Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xây dựng nhà ga ngầm C9 cạnh hồ Hoàn Kiếm: Cần người đứng ra nhận trách nhiệm

Thứ năm, 11:00 13/09/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Trong khi sự lo lắng của dư luận về những tác động tiêu cực từ việc xây dựng ga ngầm C9 đến địa chất khu vực hồ Hoàn Kiếm, nhà sử học Dương Trung Quốc bày tỏ nỗi lo về sự dịch chuyển của lòng hồ.


Nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ về vấn đề xây dựng ga ngầm C9 cạnh Hồ Hoàn Kiếm.     Ảnh: B.Loan

Nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ về vấn đề xây dựng ga ngầm C9 cạnh Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: B.Loan

Bài toán xây dựng không thể cảm tính

Tại các số báo ra trước đó, Báo Gia đình & Xã hội đã thông tin chi tiết những lo lắng của người dân về các tác động tiêu cực từ việc xây dựng ga ngầm C9 cạnh hồ Hoàn Kiếm. Để độc giả hiểu hơn về toàn cảnh, cũng như thấy được hướng tháo gỡ những lo lắng của người dân, PV Báo Gia đình & Xã hội đã ghi nhận phân tích từ nhà sử học Dương Trung Quốc - Ủy viên Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Trước tiên, ông Dương Trung Quốc cho rằng, là một nhà sử học luôn quan tâm hơn cả đến những yếu tố bảo tồn di sản và các giá trị tinh thần nhưng ông cũng hiểu Hà Nội đang rất cần những hạ tầng giao thông hiện đại, để đáp ứng được một thành phố lớn có quy mô về dân cư, giao thông. Song, câu chuyện nhà ga (cạnh hồ Hoàn Kiếm) là bài toán rất khó, bởi từ khi bắt đầu triển khai cho đến nay đã kéo dài khoảng 10 năm. Những vấn đề xoay quanh dự án lại xung đột với nỗi lo rất có cơ sở của những nhà quản lý văn hoá. Câu hỏi được đặt ra lúc này là làm sao không làm hao tổn giá trị của những di sản vốn đang được bảo tồn.

“Bài toán này không thể cảm tính, nên tôi rất tôn trọng dư luận xã hội. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên ta thực hiện một công trình mang tính đột phá, nên sẽ có những ý kiến trái chiều. Nhưng quan trọng nhất là phải tuân thủ những quy định về kỹ thuật, công nghệ. Bản thân tôi là người nghiên cứu về di sản, tôi chỉ mong dự án cách xa khu vực di sản càng xa càng tốt. Nhưng quan trọng hơn hết là phải tìm được tiếng nói chung, từ đơn vị xây dựng, đến công nghệ khoa học, đại diện bảo tồn, đại diện pháp lý văn hoá”, ông Dương Trung Quốc chia sẻ.

Theo ông Dương Trung Quốc, Hà Nội đang tập trung 2 phương án (tàu điện) di chuyển. Thứ nhất là phương án ngầm đi vào lõi, tiếp cận vùng trung tâm giống như ở các nước trên thế giới đã làm. Phương án này tốn kinh phí, nhưng có thể bảo đảm được cảnh quan, tận dụng được không gian ngầm. Phương án 2 an toàn hơn về mặt bảo tồn di sản, nhưng lại “vướng” về mặt đê điều và phần lớn chỉ làm tàu điện nổi. Làm nổi có thể tiết kiệm chi phí nhưng lại tốn diện tích, tốn không gian Thủ đô. Trong khi đó, Hà Nội rất thiếu tàu điện ngầm và lâu nay, chúng ta không đầu tư khai thác không gian ngầm là sự lãng phí rất lớn.

Chấp nhận hy sinh và trả giá

Dư luận ai cũng muốn giữ gìn di sản, song trong thâm tâm, không ít người cũng muốn có tàu điện. Ông Dương Trung Quốc chia sẻ: “Tôi đã tham dự rất nhiều cuộc hội thảo về dự án này. Tôi mong muốn là các ý kiến phải được tháo gỡ, vì đến bây giờ vẫn chưa có tàu điện ngầm. Trong khi đó, hàng ngày, hàng giờ ta phải đối phó với sự quá tải giao thông, mà nhìn ra “thiên hạ” thì mình quá lạc hậu. Chung quy lại vấn đề chính là lòng tin con người. Để có một công trình ga ngầm sát với khu vực di sản, cạnh hồ Hoàn Kiếm, chúng ta phải có sự hy sinh rất lớn, phải trả giá để chấp nhận có được một phương tiện giao thông hiện đại và phát triển bền vững.

