Tỷ số giới tính của Việt Nam và một số địa phương những năm ngầy đây: Hiện trạng và bàn luận
Năm 2005, dân số Việt Nam ước tính là 83,1 triệu ngưòi, Trong đó nữ chiếm gần 51%, và 74% dân số sống ở nông thôn.
Hiện trạng
Tỷ số giới tính của dân số
Tỷ số giới tính (số nam trên 100 nữ) của Việt Nam tăng nhẹ từ 94,2 năm 1979 lên 94,7 năm 1989 và 96,7 năm 1999. Trong các năm từ 1999-2005, số liệu thống kê về tỷ số giới tính của dân số và tỷ trọng dân số nữ trong tổng số dân gần như không thay đổi (96,6 - 96,7 và 50,8% - 50,9%), điều này cho thấy một sự ổn định và cân bằng về giới tính của dân số Việt Nam (Biểu 1), bởi thông thường tỷ trọng dân số nữ luôn cao hơn tỷ trọng dân số nam.
Xét theo độ tuổi, tỷ số giới tính của dân số cao nhất ở các độ tuổi trẻ nhất 0-4, 5-9, và 10-14. Riêng các tỷ số giới tính ở hai độ tuổi 15-19 và 20-24 tăng 5-7 điểm từ 1999 - 2004. Các mức tăng này có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể tới việc kết hôn với người nước ngoài. Trong 10 năm qua, số lượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, hầu hết là với nam giới Đài Loan. Hiện tại có kkoảng 100.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan. Đa số trong độ tuổi 23-35. Các con số này giảm dần ở các độ tuổi cao hơn. Nhìn chung, các tỷ số này dao động ít và do vậy phản ánh một xu hướng giới tính cân bằng và ổn định ở từng độ tuổi (Biểu 2).
![]() |
Tỷ số giới tính lúc sinh
Năm 1999, có 6/61 tỉnh, thành phố trong cả nước có tỷ số giới tính lúc sinh rất cao (120-128) và 29 tỉnh/thành phố có tỷ số giới tính lúc sinh cao (110-119). Tuy nhiên 18 tỉnh/thành phố có tỷ số giới tính lúc sinh thấp (85-101 và 8/61 tỉnh/thành phố có tỷ số giới tính lúc sinh ở mức chuẩn (Biểu 4). 9/12 tỉnh của ĐB sông Cửu Long có tỷ số giới tính từ 110-128.
Cho tới hiện nay, vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về giới tính lúc sinh ở Việt Nam để cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tình trạng giới tính. Nhìn chung, sự mất cân bằng giới tính dẫn đến thiếu hụt phụ nữ ở Việt Nam chưa phải là vấn đề nghiêm trọng như đã xảy ra ở một số nước. Tuy nhiên các số liệu báo cáo của một số địa phương nằm trong số các tỉnh có tỷ số giới tính lúc sinh cao và rất cao qua Tổng điều tra dân số 1999 (Biểu 5) cho thấy một xu hướng tăng tỷ số giới tính lúc sinh, hay đã bắt đầu một sự mất cân bằng giới tính với số trẻ sơ sinh nam nhiều hơn số trẻ sơ sinh nữ.
Một số tỉnh có tỷ số giới tính lúc sinh rất cao theo kết quả TĐTDS 1999 đến năm 2004 vẫn có tỷ số giới tính rất cao hoặc cao như An Giang (128,0 và 124,8), Kon Tum (124,0 và 134,5) và Thái Bình (120,0 và 113,5). Một số tỉnh khác có tỷ số giới tính lúc sinh thấp theo kết quả TĐTDS 1999 đến năm 2004 có tỷ số này cao hơn như Hà Tây với 96,0 tăng lên 128,9 (theo báo cáo hàng năm) hoặc 108,6 (theo kết quả xử lý và phân tích số liệu từ các Sổ sinh ở Trạm Y tế cấp xã).
