Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vợ chồng GS Trần Văn Sáng: Cống hiến trọn đời cho y học

Thứ sáu, 06:08 27/02/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Nói về vợ chồng GS - Bác sĩ Trần Văn Sáng, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Niệu và GS - Bác sĩ Nguyễn Thị Trúc - nguyên Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nội,Trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh, nhiều người tổng kết: Cả đời họ đã dành để cống hiến cho ngành y.

Không có thời gian cho gia đình, hai vợ chồng đồng thời là hai người đồng chí đã sát cánh trên cùng mặt trận khám chữa bệnh cứu người.
 
Ra Bắc học đại học

GS Trần Văn Sáng sinh năm 1928 tại TP HCM. Năm 1949, ông là sinh viên năm thứ Nhất Trường Y ở Sài Gòn. Cũng năm đó, ông sáng tác một bài thơ cách mạng với hai câu kết: “Biết bao giờ mới nhìn thấy quê hương. Vui độc lập cờ hồng bay phấp phới”. Vì bài thơ này, ông bị tra hỏi, không được tiếp tục học trường y và bị bắt lính. Ông trốn ra Hà Nội theo học Đại học Y Hà Nội. Trong thời gian học tại đây, ông gặp bà -  cô gái Hà Nội gốc hiền lành xinh đẹp. Ông bà yêu nhau và tổ chức đám cưới khi đang học năm thứ 5. Năm 1956, ông tốt nghiệp với điểm thủ khoa và tiếp tục học bác sĩ nội trú. Một lần nữa, ông tốt nghiệp bác sĩ nội trú với vị trí đầu bảng. Sau đó, ông là Chủ nhiệm khoa Tiết niệu đầu tiên của Bệnh viện Việt -  Đức và cũng là đầu tiên của Việt Nam.

Vào Nam chiến đấu

Do chiến tranh ác liệt, các đoạn đường giao thông từ Nghệ An ra Hà Nội bị cắt đứt, rất khó khăn trong việc chuyển bệnh nhân ra Bắc chữa trị, nên cần có bệnh viện và bác sĩ tại chỗ. Năm 1960, ông được cử vào Nghệ An xây dựng tuyến khoa ngoại, hỗ trợ cho các tỉnh từ Nghệ An trở vào. Ở Nghệ An  6 năm, ông nhận được thông báo sẽ vào Nam chiến đấu. Năm 1956, Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch có ý định thành lập Trường bác sĩ ở miền Trung và miền Nam. Ở miền Trung được giao cho  bác sỹ Đặng Văn Ngữ phụ trách, còn ông đảm đương công việc thành lập trường bác sĩ ở miền Nam. Thời gian đó, Mỹ rải bom B52 dọc dãy Trường Sơn. Biết trước quãng đường gian lao, nhưng vợ ông, bác sĩ Nguyễn Thị Trúc vẫn xin gia nhập đoàn bác sĩ Nam tiến. Đáng quý hơn, bà đã không màng tới quyền lợi và chế độ. Bởi nếu phụ nữ có chồng đi B (đi vào chiến trường miền Nam) vợ con ở lại Hà Nội sẽ được hưởng nhiều chế độ, thậm chí được ưu tiên đi học nước ngoài.
 

Vợ chồng GS Sáng và GS Trúc (thứ hai từ bên phải sang) tại lễ phong tặng Nhà giáo Nhân dân (Ảnh: TG).

