Vụ cướp kho báu giữa rừng và tội ác Ngụy quân nơi đền cổ thờ hoàng tộc Chăm-pa
GiadinhNet - Trong một lần càn quét, Ngụy quân đã bất ngờ phát hiện ra ở vùng giáp ranh Lâm Đồng – Bình Thuận ngày nay có những kho báu lớn được cất giấu bên trong những ngôi đền cổ.
|
Ngôi đền hoang tàn, đổ nát. Ảnh: T.G |
Đang giữa mùa mưa, cách duy nhất để vào được đền Sóp, xã Đà Loan, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) là đi bộ băng rừng từ con đường mòn trơn trượt. Mọi phương tiện đường bộ dù hiện đại tới đâu cũng sẽ bị chặn lại bởi những vũng sình lầy lội, ngập tới nửa bánh xe. Theo lời “thổ địa” Ya Nga, chúng tôi băng qua những cánh rừng thông bạt ngàn là ranh giới giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận để đến với đền Sóp bí ẩn, nơi những báu vật còn sót lại sau sự tàn phá, hủy diệt của thời gian và con người suốt hàng thế kỷ qua. Sau gần hai giờ đồng hồ cuốc bộ đường rừng dưới cơn mưa rả rích Nam Tây Nguyên, đôi chân già của “thổ địa” Ya Nga cũng ngấm mỏi, còn chúng tôi thì đau nhừ tưởng chừng không thể bước nổi, bàn chân đỏ rát, nặng trịch.
“Buôn Sóp kia rồi!...”, tiếng Ya Nga bất ngờ ồm ồm cất lên phá tan sự im lặng, mỏi mệt. Đứng trên đỉnh đồi thông thuộc lâm phần tỉnh Bình Thuận, nhìn về buôn Sóp (Lâm Đồng) xa xăm, những mảng khói đen lơ đãng bốc lên từ vài nóc nhà lợp bằng lá rừng hoặc tôn kẽm đã hoen gỉ. Băng qua cánh đồng lúa mới gieo sạ, mất khoảng 20 phút trèo đồi nữa, chúng tôi cũng đến được với nơi linh thiêng nhất của buôn làng. Đền Sóp là đây, hoang tàn, đổ nát. Nhìn khung cảnh điêu tàn ấy, ít ai ngờ, 45 năm về trước, nơi này từng chứa cả một kho báu lớn với những hộp Klon bằng vàng, bạc, nhung gấm lụa là, vương miện vua chúa... của hoàng tộc Chăm-pa lừng lẫy một thời lánh nạn qua đây để lại.
Người dân Churu (buôn Sóp) đời đời vẫn truyền lại cho con cháu câu chuyện đã xảy ra cách đây từ lâu lắm. Ngày đó, vùng Phan Rang, Phan Rí đang an bình, đầm ấm bỗng nổi chiến tranh, loạn lạc. Không lâu sau, một vị phiên vương Chămpa dẫn theo rất đông binh lính cùng người nhà, đi sau là từng nhóm tùy tùng chở theo rất nhiều châu báu, nhung lụa, vũ khí, lương thực… Đến vùng rừng núi giáp ranh Lâm Đồng – Bình Thuận thuộc xã Đà Loan, Tà Hine, Nin Loan ngày nay, nhận thấy cư dân bản địa hiền hòa, không có dấu hiệu bị kẻ thù truy đuổi, vị phiên vương này đã dừng lại lập buôn cộng sinh hòa thuận với người Churu bản địa.
|
Đường vào đền Sóp. Ảnh: T.G |
Không lâu sau, chiến tranh vùng Phan Rang, Phan Rí diễn ra ngày càng khốc liệt, hoàng tộc Chăm-pa bị thất thế. Để bảo toàn tính mạng dòng tộc quyền quý của mình, vị phiên vương này liền triệu tập tất cả binh lính lập nên những ngôi đền ẩn sâu trong rừng, lưu lại một phần của cải, châu báu vào bên trong rồi nhờ cư dân bản địa trông coi, lo hương khói. Trước khi lên đường, vị phiên vương này còn căn dặn cứ 50 năm phải thay đổi vị trí đền một lần. Người dân địa phương không rõ ý nghĩa của việc di dời đền này nhưng cũng không dám hỏi rõ bởi đó là sự linh thiêng, kỳ bí của mỗi dân tộc.
