Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vụ nữ sinh bị đánh: Cách chức ban giám hiệu rất đau nhưng phải làm

Thứ hai, 17:18 01/04/2019 | Xã hội

Theo cô Nguyễn Minh Ngọc, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm hãy thấy xấu hổ sau vụ học sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên. Nhiều ý kiến cho rằng cần xử lý nghiêm những người liên quan.

Đình chỉ hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm vụ nữ sinh bị đánh Ông Dương Tuấn Doan, Chánh văn phòng UBND huyện Ân Thi, thông tin hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm đã bị tạm đình chỉ công tác để làm rõ vụ nữ sinh lớp 9 bị nhóm bạn đánh.

Sau vụ nữ sinh H.Y. bị 5 bạn nữ khác đánh đập, lột đồ quay clip ở Hưng Yên, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đã xem xét cách chức toàn bộ Ban giám hiệu, Chi uỷ, Tổng phụ trách đội, kỷ luật Hội đồng kỷ luật trường THCS Phù Ủng, vì có dấu hiệu bao che, xử lý hời hợt, không đúng tính chất nghiêm trọng của vụ việc.

Đối với giáo viên chủ nhiệm, lãnh đạo tỉnh cho biết sẽ xử lý bằng hình thức nặng hơn vì không nắm được tâm tư, nguyện vọng, diễn biến tâm lý học sinh. Ngoài ra, hạnh kiểm của 5 học sinh tham gia đánh nữ sinh Y. và các học sinh chứng kiến bạo hành nhưng không can ngăn, quay clip, cũng sẽ được đưa ra xem xét.

Độc giả Hoàng Thế đồng tình với cách xử lý của tỉnh Hưng Yên: "Cách chức toàn bộ ban giám hiệu, cho giáo viên thôi việc như thế mới đủ tính răn đe cho những trường khác, địa phương khác. Thầy cô không thể làm ngơ với bạo lực trong nhà trường, để học sinh xử sao thì xử".

Theo bạn Thanh Nhàn, "hy vọng đây chỉ là bước đầu, tất cả người liên quan trong vụ này đều phải được xử lý nghiêm, kể cả những em học sinh đánh bạn. Lâu nay, chúng ta đã nhân nhượng quá nhiều với tình trạng học sinh 'xử' nhau như thế này rồi. Cách chức ban giám hiệu rất đau nhưng phải làm".

Bạo lực học đường leo thang, nhà trường hãy thấy xấu hổ

Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM, bày tỏ: “Là người mẹ, tôi đau lòng và bàng hoàng, còn với tư cách cô giáo thì đau xót hơn khi sự việc này diễn ra ngay trong lớp học”.

Theo cô Huyền Thảo, bạo lực học đường đang leo thang từng ngày. Chúng ta nói về vấn đề này nhiều trong những năm qua. Thầy cô không phải không biết, học sinh không phải không hay, nhưng mức độ ngày càng nghiêm trọng.

“Chúng ta cần một giải pháp thiết thực xem học sinh đã học gì về Giáo dục Công dân, người lớn đã dạy gì mà các em vẫn dùng bạo lực để giải quyết vấn đề”, cô Thảo nói.

Nữ giáo viên cho rằng sự quan tâm và định hướng của người lớn vẫn chưa theo kịp sự phát triển của xã hội, dẫn đến hành động còn tùy tiện, chưa đúng ngay cả với bạn bè cùng trang lứa".

Sự việc xảy ra phải chăng chưa có sự can thiệp kịp thời của cán bộ lớp, giám thị? Tại sao nhiều học sinh khác lại im lặng khi chứng kiến? Trong khi đó, diễn biến của hành động là một quá trình không phải bộc phát mà lại kinh khủng như vậy", cô Nguyễn Thị Huyền Thảo nêu ý kiến.

Anh Nguyễn Văn Doanh - chú nạn nhân - bức xúc cho biết nhóm bạn cùng lớp xé áo, đổ mực lên người cháu anh trước khi lột đồ, đánh cô bé dã man. Ảnh: N.S.
Anh Nguyễn Văn Doanh - chú nạn nhân - bức xúc cho biết nhóm bạn cùng lớp xé áo, đổ mực lên người cháu anh trước khi lột đồ, đánh cô bé dã man. Ảnh: N.S.

Cô Nguyễn Minh Ngọc, trường THPT Đinh Thiện Lý, TP.HCM, nêu quan điểm: Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm phải nhận hình thức xử lý đúng với sai phạm của họ. Bởi một học sinh đã bị hành hạ từ lâu mà nhà trường không biết và giải thích vô cảm.

"Họ không cảm thấy xấu hổ hay sao?", cô Ngọc đặt câu hỏi.

Với gia đình có 5 học sinh đánh bạn, cô Ngọc cho hay đừng vì con mình mà tìm cách xử lý có lợi. Hãy hỏi ngược lại, nếu người bị đánh là con mình, bạn sẽ làm gì?

