Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xã của những người nửa đêm hô “xung phong”

Chủ nhật, 08:00 04/12/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Nỗi đau chồng chất nỗi đau trong một xã nhỏ nằm bên Quốc lộ 1A…

Nhà có một người tâm thần đã khổ, làng có người tâm thần đã khổ, vậy mà một xã thuộc diện nghèo lại có tới 37 người bị bệnh tâm thần.Nỗi đau chồng chất nỗi đau trong một xã nhỏ nằm bên Quốc lộ 1A…
 

 Ông Nguyễn Tấn Nhơn.

 Ông Mai Văn Đức xin ăn ở chợ Chu Lai.

Người tâm thần đi lang thang trong làng.

 
Chiến tranh và nỗi đau
 
Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Quảng Nam: Chiến tranh khiến một số người bị tâm thần

Trao đổi về vấn đề này, BS. Lê Tấn Thơ - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Quảng Nam cho biết: "Những thảm họa về thiên tai, chiến tranh… rất dễ khiến cho người chứng kiến bị hội chứng suy nhược sau chấn động hoặc bị "rối loạn stress sau sang chấn". Có thể sự khốc liệt của chiến tranh đã làm cho một số trường hợp bị tâm thần. Chính việc bị sốt rét cũng đã làm chấn thương não rồi".
Từ thành phố Tam Kỳ, theo Quốc lộ 1A, chúng tôi tìm về xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Từ lâu, nơi đây được biết đến là một xã nghèo khó, có nhiều người mắc bệnh tâm thần nhất tỉnh. Một bên là Quốc lộ 1A luôn tấp nập người xe qua lại, một bên là nghĩa địa nên nhiều người gọi Tam Nghĩa là "xã tâm thần bên nghĩa địa ma".

Giữa trưa vắng, con đường cát trắng dưới chân chúng tôi bỏng rát. Bất thần nghe tiếng thét phía sau: "Đứng im! Giơ tay lên! Đầu hàng đi...". Chúng tôi chưa kịp định thần thì thấy một dáng người gầy gò, quần áo rách tả tơi lao từ trong bụi rậm ra, trên tay là một thanh củi nhìn chúng tôi chằm chằm, rồi: "Pằng pằng!" một cách khoái trá.

Anh Huỳnh Văn Trưởng, người thôn Hòa Mỹ mà chúng tôi vừa gặp giải thích: "Ông Nguyên cùng xóm tôi, bị tâm thần đấy. Trước đây ông Nguyên là bộ đội, chiến trường K. Khi phục viên vẫn bình thường, nhưng một thời gian sau thì phát bệnh, cứ như vậy cho đến tận bây giờ!". Thấy chúng tôi vẫn đứng đó, ông Nguyên sợ hãi rồi vụt chạy khuất sau mấy rặng cây. Chúng tôi được anh Trưởng dẫn tới nhà ông Nguyên, căn nhà đã tan hoang vì bị đào bới, khắp nơi là những ụ đất và những cành cây ngụy trang.

Anh Dương Văn Nghĩa, con trai ông Nguyên cho biết cha mình phát bệnh đã hơn 10 năm. Suốt 10 năm qua mấy mẹ con khổ sở vì nhà cửa bị ông biến thành chiến hào. Đêm đêm, cả nhà giật mình vì những tiếng hô tấn công hay tiếng gọi tên đồng đội của ông Nguyên.

Cũng "đánh giặc", ông Nguyễn Tấn Nhơn (47 tuổi, thôn Tịch Tây) từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia, bị sốt rét nặng. Năm 1984, ông rời chiến trường về địa phương rồi phát bệnh tâm thần. Ông cũng hô "xung phong" suốt ngày đêm khiến vợ con không chịu nổi phải bỏ đi. Cùng "đơn vị đánh giặc" với ông Nhơn có ông Mai Văn Đức (47 tuổi, thôn Thanh Trà). Ngoài lúc "đánh trận" ra, ông Đức thường quanh quẩn tại chợ Chu Lai để xin ăn, có khi lên cơn điên và đói, ông giật cả cá sống để ăn, ngủ bờ ngủ bụi.

Khi chúng tôi đến chợ, ông Đức nằm lăn lóc, với một chiếc tô nhựa bên cạnh. Hàng chục năm nay ông sống đơn độc vì bị vợ con bỏ rơi. Khi tỉnh táo thì ông làm ruộng, mò cua, bắt cá để sống qua ngày cùng với số tiền trợ cấp 120.000 tháng. Có lần sau khi lên cơn, ông lầm lũi đi bộ về quê vợ cách đó 5km. Vợ con ông đã bỏ ông vào miền Nam làm thuê từ lâu, ông biết vậy, nhưng vẫn tìm về đứng trước cổng nhà vợ một lát rồi quay về. Nhìn ông, nhiều người rớt nước mắt. Họ bảo,  dường như chỉ khi lên cơn điên ông Đức mới bớt cô độc vì có "đồng đội", chắc ông Đức rất sợ những lúc mình tỉnh táo.
 