Ví dụ như công trình đi vào khu vực di sản, nhưng lại góp phần làm di sản tốt hơn ở phương diện bảo tồn và phát huy thì UNESCO cũng ủng hộ. Vì vậy, trong chuyện này, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước là hết sức quan trọng. Tôi rất muốn một người lãnh đạo chịu trách nhiệm trước nhân dân, trên cơ sở lắng nghe ý kiến của hai phía và đưa ra quyết định cuối cùng. Còn cứ tranh cãi, chắc chắn sẽ có sự phân tán, thậm chí là xung đột gay gắt. Trên thực tế, đã 10 năm rồi, chúng ta không thể triển khai đường tàu ngầm. Tôi đã từng đề xuất dịch chuyển ga ngầm C9 về khu vực phía Bắc hồ Hoàn Kiếm (vị trí Sở Điện lực Hà Nội), để cách xa khu vực di sản. Tuy nhiên, điều quan trọng là kỹ thuật của chúng ta có cho phép hay không, nếu cho phép thì đó là phương án tốt nhất. Ngoài ra, chúng ta phải có sự thoả hiệp, đi cùng đó là sự giám sát và ra điều kiện với đơn vị thực hiện. Nhưng ai là người dũng cảm đứng ra nhận trách nhiệm? Hà Nội rất cần những người này”.

Nhà sử học Dương Trung Quốc thẳng thắn: “Cá nhân tôi cho rằng, phương án 1 (xuyên trung tâm) khả thi hơn, nhưng cần sự đảm bảo. Vấn đề là ai sẽ đảm bảo tính khả thi mà không có sự ảnh hưởng tiêu cực? Cho nên, trước khi có cuộc họp với Ủy ban Văn hoá, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đã tìm được sự đồng thuận khá cao. Tức là chấp nhận phương án 1, nhưng có rất nhiều điều kiện. Tuy nhiên, sau cuộc họp đó, tôi đặt lại vấn đề là dự án quá tiếp cận với di sản. Cho nên, nỗi lo về di sản là điều tất yếu. Cho đến bây giờ, sau khoảng 10 năm triển khai thì câu chuyện này lại được “chà xát” lại. Suy cho cùng, thời gian là tiền bạc, là sự phát triển, là tốc độ tăng trưởng nên cần “chà xát” lại để đi đến kết luận cuối cùng. Lúc này, tôi mong muốn mọi người quyết liệt đến cùng, để tìm ra tiếng nói chung”.

Trên cương vị là Ủy viên Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, ông Dương Trung Quốc trăn trở: “Điều mà tôi lo lắng nhất chính là sự dịch chuyển của mạch nước ngầm trong lòng hồ Hoàn Kiếm. Nếu ta xây dựng những cột khối bê tông ở khu vực ven hồ thì có chặn đường nước ngầm ở lòng hồ hay không? Bởi đường nước có nhiệm vụ rất lớn là điều hoà mặt nước trong hồ. Chúng ta cũng cần lời giải thích về sự lo lắng trên. Song, giải thích này rất cần sự vào cuộc của các nhà khoa học, nhà thuỷ lợi, nhà địa chất, các nhà xây dựng. Trường hợp nền đất yếu thì ta có thể gia cố bằng công nghệ. Để làm được những điều này, Hà Nội cần đầu tư thật tốt vào khâu giám sát, sự quyết tâm cao, làm sao để dự án được triển khai nhanh nhất, đảm bảo, hoàn thành sớm nhất, song cũng phải chất lượng nhất”.

Phương án 1 được UBND TP Hà Nội lựa chọn có đoạn tuyến đi ngầm bắt đầu từ dọc phố Hàng Giầy đi ngang qua Đồng Xuân, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào, qua các tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bài, Phố Huế, Đại Cồ Việt, gắn với vị trí ga C9 đặt tại khu vực hồ Hoàn Kiếm.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Diện mạo khang trang, hiện đại của hồ Hoàng Cầu sau một năm cải tạo

Diện mạo khang trang, hiện đại của hồ Hoàng Cầu sau một năm cải tạo

Đời sống - 5 phút trước

Sau một năm cải tạo, hồ Hoàng Cầu "lột xác" thành không gian xanh hiện đại giữa lòng Hà Nội, với sân khấu nổi và cảnh quan mới dự kiến hoàn thiện vào tháng 8/2025.

