Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xứ Đoài thương nhớ: Nỗi lo của “Trùm trưởng” phường rối Chàng Sơn

Chủ nhật, 08:00 27/05/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Muốn tồn tại, rối nước phải có kinh phí. Lũ trẻ thì thích xem hoạt hình, xem phim chưởng cơ. Có mấy đứa nào háo hức với rối nữa đâu!"

 
Ông có dáng người nhỏ thó. Ở tuổi 71 nhưng vẫn nhanh nhẹn hoạt bát, đôi mắt tinh anh. Cả cuộc đời ông gắn bó với múa rối nước quê mình. Mới Tết vừa rồi, ông vẫn nhiệt tình đằm mình dưới nước trong cái cái rét 10 độC cả giờ đồng hồ để biểu diễn rối nước. Có người bảo ông vác tù và hàng tổng. Ông đáp lại: "Giữ lấy cái truyền thống văn hóa của ông cha". Ông là Nguyễn Văn Dậu, ở thôn 5, xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Tây (cũ).
 
 "Trùm trưởng" phường rối nước "khoe" một trong hàng trăm
thành tích của mình.
 
5 đời gắn bó với rối

Phường rối Chàng Sơn, có 3 chữ Hán vàng ngọc được ví như bí quyết gia truyền tự bao đời: "Nhạo hành thủy" (nghĩa là những trò chơi dưới nước) và hai câu đối: "Xuất quỷ nhập thần - Thủy thượng kỳ quan diện thuật/ Bài binh bố trận - trì trung chuyển động linh cơ". Theo ông Dậu, chưa có một phường rối thứ 2 có câu đối gia truyền như vậy.


Người Chàng Sơn vốn được coi là "dân bách nghệ"; Còn múa rối nước được coi là một trong những đặc sản tinh hoa không chỉ của nơi này mà còn là của cả xứ Đoài. Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống cha truyền con nối gắn bó với nghệ thuật múa rối nước nhưng ông Dậu cũng không thể biết ông tổ của nghệ thuật rối nước quê mình là ai. Kể cả các bậc cao niên trong xã cũng không ai hay biết bộ môn nghệ thuật này xuất hiện ở Chàng Sơn từ khi nào. Tuy nhiên có điều chắc chắn: "Đến đời tôi, nhà tôi đã có 5 đời chuyên giật dây rối nước".

Không biết từ bao giờ, người Chàng Sơn gọi ông Dậu với chức danh ông "trùm trưởng" phường rối nước. Người ta gọi ông là "trùm" cũng chẳng sai bởi vì sau hàng trăm năm tồn tại đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước, chính ông Dậu là người bỏ công sức để phục dựng lại bộ môn nghệ thuật dân gian của cha ông tưởng như đã đi vào lãng quên.

Đó là câu chuyện của hơn 20 trước. Năm 1985, rời đơn vị pháo cao xạ về hưu, ông Dậu quyết tâm khôi phục phường rối nước Chàng Sơn. Sau lời đề nghị được chính quyền địa phương đồng ý, ông Dậu đã lên tận Hà Giang xin gánh rối về Chàng Sơn để phục dựng lại nghệ thuật dân gian này. Nói phục dựng lại bởi trước đó, sau khi đánh đuổi thực dân Pháp, bố ông là nghệ nhân Nguyễn Văn Tân đã lên Hà Giang xây dựng kinh tế mới và cụ đã đưa cả gánh rối đi cùng. Bẵng đi 30 năm biến mất, rối nước lại trở về với Chàng Sơn.

"Số con rối lúc đó chỉ đựng vẻn vẹn trong hai hòm gỗ. Nhưng rất may những quân xanh, quân đỏ đã gắn liền với tôi từ thuở thiếu thời vẫn còn đó. Ông nội mất, rối nước có bố phục dựng. Rồi bố cũng ra đi, chẳng lẽ tôi lại để cho nghệ thuật múa rối nước thất truyền? Lúc còn sống bố tôi từng mang rối đi phục vụ dân công đắp đê sông Hồng, đắp đập Quán Trăn. Mê rối đến mức đi xây dựng kinh tế mới ông cũng mang theo. Ông cha mình ngày xưa khổ vậy còn giữ được. Mình cớ làm sao không giữ được", ông Dậu tâm sự.