Người sống ở lẫn với người chết.

Nguồn nước ô nhiễm có thể là một nguyên nhân gây bệnh.


Mẹ già 80 nuôi con bệnh

Từ biệt ông Đức, chúng tôi đi qua trung tâm xã trong con đường cát bụi mịt mù, trước mắt chúng tôi là những ngôi nhà cấp bốn cũ kỹ nằm san sát, có những dãy nhà cấp bốn bỏ hoang, gối đầu vào nơi chôn cất những người đã chết. Biết có khách đến hỏi thăm về đứa con trai bị bệnh tâm thần của mình, bà Phạm Thị Thơ (80 tuổi, ngụ thôn Tịch Tây) bỏ giở công việc đi tìm anh Trần Văn Ninh (46 tuổi) đang chơi cùng mấy đứa trẻ con bên hàng xóm về. Giơ bàn tay run rẩy, gầy guộc lau từng giọt nước mắt đau đớn, bà Thơ  nói trong tiếng nấc: "Khổ lắm các chú ơi! Tui đã làm tất cả để chữa trị cho nó rồi nhưng không khỏi".

Theo lời bà Thơ kể, lúc nhỏ, anh Ninh vẫn bình thường như bao người khác. Nhưng đến năm 1986, sau một lần đi chơi bên hàng xóm về, anh đột nhiên phát bệnh rồi cười nói huyên thuyên suốt ngày. Thương con, nên dù gia đình nghèo khó, người mẹ bất hạnh đành thắt lưng, buộc bụng chạy vạy khắp nơi đưa Ninh đi điều trị tại nhiều bệnh viện khác nhau nhưng rốt cuộc vẫn không khỏi. Hết tiền, bà Thơ đành nuốt nước mắt đưa con về nhà tự chăm sóc từ đó đến nay.

Thấy có khách, anh Ninh từ ngõ đi vào cười lớn rồi đòi... đuổi khách về. Bà mẹ lưng còng nước mắt rưng rưng. Mỗi tháng anh Ninh chỉ có 180 ngàn đồng tiền trợ cấp nên cuộc sống hai mẹ con rất khó khăn. Bà Thơ mếu máo: "Con tui có điên cỡ nào tôi cũng không bỏ nó. Nhưng không biết khi tui gần đất xa trời, nó dựa cậy vào ai đây!".

Anh Ninh nhiều tuổi nhưng ngây ngô như trẻ con. Hàng xóm thấy hai mẹ con đói rách, thương tình nên thỉnh thoảng gọi anh Ninh đi chặt tre thuê. Mỗi lần đốn tre, bà con trả công anh 15.000 đồng. Cả tháng chỉ vài lần. Nhưng chặt tre được đồng nào là anh đem đi uống rượu đồng nấy. Sau bà con biết, không đưa tiền cho anh nữa mà đem đến nhà đưa cho bà Thơ. Căn nhà bà Thơ xiêu vẹo sắp đổ rồi, những tháng mùa đông này, không ai kêu đốn tre, hai mẹ con anh Ninh không biết sống ra sao?
 

Anh Ninh (trái), con bà Thơ ở thôn Tịch Tây.


Anh Trưởng đưa chúng tôi tới nhà chị Nguyễn Thị Nga (27 tuổi, thôn Tịch Tây). Bà Châu Thị Cẩm Vân, cán bộ LĐ,TB&XH xã cho biết: "Nga là một trong những trường hợp trẻ tuổi mắc bệnh tâm thần nay đã chữa trị khỏi.
 
Năm 23 tuổi đang khỏe mạnh, nổi tiếng xinh đẹp và hát hay, bỗng nhiên Nga đổ bệnh suốt ngày đi lang thang, không kiểm soát được hành vi của mình. Khó khăn lắm, gia đình và cán bộ xã mới đưa được Nga đi chữa bệnh. Từ ngày chữa lành bệnh, Nga ngại không đi đâu, suốt ngày ở nhà giữ cháu". Theo ông Nguyễn Khánh, cha của Nga, cả nhà không ai bị mắc chứng bệnh này.

Cách đó không xa là ngôi nhà tình nghĩa của ông Nguyễn Văn Nhơn (47 tuổi). Ông bắt đầu mắc chứng bệnh tâm thần từ năm 1983 khi mới tròn 20 tuổi. Suốt thời gian dài, người dân trong xã từng khiếp sợ những hành động điên cuồng của ông mỗi khi lên cơn.

Ngoài thôn Tịch Tây, các thôn Hòa Mỹ, Thanh Trà, Đông Yên, Long Bình, Định Phước, Long Phú rải rác có người tâm thần, riêng thôn Định Phước có nhiều người mắc bệnh. Hầu hết những người tâm thần gia cảnh nghèo. Trong danh sách các bệnh nhân tâm thần được hưởng chế độ trợ cấp xã hội của xã Tam Nghĩa, nhiều người mắc bệnh khi còn rất trẻ. Riêng thôn Tịch Tây có 11 người ở độ tuổi 20-50.

