Việt Nam sau hai thập kỷ ghép tạng: Nhiều kỹ thuật ngang tầm thế giới
GiadinhNet - Năm 1992, ca ghép tạng đầu tiên của Việt Nam được thực hiện tại Bệnh viện (BV) 103.
Anh Bùi Văn Nam, 48 tuổi, trú tại xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, Nam Định – người được ghép tim đầu tiên tại Việt Nam hiện sống khỏe mạnh. |
Bệnh nhân ghép gan đầu tiên sống khỏe
Năm năm sau ca ghép gan, chị Nguyễn Thị Nhâm (TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đã ổn định sức khỏe, sinh hoạt bình thường. Chị Nhâm là bệnh nhân người lớn đầu tiên tại Việt Nam được tập thể cán bộ BV Việt Đức thực hiện thành công ca ghép gan.
Trước khi ghép gan, chị Nhâm có tiền sử viêm gan B, huyết áp thấp và bệnh thấp khớp. Nếu như trước đây bệnh nhân có thể tự dùng thuốc nhưng để chống đào thải sau ghép gan bệnh nhân phải tuân thủ ngặt nghèo các quy định của bác sĩ. PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc BV Việt Đức cho biết: "Trước đó bệnh nhân có tiền sử huyết áp thấp, lại bị bệnh xơ gan, ung thư gan. Sau khi ghép gan được 5 năm, qua thăm khám lại cho chị Nhâm chúng tôi thấy các chỉ số xét nghiệm hoàn toàn bình thường".
PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết cho biết thêm: "Gần hai tháng sau khi ghép gan, chị Nhâm có những biểu hiện thải ghép tăng lên, sốt nhẹ. Nhưng lúc ấy do chưa có kinh nghiệm nên chúng tôi phải theo dõi rất cẩn thận, chi tiết. Bằng kiến thức đã đọc trên sách vở cũng như trao đổi với các chuyên gia nước ngoài, chúng tôi kết luận đó là thải ghép, sau đó chúng tôi bắt đầu cho bệnh nhân uống thuốc chống thải ghép".
Từ một bệnh nhân xơ gan, ung thư gan và theo chẩn đoán của nhiều bác sĩ khả năng sống của bệnh nhân Nhâm chỉ kéo dài được nửa năm. Thành công của ca ghép gan đã giúp bệnh nhân Nhâm có được một cuộc sống bình thường. Sau thành công của ca ghép gan cho chị Nhâm, BV Việt Đức đã thực hiện thành công 10 ca ghép gan khác.
Đến thời điểm này, kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam đã ngang bằng thế giới, tuy nhiên nguồn tạng vẫn còn rất khan hiếm. Theo thống kế, mỗi năm có hàng chục nghìn bệnh nhân được chỉ định ghép tạng nhưng sau 5 năm ca ghép gan đầu tiên mới có tiếp 24 ca ghép gan và 600 ca ghép thận được diễn ra. |
Các bác sĩ đã thực hiện hai ca ghép gan, bốn ca ghép thận cho bệnh nhân xơ gan, ung thư gan và bệnh nhân suy thận. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là bệnh nhân mòn mỏi chờ ghép tim đã ra đi trước khi có nguồn tim phù hợp để ghép. Do đó, các bác sĩ chỉ có thể tiến hành lấy được van tim từ người chết não. Hiện các bệnh nhân được ghép có sức khỏe tốt.
Bác Hoàng Trung Đông (62 tuổi, ở Lạng Sơn) – người vừa được ghép gan xúc động nói: “Đây là hạnh phúc tuyệt vời nhất của gia đình tôi. Tôi như được hồi sinh thêm lần nữa. Trước đó, các bác sĩ đã chẩn đoán tôi bị xơ gan giai đoạn cuối và có thể ra đi bất cứ lúc nào do gan đã xơ móp hết, tuần hoàn hệ tăng đột biến, tĩnh mạch rốn co… chỉ một lần nôn ra máu là có thể ra đi rồi. May mắn thay, nhờ có nguồn tạng phù hợp, tôi đã được các bác sĩ cứu sống một cách ngoạn mục…”. Nằm ngay giường bên cạnh, bệnh nhân nam bị ung thư gan (đã 5 năm) giai đoạn cuối vừa được ghép gan thành công rất phấn khởi chia sẻ: “Tôi và cả gia đình lo lắng sẽ không thể cùng nhau đón một cái Tết trọn vẹn nhưng bây giờ cả nhà có thể thở phào nhẹ nhõm rồi. Nếu không được ghép, chẳng mấy chốc mà tôi sẽ đi sang “thế giới bên kia” vì gan bị phá hủy hoàn toàn…”.