Kho báu sẽ vẫn còn nguyên vẹn nếu như không có chiến tranh, không bị quân lực Việt Nam Cộng hòa cưỡng đoạt. Những người Churu lớn tuổi ở vùng Tà Hine, Đà Loan, Ninh Loan, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) ngày nay vẫn thường kể lại cho đám con cháu nghe câu chuyện cướp kho báu của binh lính Sài Gòn (cũ) đã xảy ra cách đây tròn 45 năm. Một ngày giữa năm 1968, trong lần càn quét qua vùng ranh giới Lâm Đồng – Bình Thuận, những ngôi đền cổ chứa kho báu ẩn sâu trong rừng đã bị giặc phát hiện. Ngay ngày hôm sau, dân buôn Sóp đang làm rẫy bỗng nghe tiếng động cơ rền vang khắp chốn núi rừng khiến mọi người hốt hoảng chạy vội về nhà. Đó là chiếc trực thăng bay lướt qua buôn, tiến đến các ngôi đền cổ Sóp, Krayo.
Biết có chuyện chẳng lành, nhiều người dân trong buôn liền gọi nhau chạy một mạch vào bảo vệ đền. Tới nơi, trước mặt họ là những binh lính Sài Gòn mặc quần áo rằn ri đang cẩn thận chuyển từng báu vật lên máy bay. Đứng kề đó là những người khác cầm súng trên tay đứng gác nghiêm ngặt. Dân buôn Sóp gào lên dữ dội, nhất quyết không cho binh lính Sài Gòn đem những báu vật mà đã được phiên vương Chămpa căn dặn gìn giữ suốt hàng thế kỷ qua. Một loạt đạn bắn chỉ thiên nổ vang trên bầu trời, người Churu chỉ còn biết gào thét, bất lực đứng nhìn quân lính Viêt Nam cộng hòa chuyển kho báu lên trực thăng.
Một điều lạ là khi kho báu bao gồm những vương miện của vua chúa, ngọc ngà, nhung gấm lụa là, súng thần công, hàng chục Klon bằng vàng, bạc, trong đó có những hộp Klon chứa xương trán nhà vua Chămpa Poklongkahul và hoàng hậu Poklongnaiqua... đã được chuyển tất cả lên máy bay thì phi cơ này không sao cất cánh lên được. Biết đã có điềm gở, toàn bộ quân lính liền đứng thành hàng, trang nghiêm cúng vái. Nhưng sau nhiều phút loay hoay, cuối cùng chiếc trực thăng mới ì ạch cất cánh lên được nhưng phải bỏ lại chiếc long bào của vua Chămpa tại hiện trường rồi sau đó cho xe Jeep chở lên Đà Lạt. Từ đó, kho báu vĩnh viễn bị mất…
Trước mắt chúng tôi, một không gian điêu tàn, hoang phế. Đền cổ buôn Sóp là đây nhưng những gì chứng kiến khiến chúng tôi không muốn tin. Sự tàn phá của thời gian, hủy diệt của chiến tranh và chính con người đã khiến một đền cổ chứa kho báu vốn là chốn linh thiêng, một minh chứng rõ ràng cho sự giàu có của một hoàng tộc thất thế trong lịch sự bị biến mất.
|
Những gì còn sót lại ở đền Sóp. Ảnh: T.G |