“Một học sinh 15 tuổi đánh đập bạn tàn nhẫn là trách nhiệm của cả cha mẹ nữa, chứ không chỉ riêng ở nhà trường”, nữ giáo viên nêu quan điểm.

Từ câu chuyện đau lòng ở Hưng Yên, cô Ngọc gửi tới đồng nghiệp thông điệp: “Khi bước vào lớp học, các bạn đừng chú ý mỗi chuyện giảng bài, giáo án, kiểm tra. Xin hãy quan sát những đứa trẻ, trò chuyện với chúng, tạo sự tin tưởng cho chúng ‘mách’ mọi chuyện ở lớp. Biết đâu, vì vậy, một sự việc đau lòng được ngăn chặn kịp thời”.

Với những bậc cha mẹ, nữ giáo viên mong muốn đừng chỉ đòi hỏi con chuyện điểm số, bài vở hàng ngày. Phụ huynh hãy hỏi con chuyện bạn bè ở lớp, chia sẻ cùng con về bạo lực học đường, dạy chúng trân quý cơ thể mình để biết tôn trọng cơ thể người khác.

Người lớn hãy dạy con lên tiếng trước cái ác, trước bất công, thay vì việc chỉ cắm đầu vào trang sách.

Theo cô giáo Ngọc, bạo lực cần được giải quyết từ gốc rễ bằng giáo dục nhân cách con trẻ ngay từ nhỏ, gây dựng giá trị sống trong gia đình, nhà trường, xã hội, phục hưng giá trị văn hóa tinh thần, tạo nền tảng đạo đức, xây dựng chế tài luật pháp đủ sức răn đe cái ác... Làm được những điều trên cần lắm một sự đồng lòng và nhiều sự đổi thay.

Mới chỉ nói đến kỹ năng, bỏ qua giá trị sống

TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, cho hay nữ sinh lột quần áo bạn là cố tình xúc phạm thân thể, danh dự của người khác.

Ngày 22/3, em N.T.H.Y. bị nhóm bạn cùng lớp lột quần áo, đạp nhiều lần vào đầu, phải nhập bệnh viện tâm thần. Ngày 25/3, hội đồng kỷ luật trường họp, quyết định đình chỉ một tuần đối với 5 em này.

Anh Nguyễn Văn Doanh - chú của H.Y. - cho rằng trường đã “lừa” gia đình khi không thông tin chính xác mức độ nghiêm trọng của sự việc.

Sáng 30/3, UBND huyện Ân Thi quyết định tạm dừng công tác điều hành đối với hiệu trưởng THCS Phù Ủng - Nhữ Mạnh Phong - và giáo viên chủ nhiệm lớp 9A.

Điều này cho thấy những học sinh tham gia đánh bạn chưa hiểu hết giá trị yêu thương, tôn trọng con người, thậm chí bị lệch lạc về tư tưởng, nhận thức. Các em coi việc lột đồ, làm nhục người khác làm hả hê. Xã hội cần lên án mạnh mẽ những hành vi này.

“Lâu nay, chúng ta chỉ nói đến kỹ năng mà chưa đề cập nhiều về giá trị sống. Tại sao một em lại bị đến 5 em đánh? Tại sao các em lại lột quần áo của bạn? Con người khi sống không có giá trị yêu thương và tôn trọng người khác là điều tối kỵ nhất”, thầy Tùng Lâm nói.

Với vụ việc này, TS Tùng Lâm đặt hàng loạt câu hỏi: Phải chăng công tác quản lý trong nhà trường có vấn đề? Tại sao giáo viên không nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, mâu thuẫn giữa học sinh từ đầu để phát hiện cảnh báo? Tại sao hiệu trưởng không đưa em đến bệnh viện, xử lý sự việc kịp thời? Chúng ta đừng để đến khi sự việc xảy ra mới giải quyết.

Ông đề xuất, cần có giải pháp đồng bộ trong công tác giáo dục của các trường lớp hiện tại. Tùy theo tình hình của từng trường, giáo viên cần đưa ra những phương thức giáo dục sao cho phù hợp.

Mặt dù vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớn như vậy, theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Luật Giáo dục mới không có câu nào nói về vai trò của họ. Họ không có lương hay phụ cấp dành cho giáo viên chủ nhiệm. Thậm chí, nhiều hiệu trưởng không dựa vào năng lực của giáo viên để chọn lựa mà tùy tiện phân công vị trí này.

Xử lý nghiêm vụ nữ sinh lớp 9 bị bạn đánh hội đồng dã man ở Hưng Yên Nữ sinh lớp 9 bị đạp đầu, giật tóc ngay tại lớp trước sự chứng kiến của các bạn học khác nhưng không ai can ngăn. Vụ việc đang được làm rõ.

Ông Vũ Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Dịch vụ Truyền thông, Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, cho hay gần đây, các vụ bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em tăng cao, rất đau xót.

Để hạn chế được vấn nạn này, ông Dũng cho rằng phải nâng cao nhận thức, hiểu biết của học sinh về vấn đề bạo lực, xâm hại nói riêng, kiến thức pháp luật nói chung.

