Hà Nội
23°C / 22-25°C

'Vệ sĩ' bất đắc dĩ của những đứa trẻ đặc biệt

Thứ năm, 17:31 15/03/2012 | Xã hội

Không ai còn lạ lẫm với cảnh một cậu bé đạp xe đi trước, một bà già lọc cọc đạp theo sau.

Em Tùng (17 tuổi, lớp 4B2, trường PTCS Xã Đàn)
Gần chục năm nay, suốt quãng đường từ Linh Đàm đến trường PTCS Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội) - trường của trẻ khuyết tật - không ai còn lạ lẫm với cảnh một cậu bé đạp xe đi trước, một bà già lọc cọc đạp theo sau. Chờ em vào lớp bà mới ra về, chiều lại lên đón.

Bà tên là Lê Thị Mị (58 tuổi, ở Ninh Bình) vốn là bác của em Lê Thái Sơn (17 tuổi, lớp 5B1, trường Xã Đàn). Bà tâm sự: “Cháu tôi sinh ra đã bị câm điếc. Năm nó 9 tuổi, gia đình mới biết có trường Xã Đàn nhận dạy trẻ khuyết tật. Từ lúc đó, tôi đã xa chồng con lên Hà Nội chăm cháu”.

Chiều 8/3, nhiều người xót xa khi chứng kiến cảnh bà Mị thất thểu chạy đi chạy lại tìm đứa cháu. Như thường lệ, hôm ấy bà cũng đưa cậu bé tới trường, rồi chờ cháu gửi xe. Mãi không thấy Sơn ra, bà tìm quanh rồi chạy vào lớp hỏi cô giáo, bạn học của cậu nhưng Sơn vẫn biệt tăm. Cố trấn an mình không nghĩ tới tình huống xấu, bà nói: “Tôi chỉ xuất phát sau cháu một đoạn sao bây giờ không thấy cháu đâu”.

Trường PTCS Xã Đàn có 400 học sinh, trong đó có 195 em khuyết tật. Ngoài các lớp chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật theo chương trình 2 năm một lớp thì nhà trường đã ứng dụng thành công mô hình lớp học hòa nhập (lớp học có cả trẻ em bình thường và khuyết tật) theo chương trình chuẩn sách giáo khoa.

Khuôn mặt bà đã chuyển dần sang tím tái, giọng nói lạc hẳn đi. Vồ lấy chiếc xe đạp, bà ào ra đường tìm cháu. Tận chiều hôm đấy, bà mới biết cậu bé đi theo một người bạn sang trường khác chơi.

Những ngày sau đó, đưa Sơn đến trường bà không trở về ngay mà vạ vật ngoài cổng. Lúc bà đọc báo, lúc ngồi vẩn vơ gốc cây, ghế đá, lúc vào lớp nhìn Sơn học. Có hôm gần trưa bà mới về giặt giũ, cơm nước, 4 giờ chiều lại từ Linh Đàm lên trường đón cậu bé. Cũng có hôm bà ở lại trường luôn.

Nhiều phụ huynh khác cũng biết chuyện trước đây bà Mị làm tấm biển "Trường PTCS Xã Đàn" gắn sau yên xe của cháu để nhỡ xảy ra chuyện gì mọi người còn biết nó là học sinh khiếm thính.

"Lúc lớn lên một chút, thằng bé xấu hổ vì tấm biển, vừa lái xe nó vừa lấy cặp, lấy tay che tấm biển lại. Cũng có hôm nó mặc áo thật dài phủ xuống tấm biển. Tôi thương nó đành gỡ tấm biển ra nhưng lúc nào cũng lo lắng”, bà kể.

“Bây giờ, thằng Sơn nó lớn rồi, đạp xe nhanh lắm còn tôi bị tuổi già, thấp khớp làm cho đuối dần nhưng chẳng vì thế mà tôi để thằng bé đi học một mình. Còi xe inh ỏi phía sau nó còn không nghe thấy thì bảo sao tôi dám yên tâm”, bà Mị nói thêm.

3h chiều, không khí yên tĩnh bao trùm trường Xã Đàn. Ở vài ghế đá, yên xe đã có phụ huynh đến đón con. Trong các lớp học, cô giáo vừa nói, vừa dùng tay giảng bài. Những em học sinh tròn xoe miệng cố phát ra lời nói.

Trong lớp 4B2, cô giáo Nam ngồi vào từng bàn của hơn 15 em học sinh trong lớp hướng dẫn làm toán. Trên bàn giáo viên, một người đàn ông chăm chú nhìn vào cậu học trò giữa lớp. Anh trông khắc khổ với bộ quần áo xanh, vóc người nhỏ, nước da đen sạm, chiếc mũ lưỡi chai che nửa khuôn mặt.

Anh là Tám (43 tuổi, Phú Xuyên, Hà Nội), bố của Tùng (17 tuổi, lớp 4B2). Anh cho biết: “Hôm nay, cô giáo bảo lớp con tôi chuyển từ bên khu B sang khu A nên tôi bỏ việc lên xem chỗ học mới của cháu thế nào, tiện thể chiều đón cháu về luôn”.

Vậy là, anh lên đây từ trưa, cho con đi ăn cơm sau đó cũng vào lớp “đi học” cùng con. Với anh, chuyện này xảy ra như cơm bữa: “Trước đây, con học gì, tôi cũng phải học nấy để có thể giúp cháu nếu nó cần. Có dạo cả tháng chẳng làm được gì, chỉ đơn thuần là đi học cùng cháu”.

Cuộc sống của gia đình anh Tám hoàn toàn trông chờ vào 5 sào ruộng. Căn nhà lụp xụp chỉ có độc mỗi chiếc giường. Đêm đến, 2 anh em Tùng phải sang nhà bác để ngủ. “Anh em, hàng xóm cứ bảo tôi thằng Tùng nó bị thế rồi sao phải mất công ngày ngày đưa đón đi học, dành thời gian ấy mà làm kinh tế. Bản thân tôi cũng biết gia đình khó khăn, nhưng vì con tôi còn biết làm gì khác ngoài việc cố gắng cho cháu cái chữ để bù đắp những bất hạnh của cháu”, anh nói.

Cảm giác có ai đang nói về mình, cậu bé dừng bút nhìn, đảo đôi mắt rồi trân trân nhìn vào từng cử động môi của bố. Như đoán ra phần nào câu chuyện, em lại lúi húi làm bài tiếp.

Quê ở tận Thanh Hóa, nhưng cách đây 8 năm, cô gái Lê Thị Khuyên đã theo em trai là Lê Đức Hùng ra Hà Nội học. Tốt nghiệp một trường cao đẳng nhưng Khuyên không tìm việc ngay mà dành 2 năm liền chỉ để cơm nước, đưa đón em đi học.

“Nhà tôi có 5 chị em, chỉ có đứa út là con trai nhưng vừa sinh ra em đã bị câm, điếc. Năm 2005, trường Xã Đàn nhận học sinh tỉnh ngoài nên tôi ra đây chăm sóc em. Hai năm sau các em gái của tôi ra đây, tôi mới kiếm một công việc gần nhà cũng là để tiện chăm Hùng. Tối tối, mấy chị tôi đạp xe lên phố Hàng Bài học lớp giao tiếp với người khiếm thính. Bây giờ, tôi đã hiểu những gì Hùng nói”, cô tâm sự.

Kéo Hùng lại cạnh mình, chị Khuyên chia sẻ thông tin với người khách lạ rồi lại quay sang làm thuyết minh cho em. Hùng gật đầu lia lịa, đôi môi mấp máy phát ra vài âm lí nhí. Ánh mắt chị hiện lên nét tự hào nhưng rồi lại chùng xuống ngay: “Không có máy trợ thính thì Hùng chẳng nghe được gì. Ngôn ngữ của em nó hạn chế nên nhiều hôm nhắn tin bố mẹ không hiểu, nó cứ trằn trọc cả đêm. Tuy tuổi Hùng lớn nhưng nhận thức còn kém, nhiều vấn đề không thể lý giải được nên dạo này Hùng rất hay nổi cáu, bực tức trong lòng”.

Năm nay, 3 em gái của chị Khuyên đã ra trường và về quê làm việc. Khuyên cũng đã lập gia đình nhưng vẫn phải ở lại để chăm sóc Hùng. “Chồng mình công tác ở xa, bố mẹ lại già, các em gái rồi cũng phải đi lấy chồng. Mình tự thấy mình phải thay bố mẹ chăm sóc, nuôi nấng cho Hùng nên người”, chị nói.

Ánh mắt buồn của chị khẽ nhìn xung quanh tìm sự đồng cảm. Trước đây chị lo cho em đi học, bây giờ cậu bé đã lớn rồi, chị lại lo đến công việc, gia đình sau này của em…

Thầy Đinh Đoàn – Hiệu trưởng trường Xã Đàn - cho biết: “Đây là một ngôi trường mà cả học sinh, giáo viên và phụ huynh đều phải rất đặt biệt. Không đặc biệt sao được khi các em không thể nghe, thể nói, khi có em chậm phát triển trí tuệ cũng có em tự kỷ thu mình. Thầy cô phải tận tâm dạy dỗ. Còn các bậc phụ huynh phải kiên trì, bỏ công sức. Không làm thế thì không thể mang tương lai đến cho các em được”.
 
Theo VnExpress
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin sáng 4/5: Nắng nóng khó chịu trở lại ở miền Bắc; pháp y tiết lộ tình tiết mới vụ thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư

Tin sáng 4/5: Nắng nóng khó chịu trở lại ở miền Bắc; pháp y tiết lộ tình tiết mới vụ thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư

Thời sự - 2 phút trước

GĐXH - Dự báo thời tiết ngày 4/5, vùng núi Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ nắng nóng trở lại, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to; Chuyên gia pháp y cho rằng chính đệm ghế sofa nơi cô gái nằm đã hút hết dịch tử thi nên thi thể mới trở nên khô như vậy.

Nam sinh trở thành giáo sư Toán học ở tuổi 23

Nam sinh trở thành giáo sư Toán học ở tuổi 23

Giáo dục - 18 phút trước

Sau những đóng góp to lớn trong lĩnh vực Toán học, ở tuổi 23, Lưu Lộ được Đại học Trung Nam (Trung Quốc) bổ nhiệm làm giáo sư. Anh trở thành giáo sư Toán học trẻ nhất nước này, tại thời điểm đó.

Long An: Một người bị sét đánh tử vong ngay cơn mưa đầu mùa

Long An: Một người bị sét đánh tử vong ngay cơn mưa đầu mùa

Thời sự - 35 phút trước

Ngay cơn mưa đầu mùa, một người bị sét đánh tử vong khi đi bắt ếch tại cánh đồng ở huyện Vĩnh Hưng, Long An.

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Nghe tiếng động lạ, hai vợ chồng chạy ra chuồng trại để xem thì phát hiện cả đàn lợn 19 con bị điện giật nằm la liệt dưới sàn.

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Thời sự - 11 giờ trước

Người dân phát hiện thi thể người đàn ông chết trong vườn cao su ở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) nên báo cho cơ quan công an.

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội - 11 giờ trước

Những "bóng hồng" trong Khối diễu binh nữ gây ấn tượng với người dân và du khách bằng vẻ ngoài tươi tắn, mạnh mẽ.

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Dự án xây dựng Cung Thiếu nhi Hà Nội được biết đến là dự án trọng điểm của Thủ đô được khởi công từ năm 2021 với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng đang dần hoàn thành và dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2024.

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Bài viết này hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất theo quy định của pháp luật.

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, quy định về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất (Luật Đất đai 2024) là một quyết sách quan trọng, mang đậm tính nhân văn của Đảng và Nhà nước ta đối với người dân có đất bị thu hồi.

Bắt giữ đối tượng dùng dao đâm trọng thương phó trưởng công an xã

Bắt giữ đối tượng dùng dao đâm trọng thương phó trưởng công an xã

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Không hợp tác khi được lực lượng chức năng mời về trụ sở làm việc, Khượp còn dùng dao đâm trọng thương một phó trưởng công an xã.

Top