Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xót xa lớp học tranh tre giữa đại ngàn

Thứ năm, 09:57 23/03/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Lớp học không điện, không bàn ghế kiên cố, nóc mái lợp lá thủng, dột mỗi mùa mưa. Trong khi đó, để đến được trường, hàng trăm học sinh phải vượt trèo đèo, lội suối để “tìm con chữ” giữa đại ngàn. Tất cả những khó khăn trên không ngăn được ý chí ham học của hàng chục học sinh trên địa bàn xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa.

Giữa đại ngàn lớp học của các cháu được làm đơn sơ bằng tre, gỗ, lợp lá cọ. Ảnh: N.HƯNG
Giữa đại ngàn lớp học của các cháu được làm đơn sơ bằng tre, gỗ, lợp lá cọ. Ảnh: N.HƯNG

Nhọc nhằn tìm con chữ

Qua chặng đường dài cả chục cây số dốc cao, len lỏi dưới những lùm cây cổ thụ của rừng đặc dụng Na Mèo, chúng tôi đến điểm lẻ xa nhất, khó nhất của Trường Mầm non Sơn Điện 1 (bản Xa Mang, xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn). Cô Vi Thị Chiến – Hiệu trưởng Trường Mầm non Sơn Điện 1 cho biết, tại khu Xa Mang có hai lớp học, hai cô giáo phụ trách tổng 23 học sinh. Hiện tại lớp học còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Lớp được người dân trong bản đóng góp dựng bằng tre, gỗ, mái lợp ngói proximăng, đồ chơi bên trong lớp học là những tấm ván gỗ trên rừng được người dân tận dụng chế tạo thành đồ chơi như bập bênh, đánh đu, sân chơi cho học sinh…

Cô Chiến rơm rớm nước mắt khi cho chúng tôi biết, điểm lẻ Xa Mang hiện nay vẫn chưa có điện thắp sáng phục vụ việc học của các em. Mùa hè trời nóng bức không có điện để quạt mát, mùa đông lớp học giữa rừng già nên trời nhanh tối, các em lại phải về sớm. Nhiều hôm trời âm u, cô trò phải mở hết cửa, ánh sáng cũng không đủ, muốn đọc con chữ hay viết cho thẳng hàng ô ly là phải cúi gằm mắt xuống vở, viết xong thì hoa mắt, mặt tối xầm…

Ngoài Xa Mang, điểm lẻ Na Hồ (ở bản Na Hồ, xã Sơn Điện) cũng khó khăn không kém. Điểm Na Hồ có 2 lớp học, với 28 học sinh. Phòng học ở đây cũng được người dân trong bản làm bằng gỗ, tre lợp lá cọ. Mong mỏi của cô Lò Thị Hồng - giáo viên điểm lẻ Na Hồ là có được một lớp học khang trang, kiên cố đáp ứng việc học cho học sinh. Cô Hồng chia sẻ: “Chúng tôi không ngại khó, ngại khổ để bám lớp, chỉ ngại không có học sinh đến học. Năm nào cũng vậy, đầu năm các thầy cô lại làm “chiến dịch” đến từng nhà vận động phụ huynh cho con em đến trường. Bản thân các cháu thì rất thích đến lớp vì có bạn, có trò chơi lại có con chữ để thi thố nhau. Tuy nhiên, trường thì giữa rừng, đường xa, dốc đứng, lớp học thì thiếu thốn đủ bề nên chuyện cuối năm thì đủ, đầu năm các cháu lại nghỉ rồi phải đi vận động là đương nhiên. Bản thân giáo viên chúng tôi nhiều khi chạnh lòng so với giáo viên dưới xuôi”.

Cách không xa bản Na Hồ là bản Sủa và bản Na Phương. Hai bản trên nằm biệt lập, bị chia cắt với các bản còn lại bởi con sông Luồng. Muốn sang hai bản trên buộc phải đi qua hai chiếc cầu tre bắc ngang qua hai nhánh sông Luồng. Khu Sủa – Na Phường có ba lớp học với 44 học sinh, lớp học cũng được dựng hoàn toàn bằng tre, gỗ, lá cọ. Các loại đồ chơi như đu quay, bập bênh được làm đơn sơ bằng gỗ, tre, lốp xe máy, ô tô, xe đạp… Cô giáo Lương Thị Điệp, phụ trách điểm lẻ khu Sủa, Na Phường chia sẻ: “Mong muốn của chúng tôi là có được một ngôi trường học kiên cố cho các học sinh mầm non đỡ khổ. Mùa mưa, trường dột. Mùa đông thì lạnh buốt, gió lùa qua ván gỗ vào lớp học. Ở đây thiếu thốn về đồ chơi, chúng tôi mong có được nhiều đồ chơi cho các học sinh”.