Các trường cần tổ chức nhiều buổi tập huấn, hội thảo hơn nữa cho cả giáo viên và học sinh để thầy - trò nhận thức về pháp luật sâu hơn nữa. Học sinh sẽ "ngấm" và sợ khi được tiếp xúc những tình huống cụ thể, hiểu được nếu mình làm việc xấu này sẽ bị pháp luật trừng phạt như thế nào.

Ông Vũ Văn Dũng cho hay tổng đài quốc gia miễn phí về trẻ em 111 đã nhận được 3 triệu cuộc điện thoại của người dân và trẻ em tố cáo, tư vấn các sự việc liên quan. Ông mong muốn các gia đình khi có vấn đề thắc mắc về tâm, sinh lý của con em, hãy gọi điện thoại tư vấn để được hỗ trợ, can thiệp.

Theo Tri thức trực tuyến

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đã tìm thấy thi thể 2 mẹ con gặp nạn mất tích trên sông Hồng

Đã tìm thấy thi thể 2 mẹ con gặp nạn mất tích trên sông Hồng

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 2 ngày gặp nạn mất tích trên sông Hồng, đến rạng sáng hôm nay 19/5, thi thể cháu C. đã được Đội Cứu hộ cứu nạn miễn phí 116 tìm thấy, cách vị trí xảy ra sự việc khoảng hơn 2km.

Cháy ngùn ngụt tại xưởng sản xuất giày da 3.200m² ở Vĩnh Phúc

Cháy ngùn ngụt tại xưởng sản xuất giày da 3.200m² ở Vĩnh Phúc

Thời sự - 1 giờ trước

Nhà xưởng 4 tầng sản xuất giày da ở Vĩnh Phúc bốc cháy ngùn ngụt vào sáng sớm, thiêu rụi nhiều tài sản.

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh được miễn 100% học phí

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh được miễn 100% học phí

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên nhiều ngành học thí sinh được miễn 100% học phí.

Khung giờ sinh của người luôn có Thần Tài kề bên, không bao giờ lo tương lai nghèo khó

Khung giờ sinh của người luôn có Thần Tài kề bên, không bao giờ lo tương lai nghèo khó

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Người ta tin rằng, khi một đứa trẻ chào đời trong các khung giờ sinh này, Thần Tài sẽ dẫn lối cho chúng cuộc đời "không giàu cũng quý".

Hiện trạng dự án mở rộng đường 'huyết mạch' hơn 8.000 tỷ ở Hà Nội

Hiện trạng dự án mở rộng đường 'huyết mạch' hơn 8.000 tỷ ở Hà Nội

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai đi qua địa bàn quận Hà Đông và huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) có tổng kinh phí hơn 8.100 tỷ đồng. Sau khi mở rộng, tuyến đường sẽ có 8-10 làn đường, mặt cắt ngang 50-60 m, tốc độ thiết kế 80-100km/h.

Hà Nội: Hôm nay (19/5), chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ

Hà Nội: Hôm nay (19/5), chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo kế hoạch, sáng nay (19/5), UBND TP Hà Nội sẽ khởi công cầu Tứ Liên. Đây là cây cầu đặc biệt nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ tạo điểm nhấn cho Thủ đô Hà Nội với thiết kế 2 trụ đài dây văng xoắn.

3 con giáp có tốc độ phát triển cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh trong thời gian này

3 con giáp có tốc độ phát triển cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh trong thời gian này

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH – Theo chuyên gia, đây là 3 con giáp dự báo có những thay đổi tích cực thời gian này. Tốc độ phát triển của các con giáp theo cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh.

Tình yêu Bác qua những gam màu, chất liệu dân gian

Tình yêu Bác qua những gam màu, chất liệu dân gian

Xã hội - 3 giờ trước

Tháng Năm về, trong niềm xúc động hướng về ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người dân miền Tây lại có cách riêng để bày tỏ lòng kính yêu với Bác. Không phô trương, không ồn ào, tình cảm ấy thấm đẫm trong từng gam màu, từng chất liệu dân gian mộc mạc của mo cau, lá sen, hạt gạo, dây điện, đá núi… tạo nên những bức tranh sống động, chan chứa hồn quê và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Những dấu ấn và bài học từ sinh nhật Bác

Những dấu ấn và bài học từ sinh nhật Bác

Xã hội - 4 giờ trước

Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt. Nhưng với đồng bào, đồng chí, mỗi dịp 19/5 là một khoảnh khắc thiêng liêng - không chỉ để bày tỏ lòng kính yêu với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn để soi lại chính mình qua tấm gương đạo đức trong sáng, đời sống thanh bạch và trái tim luôn rộng mở vì nước, vì dân của Bác.

Những trường hợp nào không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định mới của Luật Đất đai?

Những trường hợp nào không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định mới của Luật Đất đai?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai 2024 quy định rõ các trường hợp không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất. Đó là những trường hợp nào? Dưới đây là những thông tin cụ thể.

Top