Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vạn bác sĩ với nghìn ngày "cắm bản"

3 năm thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, cả nước đã có hơn 9000 lượt cán bộ đi luân phiên hỗ trợ tuyến dưới (hay gọi nôm na là "cắm bản").

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương tăng cường cho Bệnh viện Đa khoa Lai Châu thăm khám trẻ sơ sinh.

Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết như vậy tại Hội nghị sơ kết giai đoạn 2008-2010 thực hiện Đề án 1816 vừa tổ chức mới đây. Thành công rất nhiều nhưng Đề án cũng đã bộc lộ không ít khó khăn... 

Hỗ trợ và chia sẻ cùng y tế tuyến dưới

Theo Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, trong số hơn 9000 lượt cán bộ đi luân phiên tuyến dưới thì Trung ương hỗ trợ tuyến tỉnh 4000; tỉnh hỗ trợ tuyến huyện hơn 2000; huyện hỗ trợ tuyến xã hơn 3000 lượt cán bộ. Đã có 4.200 kỹ thuật y tế được chuyển giao và hầu hết được đánh giá là thực hiện tốt. Cán bộ y tế luân chuyển đã trực tiếp khám, chữa bệnh cho hơn 4.500.000 người, phẫu thuật hơn 1.600 ca, cứu sống hàng trăm người bệnh mắc bệnh hiểm nghèo...  Đó thực sự là những con số "biết nói" về hoạt động này.

Bác sĩ Nguyễn Thuần ở Bệnh viện Trung ương Huế, người đã đi luân chuyển ở 3 bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị và Quảng Nam, chia sẻ: “Đề án là cánh cửa mở trong tư duy nhận thức của tôi, hiệu quả do đề án đã mang lại là hết sức thiết thực. Trình độ tay nghề cán bộ tuyến dưới tăng lên rõ rệt. Ngoài ra, bệnh nhân ở tuyến dưới được điều trị và phẫu thuật tại cơ sở không phải chuyển lên tuyến trên, tạo được niềm tin, sự phấn khởi cho bệnh nhân và gia đình”.

Còn theo  Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai: Bệnh viện đã cử hơn 230 lượt cán bộ luân chuyển xuống tuyến dưới, và đi mới biết nhiều bệnh viện tuyến dưới đang chịu sự thiếu thốn rất nhiều về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, máy móc và nhân lực. Điều này phần nào làm cản trở việc chuyển giao kỹ thuật. Các đồng nghiệp ở cơ sở chịu đựng một áp lực công việc rất lớn vì công tác chuyên môn họ còn bị chi phối bởi nhiều vấn đề khác. Họ phải giải quyết quá nhiều công tác sự vụ không thuộc chuyên môn... Các bác sĩ ở Trung ương về đây mới hiểu và chia sẻ với đồng nghiệp tuyến dưới của mình.

Tại Hội nghị này, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đánh giá, Đề án 1816 đã thu được những kết quả rõ rệt, những mục tiêu cơ bản đặt ra đều đạt được, được nhân dân hoan nghênh, đồng tình và ủng hộ. Đây không chỉ là giải pháp góp phần quan trọng vào việc giải quyết bài toán về nhân lực của ngành y tế, mà còn mang đậm tính nhân văn, thể hiện truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam sẵn sàng tương thân, tương ái, chia sẻ kinh nghiệm, đùm bọc lẫn nhau.                

Cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn

Bác sĩ Lương Đức Sơn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên cho biết, tình trạng thiếu cán bộ tại cơ sở, đặc biệt là cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và việc duy trì thực hiện kỹ thuật được chuyển giao. Phần nhiều thời gian các bác sĩ tăng cường phải "làm thay" chứ không phải "làm thầy". Bên cạnh đó, cơ sở thiếu trang thiết bị y tế, một số thuốc vật tư chưa có nên nhiều kỹ thuật của tuyến tỉnh và tuyến huyện triển khai chuyển giao khó khăn hoặc không thực hiện được. Ngoài ra, cán bộ đi tăng cường tại cơ sở gặp nhiều khó khăn nhưng chưa được sự động viên hỗ trợ của địa phương.

Cùng chung quan điểm này, bác sĩ Nguyễn Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tây Giang (Quảng Nam) kiến nghị, Bộ Y tế cần hỗ trợ cho các cơ sở y tế miền núi nhất là tuyến huyện và trạm y tế xã đầy đủ và đồng bộ các gói trang thiết bị y tế theo danh mục đã quy định để tiếp nhận các kỹ thuật hỗ trợ chuyển giao của tuyến trên phù hợp và khả thi hơn. Nhiều bác sĩ ở địa phương đều thẳng thắn nêu ý kiến, Đề án 1816 chỉ là giải pháp trước mắt về nhân lực y tế, còn đào tạo nhân lực tại chỗ mới là giải pháp bền vững mang tính ổn định. Vì vậy, Bộ Y tế cần có chính sách ưu tiên đào tạo theo hình thức cử tuyển cho cán bộ y tế đang công tác ở miền núi (không chỉ dành riêng cho người dân tộc thiểu số) để tạo được nguồn nhân lực có chất lượng dễ dàng tiếp nhận các kỹ thuật chuyên khoa chuyên sâu của tuyến trên chuyển giao. Ngoài ra, Bộ và chính quyền địa phương cần phải bổ sung và hoàn thiện ngay các chính sách đãi ngộ nhằm thu hút và giữ chân cán bộ y tế đang công tác tại các cơ sở y tế miền núi, vùng sâu, vùng xa…

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu giải đáp ngay: Đề án 1816 là chương trình lớn có ý nghĩa lâu dài của bộ và sẽ tiếp tục được điều chỉnh cho phù hợp để phát huy hiệu quả. Quá trình triển khai chắc chắn không tránh được khó khăn, vướng mắc, Bộ Y tế sẽ chủ động nghiên cứu, đề xuất cũng như thay đổi các cơ chế, chính sách để đề án tiếp tục phát huy hiệu quả hơn nữa.

Theo Hoàng Trường Giang
QĐND

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngôi nhà thứ hai của ngư dân

Ngôi nhà thứ hai của ngư dân

Y tế - 10 năm trước

GiadinhNet - Từ mô hình "Quỹ y tế" cùng với tập thể y, bác sỹ đầy tâm huyết đã đưa một xã nghèo ven biển trở thành điểm sáng về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân- Đó là trạm y tế xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu – Nghệ An- đơn vị đầu tiên tại địa phương đạt chuẩn quốc gia về y tế, được vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động năm 2009.

Hồ Chí Minh với quan điểm về sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc

Hồ Chí Minh với quan điểm về sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc

Y tế - 10 năm trước

GiadinhNet - Hướng tới Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) báo Gia đình & Xã hội xin trân trọng trích giới thiệu tài liệu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan điểm sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc trong cuốn sách “Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển ở Việt Nam” của Cố Giáo sư - TS Đỗ Nguyên Phương, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương khẳng định mũi nhọn khi có Đề án 1816

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương khẳng định mũi nhọn khi có Đề án 1816

Y tế - 10 năm trước

Năm 2011, thực hiện chương trình hợp tác với Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại khoa.

Lợi ích kép với người bệnh và bệnh viện

Lợi ích kép với người bệnh và bệnh viện

Y tế - 10 năm trước

Ngày 6/6/2014 là ngày ghi dấu đặc biệt khi lần đầu tiên Bệnh viện Nhi đồng - Đồng Nai thực hiện thành công phẫu thuật chấn thương sọ não với sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Nhi đồng 2 (thành phố Hồ Chí Minh).

Người dân hưởng lợi khi bệnh viện nâng cao chuyên môn

Người dân hưởng lợi khi bệnh viện nâng cao chuyên môn

Y tế - 10 năm trước

Từ khi tái thành lập vào năm 2007 đến nay, bằng việc tập trung đầu tư về con người, trang thiết bị và không ngừng áp dụng các kỹ thuật cao, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ ngày càng khẳng định vị thế của bệnh viện hạng I cấp thành phố trực thuộc Trung ương. Nhiều trường hợp bệnh thay vì phải chuyển viện lên thành phố Hồ Chí Minh, nay đã được điều trị ngay tại địa phương.

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi

Y tế - 10 năm trước

Cải tiến quy trình khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nhằm giảm thời gian chờ đợi, nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh tích cực hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh tích cực hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị

Y tế - 10 năm trước

Thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, từ nhiều năm qua Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh đã luôn duy trì hoạt động tổ chức các đợt tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến huyện trong tỉnh và nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện các tỉnh lân cận.

Đắc Nông: Ban hành chính sách đãi ngộ bác sỹ

Đắc Nông: Ban hành chính sách đãi ngộ bác sỹ

Y tế - 10 năm trước

Vừa qua, Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắc Nông đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách thu hút, đãi ngộ đối với bác sỹ, dược sỹ đại học và sau đại học về công tác tại các cơ quan, đơn vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh Chấn thương chỉnh hình

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh Chấn thương chỉnh hình

Y tế - 10 năm trước

Ngày 6/10, Bệnh viện Đa khoa sài Gòn phối hợp với bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình chính thức triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh chuyên khoa cột sống, chỉnh hình, cơ xương khớp. Hoạt động Phòng khám vệ tinh do bác sĩ của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình trực tiếp khám, tư vấn và điều trị bệnh nhân.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong khám chữa bệnh: Giảm vượt tuyến, nâng nội lực

Ứng dụng khoa học công nghệ trong khám chữa bệnh: Giảm vượt tuyến, nâng nội lực

Y tế - 10 năm trước

Những năm qua, với việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN vào công tác khám chữa bệnh đã góp phần nâng tỷ lệ những ca điều trị thành công, giảm chi phí và thời gian khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi

Y tế

Cải tiến quy trình khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nhằm giảm thời gian chờ đợi, nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Top