Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ: Thiếu sữa mẹ, thiếu cả tình thương (1)

Thứ sáu, 13:08 07/08/2009 | Dân số và phát triển

Giadinh.net - Ước tính hơn 1 triệu trẻ em chết hằng năm trên thế giới bởi không được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu.

Hàng triệu trẻ em có nguy cơ bệnh tật và suy dinh dưỡng vì không được nuôi đầy đủ bằng nguồn sữa mẹ... Thông tin trên được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đưa ra thực sự gây sốc với những người quan tâm đến sự phát triển và sống còn của trẻ em.

“Rào cản” hữu hình


Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Y tế, chỉ có 16,9% hay cứ 6 bà mẹ mới có 1 người nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời; 58% số bà mẹ cho trẻ bú ngay trong vòng 1 giờ sau khi sinh. Tỷ lệ trẻ tiếp tục được bú mẹ cho tới khi 2 tuổi theo khuyến cáo vẫn dừng ở mức 22,9%. Như vậy, còn rất nhiều trẻ em không được tiếp cận với nguồn dinh dưỡng quý giá, an toàn, rẻ nhất và giảm được nguy cơ tử vong và bệnh tật như Tổ chức Y tế Thế giới đã nhận định.

 

Trẻ được bú sữa mẹ sẽ thúc đẩy sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần (Ảnh minh họa).

 
Nhưng tại sao nguồn dinh dưỡng quý như thế lại không được các bà mẹ tận dụng cho đứa con yêu của mình? Theo một khảo sát nhanh của chúng tôi, phần lớn người mẹ không thực hiện được theo những khuyến cáo về việc nuôi con bằng sữa mẹ bởi rất nhiều lý do: Hoàn cảnh, công việc, nhận thức... Có những lý do bất khả kháng và cũng có nhiều lý do rất “trời ơi”. Chị Nguyễn Hồng Nga, khu tập thể ĐHSP Nghệ thuật TƯ, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, sau khi sinh mổ do bị nhiễm trùng phải uống nhiều kháng sinh nên chị bị mất sữa. Bé Bông, con chị phải nuôi hoàn toàn bằng sữa bột nên rất tốn kém. Còn chị Nguyễn Thị Tình, xã Phù Đổng, quận Long Biên, Hà Nội cho biết, vì nhà ở xa chỗ làm nên khi con được 4 tháng tuổi, bắt đầu đi làm trở lại đã phải cho con uống sữa ngoài và ăn bột; chỉ đến chiều tối đi làm về con mới được bú mẹ. Không chỉ chị Hà, rất nhiều người mẹ cho biết, việc mình phải “hạn chế” con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu là do phải đi làm, nhất là những người có công việc bận rộn hoặc nhà xa không thể vài tiếng lại chạy về cho con bú. Vì vậy, giải pháp họ cho là yên tâm nhất là cho con uống sữa hoặc ăn bột để thay thế.


Trong số những người được hỏi, một số người không quá quan trọng việc nuôi con bằng sữa mẹ, có cũng được mà không có cũng không sao. Anh Vũ Xuân Đức, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội có con 2 tuổi cho rằng, tại sao phải “sính” sữa mẹ, trong khi “nguồn” sữa đó phải nhờ vào việc ăn uống, dinh dưỡng của người mẹ mới có. “Tôi nghĩ không nên quá phụ thuộc vào sữa mẹ. Cho con ăn, uống trực tiếp sữa ngoài và các thức ăn bổ dưỡng khác cũng là nguồn dinh dưỡng tốt đấy chứ. Tôi thấy nhiều đứa trẻ nuôi “bộ” vẫn lớn bình thường, có sao đâu”. Còn một số người khác không cho con bú không phải vì mất sữa, đi làm xa... mà do sợ sau này trẻ “bám đít mẹ”, lớn lên không tự tin, độc lập(!?) và có những người thì sợ hỏng, xấu bộ ngực của mình đã kiên quyết không cho con bú.


Hậu quả lâu dài


Từ 1 - 7/8/2009, Bộ Y tế và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam chung tay hành động hưởng ứng chủ đề Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ  "Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu - Sự lựa chọn thông minh vì sự sống còn và phát triển của trẻ". Hoạt động này nhằm bảo vệ, thúc đẩy và hỗ trợ sữa mẹ - loại thức ăn duy nhất cần thiết trong 6 tháng đầu đời để đảm bảo sự sống còn, sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; góp phần bảo đảm đạt được mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam vào năm 2015.

Mỗi lần nhìn bé Bông đỏ căng mặt khóc vì táo bón, chị Nga thương con thắt ruột. Trong năm đầu, chị phải đưa con 6 lần tới bệnh viện vì 4- 5 ngày bé không thể đi ngoài được. Lần đầu tiên thấy con 3 ngày không đại tiện, chồng chị hớn hở vì không phải giải quyết việc vệ sinh của con. Nhưng đến ngày thứ 7 khi bà cô biết chuyện cảnh báo việc hoại tử ruột của con, hai vợ chồng tá hỏa đưa con đến viện. Theo các bác sĩ dinh dưỡng, do con chị không hấp thu được một số thành phần của sữa ngoài và không được bổ sung chất xơ, vitamin nên bé rất hay bị táo bón và còi cọc. Mỗi lần đi vệ sinh là một cực hình nên bé sợ, càng nhịn, bệnh táo bón càng tiếp diễn trầm trọng.

Ngược lại với bé Bông, bé Dũng con anh Vũ Xuân Đức thường xuyên bị tiêu chảy. Mỗi đợt tiêu chảy, bé quấy khóc, không muốn ăn uống, gầy rộc hẳn đi. Hiện bé suy dinh dưỡng kênh B, thấp bé hơn nhiều so với các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, để bảo vệ quan điểm “không có sữa mẹ cũng không sao”, anh Dũng vẫn nói cứng: “Nó bé nhưng rắn rỏi, còn hơn là... béo phì”. Vợ anh thường hay cáu vì bé Dũng dửng dưng với mẹ, bé thường ít nói, ít chơi và tình cảm với mẹ như những đứa trẻ con cùng xóm. Còn chị Nga cho biết, không có cảm giác được chắt những “tinh túy” của dòng sữa và không được ngắm vẻ mặt thỏa thuê, hạnh phúc của con mỗi khi bú mẹ. Vì thế, mỗi khi bé Bông quấn quýt bà và cô hơn mẹ, không ngóng mẹ mỗi khi đi làm về hoặc đi xa chị thấy buồn và như thiếu một cái gì đó khó nói...


Nhìn chung, những đứa trẻ bất đắc dĩ không được bú sữa mẹ như bé Bông, bé Dũng là một thiệt thòi lớn. Không chỉ về mặt tinh thần, theo UNICEF, mỗi năm có hàng triệu trẻ phải gánh chịu hậu quả lâu dài về thể chất do không được nuôi dưỡng hợp lý, không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Những đứa trẻ phải bú bình hoặc ăn những thức ăn khác thay sữa mẹ trong những tháng đầu đời bị tiêu chảy nhiều hơn trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn từ 3 – 14 lần; nguy cơ cao mắc các bệnh dị ứng thực phẩm, đường hô hấp... Do thiếu kháng thể đáp ứng miễn dịch được cung cấp từ sữa mẹ, nhiều trẻ đã tử vong vì nhiễm trùng đường tiểu, tiêu chảy kéo dài, viêm phổi... Cùng với tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ thấp là tỷ lệ trẻ SDD tăng theo. Theo khảo sát của Viện Dinh dưỡng quốc gia, SDD chiều cao của trẻ em Việt Nam xuất hiện khá sớm. Nhóm 12 tháng tuổi đã có 29% trẻ em thấp còi, SDD nhẹ cân bắt đầu tăng từ giai đoạn cho trẻ ăn bổ sung... 
 

Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn hơn nhiều

Trong 4 tháng đầu em cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, vì thời gian đó em ở nhà, bé khỏe, đường ruột tốt, nhanh nhẹn. Sang tháng thứ 5 lúc bắt đầu đi làm thì em phải cho cháu ăn thêm sữa ngoài, nhưng buổi trưa em vẫn về cho con bú. Em cảm thấy hạnh phúc khi cả ngày đi làm về, bé cứ lạng người đi bám chặt lấy mẹ bú lấy bú để. Kể cả đang ngủ ngon nhưng nghe tiếng mẹ, bé cũng mở mắt luôn phải được ăn xong mới yên tâm chơi với mọi người. Phải nói nuôi con bằng sữa mẹ nhàn hơn nhiều, đêm bố cháu được ngủ ngon không phải lo lắng gì. Em định cho cháu bú đến khi 18 - 20 tháng.

Trần Thị Ly, ngõ Hoàng 6,
Đường Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội

Hạnh phúc khi được làm mẹ

Từ bao đời nay, dòng sữa mẹ được ví như “nguồn” yêu thương nuôi dưỡng mỗi đứa con trưởng thành. Với em và nhiều người mẹ khác, sữa mẹ  vừa an toàn, tiện dụng, đỡ tốn kém về kinh tế mà còn là tình cảm mẫu tử thiêng liêng, gắn bó. Trường hợp của em do có vấn đề về nội tiết nên em ngừng cho con bú khi cháu 12 tháng tuổi. Nếu không, em sẽ cho con bú đến 2 tuổi mới dừng hẳn.

 
Nguyễn Thị Phương Hà
Thôn Yên Xá, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Không yên tâm khi cho con uống sữa ngoài

Em bắt đầu cho con ăn bột từ khi cháu 5 tháng tuổi. Thực sự em rất muốn con được bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu vì những lợi ích của nó nhưng vì phải đi làm nên đành chọn giải pháp cho con ăn dặm sớm. Thực sự nhiều người cũng khuyên em cho con uống thêm sữa bột nhưng em vẫn không yên tâm.

Mỗi lần đi làm về thấy con dụi đầu vào bầu ngực mình và tay nắm chặt ngực mẹ, chân luôn ngọ nguậy trong lúc được mẹ cho bú, em thấy không gì hạnh phúc hơn.          

Nguyễn Thị Thu Hương
Ngõ 294, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội


(Còn nữa)


Hà Thư

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Việc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Xuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Top