một phần trong mẹ bắt đầu “phục hồi”, thì mẹ sẽ nói với con (cảm ơn con vì đã đọc).
Chỉ vì mẹ không hiểu con, chỉ vì mẹ nói nhiều và không lắng nghe, chỉ vì mẹ nghĩ mẹ biết tất cả mọi thứ (rõ ràng là mẹ không biết tất cả mọi thứ), chỉ vì mẹ có thể đặt ra nhiều yêu cầu và rất nghiêm khắc, kỳ vọng nhiều ở con, không tỏ ra có hứng thú với những điều con thích…, không có nghĩa là mẹ không yêu con.
Mẹ rất lo lắng về việc làm sao trả hết các hóa đơn, mua thức ăn, trả góp tiền nhà, mua cho con những thứ con cần, nên đôi lúc mẹ đã quên nhìn con như một con người toàn diện. Đôi lúc, mẹ coi con như một trách nhiệm mà mẹ cần lo nghĩ đến, và đó là khi mẹ biến thành một người mẹ đáng sợ. Mẹ không còn là chính mẹ, và rồi mẹ áp dụng thái độ một người lớn với một đứa trẻ - dù điều này không còn hiệu quả nữa, vì con không còn là một đứa trẻ nữa.
Con đang trở thành một người lớn, và điều này hoàn toàn khiến mẹ lúng túng. Bây giờ, bạn bè mới là những người mà con thường trò chuyện cùng, và bỗng nhiên mẹ thành kẻ ngoài cuộc. Mẹ được kỳ vọng phải biết cách xử lý tất cả những thay đổi này, nhưng mẹ không biết, không hoàn toàn biết. Mẹ được kỳ vọng là đến một ngày nào đó sẽ buông dần tay, như buông khỏi một quả bóng bay, để con bay cao, như cách mẹ vẫn bảo con.
Nhưng không, mẹ vẫn đang giữ lấy sợi dây đó, tay mẹ không chịu buông. Mẹ nhìn thấy con đang lớn lên, trở thành một con người mạnh mẽ, đôi khi mạnh mẽ hơn cả mẹ. Nhưng mẹ cũng nhìn thấy (vì mẹ nhiều tuổi hơn) mỗi khi con chọn sai đường. Chính trong những khoảnh khắc ấy, mẹ lo lắng và mất bình tĩnh. Thay vì trò chuyện cùng con với vai trò một người biết thấu hiểu, thì mẹ lại nói với con với vai trò một “cấp trên” (điều mà con rất ghét). Và rồi mẹ cứ nói, nhưng con không nghe.
Mẹ dùng thái độ “biết tuốt” đó vì đã có thời, khi mẹ bằng tuổi con, mẹ cũng từng có những quyết định như con, và bị tổn thương. Cho nên, khi con nhìn thật kỹ, con sẽ thấy khi mẹ dùng “giọng cấp trên” là khi mẹ thấy lo sợ cho con. Dù theo cách khiến con khó chịu, nhưng điều đó cho con biết rằng mẹ quan tâm đến con. RẤT NHIỀU. Có lẽ mẹ quan tâm quá nhiều, đó là lý do khiến mẹ hoặc là bỏ cuộc khi con nổi cáu với mẹ (vì mẹ không muốn con xa lánh mẹ), hoặc là mẹ sẽ dồn ép con. Cảm giác đó thật tồi tệ - muốn giúp con, và cảm thấy rằng con không hiểu được mẹ.
Và chúng ta cứ như vậy: Con ở một bên và mẹ ở một bên. Cả hai đều muốn cùng một điều: Có một mối quan hệ thân thiết, lành mạnh với đối phương. Đây có lẽ là vấn đề đối với tất cả mọi người bố, người mẹ và những người con, và họ phải nỗ lực tìm cách. Một số tìm được, một số thì không. Một số bố mẹ từ bỏ việc cố hiểu con mình. Một số khác cứ cố gắng suốt cả cuộc đời, cố đứng vào vị trí của con.
Mẹ nghĩ đó là điều cần thiết để có một mối quan hệ tốt - bất kỳ mối quan hệ nào: Trong một khoảnh khắc, nhìn cuộc sống qua đôi mắt của người khác. Khi mẹ đứng vào vị trí của con (thật ra, có cho mẹ thành triệu phú, mẹ cũng không muốn quay trở lại tuổi dậy thì), mẹ nhìn thấy một thế giới hoàn toàn lộn xộn. Và có lẽ con cũng đang băn khoăn rằng mình nên lớn lên thế nào, thế nào gọi là “bình thường” trong thế giới thực và thế giới ảo, những nơi có nhiều thứ được tô vẽ đến hoàn hảo, nhưng cũng có nhiều thứ rối tinh và điên rồ. Đôi khi chính mẹ cũng băn khoăn như thế, mà mẹ là một người trưởng thành đấy!