Từ năm 2005 ở Việt nam mọi trẻ em dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập (Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004). Mỗi trẻ em dưới 6 tuổi đều được cấp Thẻ khám chữa bệnh dựa trên cơ sở dữ liệu trẻ em dưới 6 tuổi được tin học hóa. Số liệu được cập nhật và xử lý trong cơ sở dữ liệu này có các chỉ tiêu như ngày sinh và giới tính gắn chặt với quyền khám chữa bệnh của từng trẻ em, nhất là với những trẻ em ít tháng tuổi. Tuy nhiên, chỉ mới có một số ít tỉnh hoàn thành thiết lập cơ sở dữ liệu này.
Tại những nơi có số liệu có thể tin cậy hơn thông qua cơ sở dữ liệu trẻ em dưới 6 tuổi hoặc qua xử lý và phân tích số liệu từ các sổ sinh ở Trạm Y tế cấp xã có thể nhìn thấy tỷ số giới tính lúc sinh ở các đô thị chính hoặc trung tâm tỉnh cao hơn tỷ số này của toàn tỉnh như 119,79 (thị xã Hà Đông) so với 108,6 (tỉnh Hà Tây), 124,03 (quận Hải Châu) so với 114,0 (thành phố Đà Nẵng), 113,23 (thị xã Thủ Dầu Một) so với 109,0 (tỉnh Bình Dương) và 110,69 (thành phố Cà Mau) so với 103,47 (tỉnh Cà Mau).
Tỉnh Hà Tây
Hà Tây là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, nằm liền kề với thủ đô Hà Nội có diện tích gần 2,2 nghìn km2 (đứng thứ 47 trên 64 tỉnh, thành phố trong cả nước) và dân số 2,5 triệu người (đứng thứ 5 trong cả nước, sau TP. Hồ Chí Minh, Hà nội, Thanh Hóa, Nghệ An), chiếm gần 3,15% dân số cả nước. Theo Tổng điều tra dân số 1999, tỷ số giới tính lúc sinh của tỉnh Hà Tây là 96, nằm trong số 18 tỉnh có tỷ số giới tính lúc sinh thấp.
Tuy nhiên, theo số liệu báo cáo hàng năm 2002-2004 của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Hà Tây, tình hình tỷ số giới tính lúc sinh của tỉnh và các huyện, thị xã thuộc tỉnh được thấy qua Biểu 6. Tỷ số giới tính lúc sinh các năm 2002-2004 so với năm 1999 toàn tỉnh đã cao hơn nhiều, hầu hết các huyện, thị xã có xu hướng tăng hoặc ổn định ở mức cao, ngoại trừ huyện Ba Vì và Thanh Oai có xu hướng giảm. Tại các huyện, thị: Sơn Tây, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Thường Tín, Phú Xuyên và Mỹ Đức, tỷ số giới tính lúc sinh cao bất thường, đặc biệt là Phú Xuyên (175), Mỹ Đức (159) và Phúc Thọ (150). Báo cáo thiếu có thể là một trong các nguyên nhân của sự chệnh lệch quá lớn này. Hơn nữa, sự tăng này xảy ra cùng với mức sinh tăng trở lại tại địa phương cũng như trong cả nước các năm 2003-2004. Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng tỷ số giới tính lúc sinh của một số địa phương lên xuống thất thường qua các năm, ví dụ, tỷ số giới tính lúc sinh của thị xã Sơn Tây và Phú Xuyên rất cao (145,7 và 158,6) năm 2002, giảm nhanh xuống 97,6 năm 2003, sau đó tăng mạnh lên 147,0 và 175,6 năm 2004.
Tỷ số giới tính lúc sinh theo thứ tự sinh có được ở tỉnh Hà Tây tuy không phản ánh sự khác biệt ở phạm vi toàn tỉnh, nhưng lại có sự khác biệt rõ ở thị xã Hà Đông và huyện Đan Phượng. Chính sách dân số của Việt Nam khuyến khích mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con. Tỷ số giới tính của trẻ sơ sinh là con thứ ba của thị xã Hà Đông là 139,33, của huyện Đan Phượng là 143,06, của huyện Hoài Đức là 124,54 cao hơn hẳn tỷ số này đối với con thứ nhất và con thứ hai.