Và chuyện làm cầu tre vượt sông dữ

Không chỉ chuyện giáo viên nhọc nhằn “cõng chữ”, học sinh vất vả băng núi, vượt suối “tìm con chữ” mà ngay đối với các bậc phụ huynh thì chuyện làm cầu qua sông cho con em đến trường cũng gian nan không kém. Tại bản Sủa và Na Phường vốn nằm bên kia con sông Luồng hung dữ, phương tiện duy nhất để người dân qua sông là hai cây cầu tre bắc qua hai nhánh sông. Vào mùa mưa hai bản trên như một ốc đảo, bị cô lập hoàn toàn, học sinh khó có thể đi học. Còn ngày thường muốn qua sông các cô giáo, học sinh phải đợi có người lớn đi cùng thì mới dám qua cầu. Ngày nước sông dâng cao, chảy xiết cuốn trôi cả cây cầu, học sinh phải nghỉ học ở nhà. Khi nước rút, người dân lại làm lại cầu, một năm có đến 5 – 6 lần làm cầu mới.

Anh Lộc Văn Huệ - Trưởng bản Na Phường (xã Sơn Điện) chia sẻ: “Năm nào chúng tôi cũng phải quyên góp sức người và của để làm cầu tre qua sông, mỗi lần làm cầu phải góp hàng trăm cây tre và huy động người dân trong hai bản ra để làm phải mấy ngày mới xong. Có năm đến 5 - 6 lần làm cầu. Mỗi cây tre giá thấp nhất cũng đến 50 ngàn đồng, tính cả năm chúng tôi phải bỏ ra hàng trăm triệu để làm cầu qua sông”.

Trao đổi về những khó khăn của cô và trò cũng như đời sống của nhân dân các bản xa trung tâm, bản giữa rừng già còn vô vàn thiếu thốn, ông Lò Văn Thuận - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Điện cho hay: “Mùa mưa, học sinh đi học vất vả và nguy hiểm lắm! Thương các cháu đi học đường xa, nhiều phụ huynh bắt con ở nhà không cho đi học, phải vận động mãi họ mới hiểu. Thế nhưng cái khó không chỉ ở đường xa, trường khó mà còn ở điều kiện kinh tế khó khăn mỗi gia đình, tâm sinh lý con chữ không ăn thay được bát gạo, nồi cơm nên chuyện các cháu đến trường thường xuyên vẫn còn nhiều nan giải”.

Ông Lục Hải Vân - Chủ tịch UBND xã Sơn Điện chia sẻ: “Trước những khó khăn về điều kiện kinh tế, đường sá cũng như cơ sở vật chất trường học cho các cháu, mặc dù chính quyền xã cũng như người dân đã nỗ lực hết sức nhưng “lực bất tòng tâm”. Kinh phí không có, xã cũng chịu. Người dân bỏ sức, bỏ công làm cầu tre nhưng không kiên cố, mỗi năm phải làm đi làm lại tới 6 - 7 lần. Mỗi lần lại mất cả tháng, việc học của các cháu cũng vì thế mà bị ảnh hưởng không nhỏ. Rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các nhà hảo tâm”.

Ngọc Hưng - Hà Châu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắc Kạn: Dùng video nhạy cảm nhằm làm nhục người khác, nam thanh niên ở Bạch Thông bị bắt

Bắc Kạn: Dùng video nhạy cảm nhằm làm nhục người khác, nam thanh niên ở Bạch Thông bị bắt

Pháp luật - 46 phút trước

GĐXH - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Kạn vừa thi hành quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với một đối tượng ở xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn để điều tra về hành vi “Làm nhục người khác”.