Theo dự kiến, thời gian vào Nam mất khoảng 3,5 tháng, nên đoàn chỉ mang theo lương thực đủ dùng cho khoảng thời gian đó. Nhưng do máy bay Mỹ rải bom dọc Trường Sơn và  đụng một trận càn lớn ở miền Nam, nên đoàn cán bộ y tế có ông bà tham gia phải mất 6 tháng mới tới nơi. Vì thế, đoàn thiếu lương thực nghiêm trọng. Lúc đó, vì nhiều tuổi hơn nên dễ xuống sức, ông bị sốt rét trong suốt 3 tháng cuối của cuộc hành trình. Vào đến nơi, ông đảm nhiệm chuyên môn đào tạo cho Trường bác sĩ miền Nam. Lúc đó, nhân sĩ yêu nước Trần Hữu Nghiệp làm hiệu trưởng, ông làm hiệu phó phụ trách mảng đào tạo. Trường bác sĩ miền Nam nhận cán bộ y tế ở các tỉnh miền Nam về học trong 3 năm, 1 khoá đào tạo khoảng 80 sinh viên. Năm 1967, GS Trần Văn Sáng bắt đầu mở lớp đào tạo khóa 2 tại trường bác sĩ miền Nam. Thời kỳ đó, sợ bị địch rải bom nên trường phải chọn địa điểm gần biên giới Campuchia làm “nơi đóng quân”. Ở chốn rừng sâu nước độc, ông lại một lần nữa bị sốt rét. Vừa làm việc vừa gồng mình chống chọi với bệnh tật. Thiếu sách, ông phải tự viết sách cho sinh viên học thông qua trí nhớ tuyệt vời của mình. Tuy nhiên, chiến tranh ác liệt, nên một năm trường phải di chuyển chuyển nột lần, vì vậy thầy trò luôn phải chuẩn bị tinh thần dịch chuyển.

Bác sĩ đa năng

Thiếu sách, thiếu dụng cụ học tập, thầy trò  phải vào rừng bắn khỉ đem về mổ để làm mô hình cho sinh viên học. Học xong, thiếu lương thực, thầy trò lại làm thịt khỉ bổ sung cho bữa ăn đạm bạc của nhà trường. Học ngoại khoa, mổ xẻ phải được thực tập trên cơ thể sinh vật sống, nhưng khi bắn được  khỉ đều đã chết, nên ông phải sang Campuchia mua chó của dân địa phương về cho sinh viên thực tập. Và sau mỗi lần học xong, thầy trò lại biến dụng cụ học tập thành thực phẩm để liên hoan.

Là trường duy nhất đào tạo bác sĩ toàn miền Nam nên chiến dịch Mậu Thân 1968, cả thầy trò tham gia chiến trận. Ông chịu trách nhiệm mở trạm quân y tiền phương thuộc cánh phía Nam trên địa bàn tỉnh Long An, chịu trách nhiệm cứu chữa cho 800 thương binh. Vất vả của bác sĩ trạm quân y tiền phương là không chỉ lo chữa bệnh mà còn lo nơi ăn ở, nghỉ ngơi cho thương binh. Vì thế, bác sĩ làm rất nhiều việc, vừa tiêm thuốc, vừa thay băng, vừa tải gạo, lại vừa cắt rơm, nấu cơm và cả đào hầm.

Năm 1970, ở Campuchia, chính quyền Lon Nol lật đổ Sihanouk để theo đuôi Mỹ. Trường bác sĩ miền Nam lại nằm ở biên giới giáp Campuchia, nên chính phủ Nguỵ và chính quyền Lon Nol tổ chức đánh úp, quyết tâm tiêu diệt trường bằng 2 gọng kìm.  Ông kể: “Trận này, anh Tư Phan -  hiệu phó hậu cần và chính trị của trường -  hy sinh. Trước kia, nhờ có anh Tư lo hậu cần nên tôi rảnh rang đầu óc chuyên tâm đến mảng đào tạo. Khi anh mất, mọi công việc lại dồn lên vai tôi. Sau hiệp định Paris năm 1972, trường được chuyển về Tân Biên, Tây Ninh và ở đó đến ngày miền Nam giải phóng”.