Bàn luận
Là một xã hội châu Á truyền thống, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” với nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu đã thấm sâu vào quan niệm của người dân, vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Đây là một trong những nguyên nhân sâu xa tạo nên sức ép tâm lý đối với những phụ nữ chỉ sinh con gái.
Sức ép tâm lý nặng nề nhất được tác động từ phía cha mẹ chồng, đặc biệt khi người phụ nữ là con dâu trưởng hay con dâu độc nhất trong gia đình. Không ít cha mẹ chồng trước khi “khuất núi” vẫn một mực nuối tiếc vì chưa có cháu trai nối dõi tông đường. Nhiều người chồng thiếu bản lĩnh và chính kiến cũng dễ đứng về phía cha mẹ mình để gây sức ép đối với vợ, đòi hỏi vợ phải sinh bằng được con trai. Sức ép của dư luận xã hội tự phát cũng gây sức ép tâm lý bằng sự dè bỉu, khích bác những cặp vợ chồng chỉ sinh con gái. Quan niệm “nhập gia tùy tục”, chiều theo ý muốn của gia đình nhà chồng, không chịu thua chị kém em của người phụ nữ cũng tự gây nên sức ép tâm lý cho chính mình.
Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” cũng tạo nên tập quán con trai có trách nhiệm nhiều hơn con gái trong việc phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi về già và lo liệu ma chay, thờ cúng cha mẹ sau khi chết.
Tâm lý sinh thêm con trai để dự phòng trong trường hợp rủi ro (tai nạn, tệ nạn xã hội…)
Để góp phần giải tỏa sức ép tâm lý nêu trên, ở Việt Nam lưu hành khá rộng rãi các loại sách, tài liệu, các trang web quảng bá cho việc “sinh con theo ý muốn”, đồng thời có sự lạm dụng nhất định những tiến bộ y học hiện đại, những phương pháp chẩn đoán giới tính thai nhi, sử dụng siêu âm để xác định sớm giới tính thai nhi (ngay từ 3 tháng tuổi thai hoặc sớm hơn). Ở Việt Nam hiện nay, nhất là các thành phố lớn hay những nơi đô thị, để sinh được con "Theo ý muốn", có những phụ nữ đã lạm dụng nạo phá thai.
Hiện tại, các dịch vụ chăm sóc SKSS gồm cả nạo thai và siêu âm rất sẵn có và thuận tiện, nhưng chưa có bằng chứng về nạo thai lựa chọn giới tính và giết trẻ em gái ở Việt Nam. Theo Pháp lệnh dân số, lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức bị nghiêm cấm. Chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010 xác định bình đẳng giới là một yếu tố quan trọng để đạt các mục tiêu dân số. Giá trị của con trai và con gái được đề cập một cách bình đẳng trong nhiều văn bản pháp lý.
Một số cơ quan chức năng về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em, cũng như ngành y tế, thống kê ở các cấp chưa chủ động nắm bắt tình hình xu hướng tỷ số giới tính lúc sinh ở các địa phương. Xu hướng thực tế, tự phát nêu trên chưa được đặt vấn đề ứng phó. Theo kết quả TĐTDS 1999, có 29 trong số 61 tỉnh, thành phố trong cả nước có tỷ số giới tính lúc sinh cao hoặc rất cao. Tuy nhiên, ít có địa phương trong số đó ý thức được hậu quả của nó để tham mưu cho chính quyền tiến hành nghiên cứu, phân tích những nguyên nhân và các yếu tố liên quan, từ đó xây dựng các giải pháp cải thiện tình trạng này, mà thiên về nhận xét số liệu điều tra thiếu chính xác.
Trong những năm qua chưa có các biện pháp chính sách đề cập đến mất cân bằng giới tính lúc sinh.
Dự báo xu hướng này sẽ tiếp diễn nếu không có sự tác động, can thiệp về chính sách bằng những giải pháp phù hợp trên cơ sở phân tích một cách khách quan, đầy đủ các nguyên nhân và các yếu tố liên quan.
Kết luận
Hiện tại Việt Nam chưa xảy ra hiện tượng mất cân bằng giới tính dẫn đến thiếu hụt phụ nữ, các số liệu báo cáo gần đây về tỷ số giới tính của một số địa phương có thể cho thấy một dấu hiệu về sự mất cân bằng giới tính nếu không có những can thiệp về chính sách.