Từ ngày 1/6/2025, nhà nước sẽ "khai tử" loại giấy tờ này, hàng triệu người lưu ý để không bị mất quyền lợi

Từ ngày 1/6/2025, nhà nước sẽ "khai tử" loại giấy tờ này, hàng triệu người lưu ý để không bị mất quyền lợi

Đời sống - 52 phút trước

GĐXH - Từ ngày 01/06/2025, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng giấy sẽ chính thức ngừng được cấp lại. Đây là bước đi quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số toàn diện của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Người dân cần chủ động cập nhật thông tin để tránh bị gián đoạn quyền lợi khi đi khám chữa bệnh.

Thời tiết Hà Nội: Những nơi sẽ có mưa rất to hôm nay trên phạm vi khu vực nội thành

Thời tiết Hà Nội: Những nơi sẽ có mưa rất to hôm nay trên phạm vi khu vực nội thành

Thời sự - 55 phút trước

GĐXH - Theo cơ quan khí tượng, thời tiết Hà Nội hôm nay có mưa, mưa rào và dông, cục bộ có mưa rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Cảnh giác lừa đảo 2025: Các chiêu trò mới nhất đang rình rập khắp mạng xã hội

Cảnh giác lừa đảo 2025: Các chiêu trò mới nhất đang rình rập khắp mạng xã hội

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2025, hơn 12.000 người dân tại Việt Nam đã trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo qua mạng, từ hình thức “giả danh công an” đến “tặng quà sinh nhật từ ngân hàng”. Không ít người mất trắng tiền trong tài khoản chỉ vì một cú click. Đáng lo hơn, thủ đoạn ngày càng tinh vi, dựa trên AI và Deepfake, khiến người trẻ, dân văn phòng lẫn người cao tuổi đều có thể trở thành mục tiêu.

Hà Nội nghiên cứu miễn phí ăn trưa cho học sinh

Hà Nội nghiên cứu miễn phí ăn trưa cho học sinh

Giáo dục - 2 giờ trước

UBND TP Hà Nội đang nghiên cứu triển khai miễn phí bữa ăn trưa cho học sinh theo nhiệm vụ được Tổng Bí Thư Tô Lâm giao.

Giờ sinh Âm lịch của những người hay gặp may mắn về tiền bạc, có nhiều cơ hội làm giàu

Giờ sinh Âm lịch của những người hay gặp may mắn về tiền bạc, có nhiều cơ hội làm giàu

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Ai sinh vào 4 khung giờ Âm lịch này được coi là giờ lành, thường gặp may trên con đường tài lộc, bản thân họ có thể vận dụng tốt tài năng của mình để phát triển trong tương lai.

Hành trình truy xét xuyên đêm, xuyên tỉnh bắt kẻ đâm hàng xóm tử vong

Hành trình truy xét xuyên đêm, xuyên tỉnh bắt kẻ đâm hàng xóm tử vong

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Sau khi gây án, Hùng di chuyển bằng nhiều phương tiện để bỏ trốn. Lúc đang thuê xe ôm công nghệ vào tỉnh Quảng Nam, Hùng bị cảnh sát hình sự tỉnh Quảng Trị bắt giữ.

Thông tin ai cũng muốn biết: Bảng lương theo vị trí việc làm, cán bộ, công chức và viên chức sắp có sự thay đổi?

Thông tin ai cũng muốn biết: Bảng lương theo vị trí việc làm, cán bộ, công chức và viên chức sắp có sự thay đổi?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo Bộ Nội vụ, việc đề xuất thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026.

Thời tiết miền Bắc mưa to nhất khu vực nào?

Thời tiết miền Bắc mưa to nhất khu vực nào?

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, Bắc Bộ bước vào đợt mưa lớn trên diện rộng. Trong đó mưa lớn tập trung ở Hòa Bình, Nam Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Hải Phòng.

Tin sáng 23/5: Giá biển số siêu VIP 88A-888.88; báo cáo kết quả ban đầu về lô mỹ phẩm bị thu hồi do ca sĩ Đoàn Di Băng quảng cáo

Tin sáng 23/5: Giá biển số siêu VIP 88A-888.88; báo cáo kết quả ban đầu về lô mỹ phẩm bị thu hồi do ca sĩ Đoàn Di Băng quảng cáo

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Biển số siêu VIP 88A-888.88 được chốt giá 'khủng' trong chiều 22/5; Sau kiểm tra công ty sản xuất lô mỹ phẩm bị thu hồi do ca sĩ Đoàn Di Băng quảng cáo, Sở Y tế Đồng Nai đã có báo cáo ban đầu gửi Bộ Y tế...

Top