Đền Sóp ngày nay được dựng trên lưng chừng một quả đồi lớn, cách trung tâm buôn Sóp hơn 1km. Đền được dựng vội vã bằng những cây gỗ không tròn trịa, cũng không vuông vắn. Mái tôn đã hoen gỉ, bốn bề không vách, ngôi đền hoang tàn, xiêu vẹo. Cách đây chưa lâu, một cơn gió đã giật đổ mái đền, người dân địa phương phải quyên góp vật dụng làm lại ngôi đền để chứa một vài cổ vật còn sót lại. Đó là ít cổ vật bằng gốm sứ, những cái bát cổ được xếp lộn lẫn với những chiếc bát mới được người dân đem đến cúng viếng. Ở đây, ngoài hai cái bát lớn (trông giống như hai cái nắp) bằng đồng màu đen thường dùng để đựng nước cúng, còn có 15 hiện vật bằng gốm sứ (chủ yếu là gốm hoa lam). Đặc biệt, trong đó có một tô bên ngoài có những ô viết chữ Hán (có thể là một bài thơ vịnh) và một liễn sứ men trắng vẽ lam.
Rời đền Sóp, hôm sau chúng tôi tìm đến đền Krayo, nơi những hiện vật quý báu lừng lẫy một thời của hoàng tộc Chămpa được lưu giữ lại khá hơn. Thầy cúng Ya Thương cho biết, ban đầu ngôi đền vốn bằng gỗ, sau này người Pháp phát hiện ra ngôi đền bí ẩn trong rừng sâu có chứa nhiều cổ vật linh thiêng gắn liền với hoàng tộc Chămpa lừng lẫy một thời liền cho chở vật liệu xây dựng đền bằng xi măng, mái lợp tranh, hai tầng rất kiên cố. Tất cả các cổ vật, châu báu đều được phân loại, cho vào đền thờ cúng cẩn thận. Nhưng rồi, khi Ngụy quân tràn qua càn quét, đền Krayo cũng nằm chung số phận với đền Sóp, bao nhiêu của cải, châu báu, gấm lụa đều bị cướp hết. Từ đó, kho báu trong đền Krayo thất lạc.
Cư dân địa phương cho biết, khác với đền Sóp, đền Krayo thờ vua Chăm Poklongkahul và hoàng hậu Poklongnaiqua, cũng chính vì vậy mà những hiện vật ở đền này cũng quý báu hơn cả. Trước đây trong đền có cả kho đựng đồ bạc và y phục của vua Chăm. Trong đó, có những hộp klon bằng vàng, mỗi hộp có ba lớp từ lớn đến nhỏ đựng tro và xương trán của vua và hoàng hậu, 500 chén, bốn mâm thờ bằng bạc, một vương miện bằng vàng, ngoài ra còn có bốn rương quần áo có viền vàng và 52 cây súng thần công.
Đền Krayo khuất dần sau quả đồi cao vút, phút linh thiêng trước ngôi đền cổ trong chúng tôi cũng rời xa. Ngoảnh lại phía sau lưng, trên lưng chừng đồi hoang vắng, đền Krayo lấp ló hoang phế, chúng tôi không khỏi chạnh lòng xót xa. Một kho báu vốn là chứng tích một thời của hoàng tộc Chăm-pa bị thất lạc trải qua sự tàn phá, hủy diệt của thời gian và con người đã trở nên điêu tàn, hoang phế.
Chứng tích tội ác còn lưu dấu
Năm 1968, binh lính Việt Nam Cộng hòa trong lần đi càn quét đã phát hiện ra kho báu giữa rừng liền cho máy bay cướp sạch kho báu rồi ném bom bắn phá ngôi đền. Sau này, người Churu đã dựng lại một ngôi đền cách vị trí ban đầu khoảng 3km để thay con cháu hoàng tộc Chămpa thờ cúng tổ tiên và những gì còn sót lại. Đến nay, đền Krayo chỉ còn 18 nòng súng, một bình bằng bạc bị bẹp dúm, năm cái bát lớn nhỏ men trắng vẽ lam. Đặc biệt có một chén nhỏ men màu trắng đục xung quanh có trang trí hoa văn hình cánh sen, giữa thân có vẽ rồng ba móng. Ngoài ra không còn vật nào có giá trị nữa. |