Các nguồn số liệu sẵn có cấp quốc gia, cũng như ở cấp địa phương như tỉnh, huyện chưa đủ để phản ánh đúng thực trạng tỷ số giới tính lúc sinh của Việt Nam. Tuy nhiên, các số liệu hiện có cho thấy một xu hướng tăng tỷ số giới tính lúc sinh tại một số tỉnh. Tỷ số giới tính chủ yếu tăng ở nhóm tuổi 15-19 và 20-24.
Tỷ số giới tính lúc sinh khác nhau giữa các địa phương. Tại một số quận/huyện tỷ số giới tính lúc sinh tăng theo thứ tự lần sinh, chủ yếu là lần sinh thứ ba trở lên, trong đó hầu hết là ở các cặp vợ chồng sinh con gái.
Giải pháp
Việc ngăn chặn thiếu hụt phụ nữ trong tương lai do thích con trai đòi hỏi phải có những biện pháp chính sách cụ thể và phù hợp. Những biện pháp chính sách này có thể bao gồm các biện pháp giáo dục-thuyết phục, khuyến khích vật chất-tinh thần, nâng cao giá trị-vị thế của người phụ nữ, thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ trong xã hội. Một hệ thống chính sách đồng bộ cũng cần gắn liền với việc hoàn thiện hệ thông tin quản lý chuyên ngành dân số, gia đình và trẻ em và cơ sở dữ liệu trẻ em dưới 6 tuổi để luôn có được các số liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời phản ánh thực trạng vấn đề này.
Tiến hành các nghiên cứu và đánh giá tỷ số giới tính lúc sinh hỗ trợ việc lập kế hoạch chính sách đảm bảo cân bằng cơ cấu dân số.
Cần có biện pháp giải tỏa lâu dài và cân bằng sức ép tâm lý đối với những phụ nữ, những cặp vợ chồng chỉ sinh con gái. Đó là các biện pháp giáo dục-thuyết phục nhằm nâng cao nhận thức cho người dân nói chung, phụ nữ nói riêng trong việc đề cao giá trị và vị thế “người phụ nữ” trong xã hội hiện đại, từng bước xóa bỏ tư tưởng “trọng nam khinh nữ” tiền đề dẫn đến những quan niệm, tập quán không bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới, giữa con trai và con gái.
Bên cạnh việc thường xuyên thu hút, huy động các phương tiện thông tin đại chúng, cần tăng cường các chiến dịch mang tính văn hóa-tư tưởng nhằm tác động vào tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của các nhóm đối tượng mục tiêu là những người cao tuổi trong xã hội và đối tượng tiềm năng là vị thành niên và thanh niên.

Chạy bộ có làm tăng mức testosterone không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChạy bộ là một trong những phương pháp hiệu quả để thúc đẩy quá trình sản xuất testosterone tự nhiên của cơ thể. Tập trung vào các bài chạy nước rút ngắn, cường độ cao sẽ mang lại lợi ích vượt trội, giúp tăng cường nồng độ hormone quan trọng này một cách đáng kể.

Hướng dẫn cách tính lượng calo cần thiết cho trẻ dậy thì
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcĐể hỗ trợ quá trình dậy thì cho trẻ, việc bổ sung đủ năng lượng (calo) đóng vai trò rất quan trọng. Vậy làm sao để biết con mình cần khoảng bao nhiêu calo mỗi ngày?

4 lưu ý trong chế độ ăn giúp tăng sức khỏe tinh trùng
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNghiên cứu mới cho thấy, chế độ ăn uống, đặc biệt là chế độ ăn Địa Trung Hải có thể tạo ra sự khác biệt thực sự đối với chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản ở nam giới.

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcDấu hiệu ung thư buồng trứng thường không rõ ràng, mơ hồ nên nhiều trường hợp chẩn đoán muộn. Hiểu rõ các đối tượng nguy cơ cao giúp nâng cao nhận thức và phòng ngừa sớm.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcCollagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcKhi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.