Hy sinh hạnh phúc riêng tư

Năm 1974, ông và bà lên đường đi học nước ngoài để phục vụ cho kế hoạch phát triển Trường ĐH Y Sài Gòn. Giải phóng miền Nam, ông bà nhận được lệnh ở lại học nốt chương trình, khi nào xong trở về quê hương cống hiến cho Tổ quốc. Không được chứng kiến giờ phút huy hoàng của mảnh đất nơi ông đã chôn rau cắt rốn, ông mong chờ từng giờ từng phút trở về quê hương. Năm 1978, khi ông quay về Việt Nam cũng là lúc mẹ ông  bị tai biến mạch máu não. Ra đi từ năm 1953, mặc dù có những lúc về cách Sài Gòn chưa đầy 100 km nhưng vì hoạt động bí mật, ông không thể về thăm cha mẹ. 28 năm sau, ông chưa kịp vui niềm vui gặp lại mẹ, thì đã phải chịu đựng nỗi đau mẹ không nhận ra con.
 

Cả cuộc đời, vợ chồng GS Sáng và GS Trúc luôn gắn bó bên nhau, phục vụ y học (Ảnh: TG).

Một điều đáng khâm phục khác ở người bác sĩ này là trước khi vào Nam làm nhiệm vụ, ông gửi lại Hà Nội toàn bộ giấy tờ thời gian ông học Đại học Y và làm việc ở Bệnh viện Việt -  Đức. Nhưng do máy bay Mỹ bắn phá Hà Nội, nên tất cả giấy tờ đều mất hết. Năm 1978, trở về Việt Nam khi đã ở tuổi 50, ông lại  xắn tay, vùi đầu vào nghiên cứu, giảng dạy và tự khám phá những kiến thức mới để trở thành giáo sư  đầu ngành.

Còn  vợ  ông -   GS.TS Nguyễn Thị Trúc, cô nữ sinh Trường Chu Văn An ngày nào theo tiếng gọi con tim, tiếng gọi của Tổ quốc đã nhiều phen cùng ông tham gia cứu chữa thương binh. Bà kể: “Thời kỳ phục vụ Tết Mậu Thân, trạm quân y tiền phương cánh phía Nam thiếu bác sĩ, ông nhà tôi mổ, tôi được trưng dụng gây mê để cứu chữa thương binh trong tiếng máy bay gầm thét, thả bom trên đầu”.

Thời gian làm việc ở Nghệ An, bà biết mình bị tắc ống dẫn trứng, nhưng chần chừ không đi chữa vì quá say mê công việc. Sau đó, hành trình đi bộ vượt Trường Sơn, rồi công việc xây dựng, phát triển trường bác sĩ miền Nam khiến ông bà không còn thời gian để ý tới việc chạy chữa sinh con. Nhưng với họ, nỗi buồn riêng không đáng kể so với niềm vui chung của đất nước. Cứ thế, ông bà sống bên nhau, cùng nhau cống hiến, dâng trọn  sức lực, trí lực, tâm lực cho ngành y tế đất nước. Giờ đã hơn 80 tuổi, ông bà hài lòng với ngôi nhà yên bình ở quận 11, TP HCM và cô con gái nuôi mà ông bà coi như con đẻ.

Đầu năm 2009, cùng với 10 nhà giáo khác trong ngành y tế, vợ chồng GS Sáng và GS Trúc vinh dự được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vì những công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của ngành y tế.
 
Hạnh Quỳnh
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khởi tố vụ án liên quan vụ tai nạn giao thông làm bé gái 14 tuổi tử vong ở Vĩnh Long

Khởi tố vụ án liên quan vụ tai nạn giao thông làm bé gái 14 tuổi tử vong ở Vĩnh Long

Pháp luật - 5 giờ trước

Sau khi điều tra lại, Công an tỉnh Vĩnh Long đã khởi tố vụ án liên quan vụ tai nạn giao thông làm cháu N.N.B.Tr tử vong.