Vừa được cứu sau khi nhảy cầu, người đàn ông lại bơi ra biển cầm dao dọa tự sát
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Được lực lượng chức năng kịp thời ứng cứu khi nhảy cầu, người đàn ông ở Huế sau đó lại cầm dao bơi ra biển, đe dọa tự sát. Hiện nạn nhân đã được đưa vào bệnh viện điều trị sau khi được cứu vớt thành công.

Tiktoker phong thủy nổi tiếng có hàng trăm nghìn người theo dõi vừa bị khởi tố là ai?
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Quảng Nam đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Dưỡng (TikToker Dưỡng Dướng Dường phong thủy) về tội: "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Hà Nội và miền Bắc còn nắng ấm 2 ngày, sau đó có sự thay đổi hình thái thời tiết vào cuối tuần
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, Hà Nội và khu vực miền Bắc tiếp tục tăng nhiệt, trời ấm nóng. Dự báo khoảng ngày 12-13/4, không khí lạnh khả năng được tăng cường trở lại nước ta gây mưa dông ở miền Bắc, nền nhiệt giảm mạnh.

Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa ở TP.HCM dịp lễ 30/4
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - TP.HCM sẽ bắn pháo hoa 30 điểm vào tối 30/4 mừng 50 năm thống nhất đất nước.

Tin sáng 11/4: Vé máy bay dịp 30/4 đắt ngang Tết; không khí lạnh tràn về, miền Bắc sắp mưa to, rét đậm?
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện nay, một bộ phận không khí lạnh từ phía Bắc đang di chuyển xuống phía Nam; Giá vé hạng phổ thông chặng Hà Nội - TP HCM ngày 29/4 hiện được các hãng hàng không niêm yết ở mức dao động từ 3,4 đến 3,74 triệu đồng...

Hầu hết cha mẹ chưa biết điều này trước khi con mình bị rơi vào 'tầm ngắm' của 'yêu râu xanh'
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Xâm hại tình dục trẻ em không còn là những vụ việc cá biệt, nó là hiện thực lạnh lùng, âm ỷ, len lỏi trong cả gia đình, nhà trường lẫn không gian mạng. Những năm gần đây, con số vụ việc bị xâm hại tình dục ở trẻ em không ngừng tăng. Những lời kể lặp đi lặp lại, những gương mặt non nớt biến mất khỏi tuổi thơ quá sớm. Điều này càng đòi hỏi cần một hành lang pháp lý chặt chẽ để bảo vệ trẻ em khỏi 'yêu râu xanh'.

10X Nghệ An tốt nghiệp thủ khoa Đại học Thuỷ lợi với điểm GPA thuộc top 1%
Giáo dục - 4 giờ trướcNguyễn Phi Phong là thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc trường Đại học Thủy lợi với điểm trung bình học tập (GPA) đạt 3.85/4.0.

Những người sinh ngày Âm lịch này rất có duyên về tiền bạc
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Những người sinh ngày Âm lịch này Thần Tài luôn mỉm cười với họ nhờ đó tiền tài dư dả.

ABBANK gây quỹ thành công 100.000 cây quế, giúp người dân Yên Bái xây dựng tương lai bền vững
Xã hội - 15 giờ trướcNgân hàng TMCP An Bình (ABBANK) phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) chính thức trao tặng 100.000 cây quế cho bà con xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, sau hơn 3 tháng phát động gây quỹ.

Danh tính kẻ 'ngáo đá' cầm kéo đâm nhiều người đi đường ở Cần Thơ
Pháp luật - 16 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng xác định, Đặng Thanh Tùng (37 tuổi) là người điều khiển xe máy, mang theo vật nhọn đâm liên tiếp 4 người trên đường. Tùng bị bắt sau gần 1 ngày lẩn trốn, xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính với ma túy.

Những người sinh ngày Âm lịch này rất có duyên về tiền bạc
Đời sốngGĐXH - Những người sinh ngày Âm lịch này Thần Tài luôn mỉm cười với họ nhờ đó tiền tài dư dả.