Khi đứng vào vị trí của con, mẹ cảm thấy mẹ chẳng có cơ hội nào, vì mẹ lớn lên trong một gia đình mà chẳng ai hiểu mình, ai cũng bận rộn với vấn đề của riêng họ, và mẹ cảm thấy cô độc. Ý nghĩ đó khiến mẹ sợ đến rùng mình.
Khi đứng vào vị trí của con, mẹ bắt đầu có cái cảm giác rất gây nản lòng, rằng cuộc sống sẽ thế này mãi: Điên rồ, rối ren, đáng chán, và đơn giản là vô nghĩa. Thế nên mẹ bắt đầu buồn bã, khổ sở. Khi mẹ nhìn qua đôi mắt của con, mẹ thấy một thế giới nơi mà mọi thứ đều đảo lộn.
Khi con bị trầm cảm và thấy cả thế giới này đều không đáng tin cậy, mẹ muốn con nhớ một điều, có lẽ là điều quan trọng nhất. Đó là: Cuộc sống khó khăn không chỉ đối với con, mà còn đối với tất cả mọi người khác. Nên khi con ở trong phòng mình, nghĩ rằng không ai hiểu những gì con đang trải qua, thì mẹ ở trong phòng mẹ, cũng nghĩ y như vậy. Thật trớ trêu khi chúng ta có cảm giác giống nhau nhưng lại rất khó với tới nhau.
Mẹ cũng cảm thấy bị xa rời, bị hiểu lầm, mẹ cũng cảm thấy lúng túng y như con. Mẹ nên cố gắng hơn nữa để can đảm, để bảo con ôm mẹ khi mẹ cần trấn an, và mẹ sẽ không giả vờ rằng mẹ hoàn hảo. Nhưng thay vì vậy, mẹ lại hy vọng con tự hiểu ra rằng mẹ có quan tâm, rằng con là quan trọng. Thực tế là: CON LÀ TẤT CẢ MỌI ĐIỀU, tất cả mọi điều quan trọng nhất đối với mẹ. Mẹ chỉ không dám nói ra, cũng như con; và mẹ chỉ bận rộn, cũng giống như con. Con thấy đấy, chúng ta không khác biệt như chúng ta tưởng đâu.
Đây là lời khuyên của mẹ dành cho con, từ trái tim mẹ: Lần sau, khi con cảm thấy mình không thể tiếp tục, xin hãy cố gắng nhớ đến mẹ. Mẹ có thể cũng đang chới với như con. Có lẽ nếu chúng ta đứng vào vị trí của đối phương chỉ trong một phút thôi và thành thật với cảm xúc của mình, thì chúng ta sẽ có thể vượt qua được những khó khăn cùng với nhau. Mẹ không biết con thế nào, nhưng đó là tất cả những gì mẹ cần: Biết rằng con ở bên cạnh mẹ.
Mẹ yêu con, theo cách không hoàn hảo, nhưng là mãi mãi.
Mẹ.
Cặp vợ chồng Hải Dương và hành trình gieo mầm yêu thương ở Angola
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.
8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Nếu có những dấu hiệu này thì bạn chính là kiểu cha mẹ 'độc hại' đang ảnh hưởng xấu tới con.
Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Muốn xử lý được cơn giận của con một cách hiệu quả, bố mẹ cần hiểu rõ nguồn cơn.
Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Cha mẹ yêu thương con cái không có gì sai, nhưng nếu yêu quá mức sẽ khiến trẻ lạc vào tình yêu dị dạng.
Bức ảnh chụp ở cổng trường gây tranh cãi: Yêu thương con cháu kiểu này thật sự tai hại!
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcKhông ít người ái ngại cho bà nội.
Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc dạy con được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thành công.
Vì sao trẻ con sẽ trở nên nghịch hơn khi ở cạnh mẹ?
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Trẻ con đôi khi như thiên thần trước mặt người khác, nhưng lại vô cùng nhõng nhẽo, quậy phá trước mặt mẹ đều có lý do của chúng.
Giúp cha mẹ giải mã 7 hành động không thể hiểu nổi của trẻ
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Những hành động tưởng chừng như vô nghĩa và bạn không thể lý giải được tại sao thì với trẻ chúng đều có lý do cả.
Cha mẹ tốt không chăm chăm nhìn vào điểm kiểm tra của con
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Phụ huynh tốt đương nhiên hy vọng con học giỏi nhưng họ biết chú trọng kiến thức con đạt được thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số của con.
10 cách dạy con rất khác của các bậc cha mẹ thông thái
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Tương lai của một đứa trẻ thành hay bại phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục chúng nhận được từ cha mẹ mình.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.