Tài xế xe đầu kéo dương tính với ma túy

Tài xế xe đầu kéo dương tính với ma túy

Xã hội - 59 phút trước

GĐXH - Qua kiểm tra nồng độ cồn và test nhanh chất ma túy, lực lượng chức năng phát hiện tài xế Đ. dương tính với chất ma túy tổng hợp.

Hà Tĩnh cho thuê đất ngắn hạn không đấu giá phục vụ phát triển du lịch

Hà Tĩnh cho thuê đất ngắn hạn không đấu giá phục vụ phát triển du lịch

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Nhằm phát triển du lịch trên địa bàn, Hà Tĩnh sẽ cho thuê đất ngắn hạn theo hợp đồng không phải đấu giá quyền sử dụng đất, không cần lựa chọn nhà đầu tư hay yêu cầu phù hợp với quy hoạch sử dụng đất như các dự án đầu tư dài hạn.

Người đàn ông dùng drone cứu 2 trẻ khỏi dòng nước xiết: 'Tim tôi như rớt ra ngoài'

Người đàn ông dùng drone cứu 2 trẻ khỏi dòng nước xiết: 'Tim tôi như rớt ra ngoài'

Đời sống - 1 giờ trước

“Nước sông như muốn nhấn chìm tất cả. Nếu không kịp thời giải cứu, các cháu sẽ bị cuốn trôi”, anh Trần Văn Nghĩa (Gia Lai) kể lại phút giải cứu 2 cháu bé khỏi dòng nước chảy xiết.

Người phụ nữ bán nước ở bến xe Mỹ Đình xua đuổi, đá hành lý của cô gái đợi xe trên vỉa hè

Người phụ nữ bán nước ở bến xe Mỹ Đình xua đuổi, đá hành lý của cô gái đợi xe trên vỉa hè

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bán nước trên vỉa hè khu vực bến xe Mỹ Đình (TP Hà Nội) có hành vi xua đuổi thô bạo một cô gái đang đứng chờ xe, thậm chí đá vào hành lý của người này, khiến dư luận vô cùng bức xúc. Cơ quan công an đã vào cuộc xác minh.

Vụ người đàn ông cầm vật giống súng bước xuống từ ô tô 7 chỗ đe dọa tài xế xe tải: Tiết lộ nguồn cơn

Vụ người đàn ông cầm vật giống súng bước xuống từ ô tô 7 chỗ đe dọa tài xế xe tải: Tiết lộ nguồn cơn

Pháp luật - 2 giờ trước

Sự việc xảy ra sáng 5/7, tại Quốc lộ 6 – đoạn qua khu vực đèo Đá Trắng (giáp ranh giữa xã Mường Bi và xã Mai Châu, tỉnh Phú Thọ hướng đi Sơn La).

6 điều hộ kinh doanh cần chú ý để tránh truy thu thuế từ 8 / 2025

6 điều hộ kinh doanh cần chú ý để tránh truy thu thuế từ 8 / 2025

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Hộ kinh doanh cá thể có thể bị truy thu thuế hàng chục triệu đồng từ 8/2025 nếu không tuân thủ quy định mới.

Cậu bé 'thần đồng lịch vạn niên' lúc 3 tuổi nhớ hàng trăm số điện thoại, cờ 200 quốc gia ở Bắc Ninh hiện ra sao?

Cậu bé 'thần đồng lịch vạn niên' lúc 3 tuổi nhớ hàng trăm số điện thoại, cờ 200 quốc gia ở Bắc Ninh hiện ra sao?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Cuộc sống của 'thần đồng lịch vạn niên' Tuấn Minh ở tuổi 17 bình thường, đơn giản như bạn bè đồng trang lứa.

Đi xe bán tải vào lòng hồ cạn, vợ chồng tài xế bị đuối nước tử vong

Đi xe bán tải vào lòng hồ cạn, vợ chồng tài xế bị đuối nước tử vong

Thời sự - 4 giờ trước

Giữa đêm tối, chiếc xe bán tải chở 4 người đi vào khu vực lòng hồ Bến Châu khu Phú Ninh, phường Bình Khê (tỉnh Quảng Ninh) thì bị ngập nước

Người đàn ông bị nước cuốn trôi ở Đà Nẵng sau mưa lớn

Người đàn ông bị nước cuốn trôi ở Đà Nẵng sau mưa lớn

Thời sự - 6 giờ trước

Sau cơn mưa lớn, một người đàn ông tại Đà Nẵng đã bị nước cuốn trôi. Lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt cứu nạn.

Top