Ghép tạng trở thành kỹ thuật thường quy
BV 103 là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công ghép thận (4/6/1992), tham gia ghép gan (31/1/2004) và ghép tim trên người từ người cho chết não (17/6/2010). Ngày 6/1/2012, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức trao bằng chứng nhận và cúp kỷ lục Việt Nam cho Bệnh viện 103, Học viện Quân y là bệnh viện đã tiến hành các ca ghép thận, ghép gan, ghép tim trên người đầu tiên tại Việt Nam.
Tính đến ngày 14/3/2012, BV 103 đã ghép thận thành công cho 100 bệnh nhân (24 quân nhân, 75 dân và 1 người nước ngoài), trong đó: Ghép từ người cho cùng huyết thống: 74 bệnh nhân, ghép từ người cho không cùng huyết thống: 24 bệnh nhân, ghép từ người cho chết não: 2 bệnh nhân. Từ năm 2007, kỹ thuật ghép thận đã được thay đổi đáng kể, do vậy số ca ghép cũng tăng nhanh. Trong 5 năm gần đây đã ghép được 66 ca (gấp đôi so với 14 năm trước đó), trong đó riêng năm 2011 ghép 30 ca.
Ngày 31/1/2004 ca ghép gan đầu tiên trên người ở Việt Nam được thực hiện. Người nhận gan là cháu Nguyễn Thị Diệp, 11 tuổi, bị bệnh teo đường mật bẩm sinh. Người cho gan là bố của cháu, anh Nguyễn Quốc Phòng, 31 tuổi. Ca ghép kéo dài gần 17 giờ liền (bắt đầu 08 giờ 30 ngày 31/1/2004 đến 01 giờ 00 ngày 1/2/2004) với sự tham gia của hơn 100 giáo sư, bác sĩ và nhân viên y tế. Thành công của ca ghép gan đầu tiên ở Việt Nam là kết quả hợp tác của các nhà khoa học, các cơ sở y tế trong và ngoài nước. Sau ghép, tuy bệnh nhân có nhiều đợt thải ghép cấp nhưng đã được tập thể thầy thuốc của bệnh viện điều trị thành công. Hiện tại cháu Diệp đã trưởng thành, cân nặng 48kg, cao 148 cm và đang học lớp 11.
Mặc dù ghép tạng ở Việt Nam đi sau thế giới gần nửa thế kỷ và sau các nước trong khu vực 20 năm nhưng đến nay trình độ ghép tạng ở Việt Nam có sự tiến bộ vượt bậc. Đã có hơn 600 ca ghép thận và mới đây nhất là năm ca ghép tim được thực hiện ở các bệnh viện trên cả nước, giúp điều trị thành công nhiều bệnh lý về tạng giai đoạn cuối, mang lại sự sống cho các bệnh nhân.