Hàng chục năm qua, vùng đất nghèo khó này vẫn đang phải sống trong khốn khó, đau đớn vì bệnh tật, họ đang rất cần sự chia sẻ để cuộc sống bớt đi sự cơ cực.
 
Nguyên nhân do ô nhiễm nguồn nước?

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Tam Nghĩa, ông Châu Ngọc Hồng cho biết hầu hết gia đình có người tâm thần đều hoàn cảnh khó khăn. Trong khi hồ sơ hưởng chính sách trợ cấp xã hội thì mất nhiều thời gian, thủ tục rườm rà, nên nhiều người tâm thần chưa được hưởng chế độ gì. Điều ông Hồng đau đáu là không hiểu vì sao xã ông lắm người bị bệnh tâm thần đến thế.

Trong khi đó, nhiều người dân ở xã Tam Nghĩa lại cho rằng thời chiến tranh, Tam Nghĩa là vùng đất chịu ảnh hưởng chất độc da cam rất lớn. Là vùng đất thấp lại là nơi giao thoa của nhiều dòng nước ngầm, nên rất có thể chất độc đã ngấm vào nước ăn, sinh hoạt hàng ngày. Dân trong xã phần lớn là dùng nước giếng đào. Các giếng tự đào ở đây thường chỉ sâu từ 5 - 10m. Nước các giếng này khi múc lên hầu hết có màu đục vàng. Nước như vậy nên các vật dụng trong nhà như chén, đĩa, ly, bồn chứa nước của nhà nào cũng có màu vàng úa.

Bên cạnh đó, theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì có hơn một nửa người bệnh ở Tam Nghĩa là bộ đội xuất ngũ. Hầu hết họ đều từng bị sốt rét. Gia đình của các bệnh nhân này cho biết, sau khi phục viên về người thân của họ mới có biểu hiện của bệnh.

Trong cuộc khảo sát mới nhất ở xã Tam Nghĩa, trong 37 người bị tâm thần thì 14 bị động kinh, còn lại bị tâm thần phân liệt. Một cán bộ Trạm y tế  xã cho chúng tôi biết, ở Tam Nghĩa ngoài bệnh tâm thần còn có nhiều trường hợp mắc các chứng bệnh như khác như: đao, câm điếc, dị dạng, mất trí nhớ...Cán bộ này cho rằng có thể nguồn nước bị ô nhiễm từ khu nghĩa địa nên mới có nhiều người mắc bệnh. Trên thực tế, khu nghĩa địa xã Tam Nghĩa nằm sát trong khu dân cư, thậm chí ở thôn Tịch Tây, nhiều gia đình ở cách mồ mả chỉ chừng 5 - 6m.
 
Hữu Cường
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Bước đầu cơ quan chức năng nhận định B. V. G. đã phóng hỏa đốt nhà khiến người mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Sau khi hoàn thiện cầu vượt sông Đáy nối Nam Định và Ninh Bình có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng sẽ rút ngắn thời gian cũng như quãng đường di chuyển từ khu vực phía Nam 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đi Hải Phòng, giúp phát triển kinh tế địa phương.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục

Giáo dục - 5 giờ trước

GĐXH - Hà Nội quy định rõ danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục. Vậy các khoản thu và mức thu được quy định thế nào?

Hà Nội sẽ có cả 'rừng trúc' xung quanh hồ Trúc Bạch

Hà Nội sẽ có cả 'rừng trúc' xung quanh hồ Trúc Bạch

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Vườn hoa Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội) sẽ được trồng thêm nhiều rặng trúc, kết hợp chỉnh trang đô thị, mở rộng không gian đi bộ, phục vụ các hoạt động quảng bá văn hóa, giới thiệu ẩm thực.

Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, không khí lạnh yếu kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao sẽ gây mưa ra một đợt mưa dông diện rộng ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Thời tiết nhiều nơi mát mẻ.

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Giáo dục - 8 giờ trước

Sau khi nhặt được đồ, 5 học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) thông báo cho cơ quan chức năng để trả lại người đánh rơi.

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Đời sống - 8 giờ trước

Những ngày này, các tuyến đường phố, địa điểm công cộng, quảng trường... ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) được trang hoàng rực rỡ với biểu ngữ, cờ, hoa... trước thềm Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Giáo dục - 8 giờ trước

GĐXH – Tính đến đầu tháng 5/2024, đã có khoảng 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2024. Dưới đây là danh sách chi tiết và mới nhất.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 6/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp lớn ngay sau khi tốt nghiệp là mục tiêu mà hầu hết sinh viên đều mong muốn.

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Thời sự

GĐXH - Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower; trên thực tế, nhà rạp, nhà phát hành lấy khoảng 60% doanh thu bộ phim chiếu rạp. Và với bảy phần phim Lật Mặt, Lý Hải thực nhận khoảng 240 tỷ đồng, chưa kể đến thuế TNCN, chi phí tài chính và lãi vay... (nếu có).

Top