Việc phục dựng lại phường rối không phải là chuyện dễ dàng ngày một ngày hai. Ông Dậu phải bỏ công sức đục đẽo, tạo tác những quân rối mới và vận động người tham gia. Để thuyết phục được người ngoài vào phường, trước tiên ông vận động con cháu trong nhà. "Năm 2002, quỹ Ford tài trợ 1.000 USD để phục dựng phường rối. Khi đó chúng mới có tiền mua sắm đồ dùng và xây sân khấu giữa hồ", ông Dậu cho biết. Từ ngày có sân khấu, phường rối không còn phải lo lắng việc dựng lều bạt để diễn nữa. Quá phấn khởi, ông Dậu ngày đêm sáng tác và kết quả phường rối nước Chàng Sơn đã có 24 trò, do chính ông viết lời hoặc mượn lời thơ ca các điệu chèo, quan họ.

Nét đặc trưng của rối nước Chàng Sơn là múa rối bằng dây thay vì múa bằng sào như các phường rối khác. Hình thức này có một ưu thế nổi trội là có thể đưa quân rối đi xa hàng chục mét và các động tác vẫn linh hoạt. Nhưng nó lại đòi hỏi sự chuẩn bị hết sức công phu, người nghệ nhân phải thực sự tài năng, khéo léo.
 

Những con rối ở Chàng Sơn. Ảnh: PV


Niềm mong mỏi

Vợ chồng ông Dậu sống giản dị trong căn nhà nhỏ nằm giữa thôn. Đối với ông, gia tài quý nhất trong nhà là những vật dụng phục vụ rối nước, ảnh lưu niệm những chuyến đi diễn xa nhà. Ông lúi húi lôi ra một chiếc thùng gỗ cũ kỹ, mở ra khoe chúng tôi: Không biết bao nhiêu là bằng khen, giải này giải khác mà ông giữ lại sau những chuyến lưu diễn của phường rối Chàng Sơn.

Tiền thù lao ư! Chẳng ai trả tiền nuôi phường rối của ông. Tiền giải thưởng ư! Nó chẳng đủ tiền tàu xe và thuốc nước cho anh em. Vậy phường rối lấy gì để sống? Tự tiền túi bỏ ra mà hoạt động. Ấy vậy mà bao nhiêu năm nay, phường rối Chàng Sơn vẫn hoạt động bình thường. Hiện nay, rối nước Chàng Sơn có 24 trò diễn. Trong đó nổi bật như: Đánh cờ, đánh đu, rối leo cột, quay tơ dệt cửi, múa tiên, câu ếch, cày bừa, rắn bắt chuột, xay lúa giã gạo. Tích trò cổ có Quan công chém Bàng Đức (Truyện Tam quốc chí), Hai Bà Trưng dẫn quân. Không chỉ dừng lại ở những tích trò cổ đã có từ xưa, bằng tài năng và lòng nhiệt huyết của mình, ông Dậu đã sáng tạo ra những tích trò mới. Ông Dậu nghĩ: "việc gì phải kể sử cho người. Sử ta hào hùng không kém".Ông Dậu đã dựa vào tích "Quan Công chém Bàng Đức" để sáng tác thành hoạt cảnh"Ngô Quyền đánh quân Nam Hán" khiến cho người dân  rất phấn khích.

Sự sáng tạo của ông trùm phường rối không chỉ dừng lại ở đó. Ông Dậu còn áp dụng những loại hình nghệ thuật dân gian khác vào múa rối. Thay vì sử dụng chú Tễu làm người dẫn trò ông đã thay bằng một Nữ giáo đầu giống như trong hát chèo. Nếu các nghệ nhân ngày xưa chỉ sử dụng nói bộ hay một vài làn điệu nhất định trong rối nước thì ông Dậu đã cải tiến bằng cách sử dụng những điệu hát tuồng, hát chèo, dân ca. Trò Mời Trầu với dân ca quan họ Bắc Ninh, trò Đánh đu với thơ Hồ Xuân Hương....

Đến giờ ông vẫn tiếc lần dự Festival ở Huế, do kinh phí hạn hẹp nên chỉ đưa đi thi đấu 9 trong tổng số 24 trò rối. Kết quả, phường rối Chàng Sơn đạt 4 giải trong số 9 trò biểu diễn.

Hiện giờ bộ rối của phường rối Chàng Sơn đã bị hư hỏng nhiều. Ông nói: "năm ngoái huyện đã hứa cấp tiền cho phường rối Chàng Sơn để làm mới bộ quân rối. Nếu không cấp kinh phí cho Chàng Sơn tự làm, tự tạo ra quân rối thì Chàng Sơn không có rối múa. Nhất định chúng tôi không đi mua, không mang con rối nơi khác về để làm trò diễn. Mọi quân rối đều phải mang cái hồn của người Chàng Sơn". Tuy nhiên, số tiền huyện hứa cấp đến nay vẫn chưa thấy.

Đã vượt qua cái ngưỡng tuổi xưa nay hiếm, tuy vẫn khẳng định nếu có ai mời biểu diễn, dẫu có lạnh dưới 10 độ, ông vẫn hăng hái tham gia. Nhưng có ai dám chắc vài năm nữa, liệu sức khỏe có còn cho phép ông đằm mình hơn một giờ đồng hồ dưới cái giá rét như vậy. "Tính cả tuổi mụ, tôi đã 72, thế nhưng vẫn mê rối lắm, vẫn thèm được lội nước lắm. Không biết rồi sau rối nước Chàng Sơn sẽ thế nào đây? Người tâm huyết thì vẫn còn, nhưng xã hội mỗi ngày một đổi thay. Nông thôn bây giờ cũng không còn như xưa. Hết mùa vụ, bà con lại lo lắng tìm việc kiếm tiền. Muốn tồn tại, rối nước phải có kinh phí. Lũ trẻ thì thích xem hoạt hình, xem phim chưởng cơ. Có mấy đứa nào háo hức với rối nữa đâu!"

Ông cho biết, các con của ông đều theo nghề mộc, một ngày công của họ khoảng 300.000 đồng. Tham gia phường rối không những không có thu nhập mà còn mất thời gian kiếm tiền. Nhưng cái đáng quý là mỗi lần có dịp phường rối đi biểu diễn, họ đều thu xếp công việc tham gia nhiệt tình. Nhưng độ nhiệt tình liệu có còn được giữ lửa nếu một ngày "trùm trưởng" không đủ sức lội nước nữa?
 
Nguyễn Quang Thành
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỏ túi 9 kinh nghiệm khi cho trẻ đi du lịch kỳ nghỉ lễ, cha mẹ không nên bỏ qua

Bỏ túi 9 kinh nghiệm khi cho trẻ đi du lịch kỳ nghỉ lễ, cha mẹ không nên bỏ qua

Đời sống - 18 phút trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 được nghỉ dài 5 ngày là thời điểm lý tưởng để các gia đình thay đổi không khí. Vì vậy, nhiều gia đình tổ chức đi du lịch xa. Để có kỳ nghỉ vui vẻ, cha mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản để có kỳ nghỉ trọn vẹn.

Nam hành khách để quên túi xách chứa hơn 300 triệu ở sân bay Đà Nẵng

Nam hành khách để quên túi xách chứa hơn 300 triệu ở sân bay Đà Nẵng

Xã hội - 1 giờ trước

Trung tâm An ninh hàng không sân bay Đà Nẵng vừa bàn giao chiếc túi xách bên trong chứa hơn 300 triệu đồng cho nam hành khách để quên.

Bên trong trận địa pháo hoa ở Sầm Sơn trước giờ khai hỏa

Bên trong trận địa pháo hoa ở Sầm Sơn trước giờ khai hỏa

Xã hội - 2 giờ trước

Khán đài tổ chức lễ khai mạc du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) tại quảng trường biển đã được hoàn thiện. Lực lượng chức năng đang tiến hành lắp đặt trận địa pháo hoa chuẩn bị cho đêm khai hội.

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc.

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH – Mới đây, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) trao thưởng tiền tỷ cho khách hàng may mắn trúng giải đặc biệt sản phẩm Max 3D+.

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Trúng tuyển vào các trường đại học top đầu là mong muốn của đa số các thí sinh trong mỗi kì thi THPT Quốc gia, đặc biệt là những thí sinh có tiêu chí này, cơ hội trúng tuyển đầu vào các trường top đầu càng cao.

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Thời sự - 3 giờ trước

Sinh em bé gần một tháng tuổi, người mẹ bất ngờ đem con bỏ rơi trước nhà một người dân với lời nhắn: "Cháu bị viêm da tôi không thể chăm sóc. Tôi kiệt sức rồi".

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Thời sự - 5 giờ trước

Chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng của tử thi này đã "khô".

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 6 giờ trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Top