Nghi phạm hiếp dâm con riêng, chém vợ rồi nhảy cầu tự tử

Nghi phạm hiếp dâm con riêng, chém vợ rồi nhảy cầu tự tử

Pháp luật - 6 giờ trước

Trong thời gian chờ xử lý hành vi liên quan đến vụ hiếp dâm con riêng, Nguyễn Ngọc Tuấn đã chém vợ rồi nhảy cầu Cần Thơ tự tử.

Cận cảnh trung tâm thương mại rộng gần 17.000m2 dự kiến làm trụ sở phường mới ở Hà Nội

Cận cảnh trung tâm thương mại rộng gần 17.000m2 dự kiến làm trụ sở phường mới ở Hà Nội

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Trung tâm thương mại Trung Văn với diện tích khoảng 17.000m2 dự kiến sẽ được sử dụng làm trụ sở mới của phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) sau sáp nhập.

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo qua ứng dụng độc hại đang 'hoành hành' trên điện thoại người Việt

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo qua ứng dụng độc hại đang 'hoành hành' trên điện thoại người Việt

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Chỉ với một thao tác quen thuộc, nhiều người đã bị 'cuỗm' sạch tiền trong tài khoản mà không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Hành vi lừa đảo qua ứng dụng độc hại đang lan rộng với tốc độ chóng mặt, tinh vi đến mức đánh lừa cả những người dùng cẩn thận nhất. Ai cũng có thể trở thành nạn nhân nếu không kịp nhận ra dấu hiệu bất thường.

Thông tin mới về sự việc nam điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị người nhà bệnh nhân hành hung

Thông tin mới về sự việc nam điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị người nhà bệnh nhân hành hung

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Công an vào cuộc vụ nam điều dưỡng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định bị một nam thanh niên hành hung khi đang làm việc tại Khoa Hồi sức cấp cứu.

Phát động cuộc thi ảnh online 'Tôi và Sách Cánh Diều'

Phát động cuộc thi ảnh online 'Tôi và Sách Cánh Diều'

Giáo dục - 9 giờ trước

Ngày 20/4/2025, Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam phát động cuộc thi ảnh online mang tên "Tôi và Sách Cánh Diều" – mùa 2.

Những công trình được Hà Nội đề xuất cho phép cá nhân, tổ chức dùng một phần diện tích đất nông nghiệp để xây dựng

Những công trình được Hà Nội đề xuất cho phép cá nhân, tổ chức dùng một phần diện tích đất nông nghiệp để xây dựng

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Hà Nội đề xuất cho phép cá nhân, tổ chức sử dụng một phần diện tích đất nông nghiệp để xây dựng nhiều loại công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm…

5 con giáp tài lộc ngút trời nửa cuối tháng 5

5 con giáp tài lộc ngút trời nửa cuối tháng 5

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Tháng 5 bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, khi tiết trời sang Lập hạ, năng lượng trời đất thay đổi, cũng là lúc một số con giáp cảm nhận rõ rệt vận mệnh xoay chiều.

2 nhóm đối tượng này phải nghỉ việc trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp tổ chức sau sát nhập

2 nhóm đối tượng này phải nghỉ việc trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp tổ chức sau sát nhập

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Theo Công văn 1814/BNV-TCBC của Bộ Nội vụ, có hai nhóm đối tượng phải nghỉ việc trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp tổ chức bộ máy. Đó là nhóm đối tượng nào?

Chiêu thức lừa đảo chưa từng xuất hiện: "Tỉnh dậy thấy tài khoản trống trơn chỉ vì một tin nhắn tưởng là cơ hội đổi đời"

Chiêu thức lừa đảo chưa từng xuất hiện: "Tỉnh dậy thấy tài khoản trống trơn chỉ vì một tin nhắn tưởng là cơ hội đổi đời"

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Chỉ vài cú nhấn điện thoại, tài khoản của bạn bỗng nhiên trống trơn. Mọi thứ tưởng như hợp pháp, chỉn chu, thậm chí còn có cả hợp đồng và nhân viên tư vấn riêng nhưng đến khi bạn phát hiện ra thì đã quá muộn…

Top