GS.TS Phạm Gia Khánh, nguyên Giám đốc Học viện Quân y khẳng định: Các bác sĩ Việt Nam hoàn toàn làm chủ được kỹ thuật ghép tạng. Đến nay, chúng ta đã tiếp cận với trình độ ghép tạng trên thế giới; sử dụng hoàn toàn các kỹ thuật hiện đại để đảm bảo trong quá trình mổ, gây mê hồi sức đảm bảo giai đoạn sau mổ. Trình độ ghép tạng ở Việt Nam đã phát triển vượt bậc đặc biệt trong hai năm vừa qua, vì đã nắm được toàn bộ các kỹ thuật cơ bản về ghép tạng. Các ca ghép tạng mang lại sự sống cho nhiều bệnh nhân bị suy gan, ung thư gan, suy tim, thận giai đoạn cuối, đồng thời khẳng định vị thế của các bác sĩ Việt Nam với bạn bè quốc tế. Thiếu tướng Hoàng Mạnh An, Giám đốc BV 103 cho biết: Mặc dù chuyên ngành ghép tạng của nước ta đã có tiến bộ vượt bậc nhưng số bệnh nhân may mắn được ghép tạng để thoát khỏi các bệnh hiểm nghèo vẫn còn quá ít so với nhu cầu thực tế. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nguồn tạng để làm phẫu thuật. |
Thuý Nga
Ngôi nhà thứ hai của ngư dân
Y tế - 9 năm trướcGiadinhNet - Từ mô hình "Quỹ y tế" cùng với tập thể y, bác sỹ đầy tâm huyết đã đưa một xã nghèo ven biển trở thành điểm sáng về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân- Đó là trạm y tế xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu – Nghệ An- đơn vị đầu tiên tại địa phương đạt chuẩn quốc gia về y tế, được vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động năm 2009.
Hồ Chí Minh với quan điểm về sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc
Y tế - 9 năm trướcGiadinhNet - Hướng tới Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) báo Gia đình & Xã hội xin trân trọng trích giới thiệu tài liệu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan điểm sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc trong cuốn sách “Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển ở Việt Nam” của Cố Giáo sư - TS Đỗ Nguyên Phương, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương khẳng định mũi nhọn khi có Đề án 1816
Y tế - 10 năm trướcNăm 2011, thực hiện chương trình hợp tác với Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại khoa.
Lợi ích kép với người bệnh và bệnh viện
Y tế - 10 năm trướcNgày 6/6/2014 là ngày ghi dấu đặc biệt khi lần đầu tiên Bệnh viện Nhi đồng - Đồng Nai thực hiện thành công phẫu thuật chấn thương sọ não với sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Nhi đồng 2 (thành phố Hồ Chí Minh).
Người dân hưởng lợi khi bệnh viện nâng cao chuyên môn
Y tế - 10 năm trướcTừ khi tái thành lập vào năm 2007 đến nay, bằng việc tập trung đầu tư về con người, trang thiết bị và không ngừng áp dụng các kỹ thuật cao, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ ngày càng khẳng định vị thế của bệnh viện hạng I cấp thành phố trực thuộc Trung ương. Nhiều trường hợp bệnh thay vì phải chuyển viện lên thành phố Hồ Chí Minh, nay đã được điều trị ngay tại địa phương.
Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi
Y tế - 10 năm trướcCải tiến quy trình khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nhằm giảm thời gian chờ đợi, nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh tích cực hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị
Y tế - 10 năm trướcThực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, từ nhiều năm qua Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh đã luôn duy trì hoạt động tổ chức các đợt tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến huyện trong tỉnh và nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện các tỉnh lân cận.
Đắc Nông: Ban hành chính sách đãi ngộ bác sỹ
Y tế - 10 năm trướcVừa qua, Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắc Nông đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách thu hút, đãi ngộ đối với bác sỹ, dược sỹ đại học và sau đại học về công tác tại các cơ quan, đơn vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.
Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh Chấn thương chỉnh hình
Y tế - 10 năm trướcNgày 6/10, Bệnh viện Đa khoa sài Gòn phối hợp với bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình chính thức triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh chuyên khoa cột sống, chỉnh hình, cơ xương khớp. Hoạt động Phòng khám vệ tinh do bác sĩ của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình trực tiếp khám, tư vấn và điều trị bệnh nhân.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong khám chữa bệnh: Giảm vượt tuyến, nâng nội lực
Y tế - 10 năm trướcNhững năm qua, với việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN vào công tác khám chữa bệnh đã góp phần nâng tỷ lệ những ca điều trị thành công, giảm chi phí và thời gian khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi
Y tếCải tiến quy trình khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nhằm giảm thời gian chờ đợi, nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh.