Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xứ Đoài thương nhớ: Tìm lại “món quà Thánh”

Chủ nhật, 07:00 20/05/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Từ xa xưa, người xứ Đoài vẫn luôn tự hào sở hữu một làn điệu dân ca nghi lễ cổ cực kỳ độc đáo.

 
Đó là một thể loại ca cung đình, nhưng lời ca rất trữ tình. Lạ lùng hơn nữa là phải 36 năm, làn điệu này mới được vang lên một lần và tất cả những người hát phải là trai chưa vợ hoặc gái chưa chồng. Đời một con người được hát hoặc nghe hát nhiều nhất chỉ 2 lần.
 

Đền Khánh Xuân đang được sửa lại khang trang hơn và còn phải chờ 22 năm nữa để nơi đây chính thức tổ chức hội hát Dô.

Đội hát Dô. Ảnh: Q.T 

 
36 năm mới hát một lần

Làn điệu dân ca nghi lễ vô cùng độc đáo đó là hát Dô ở làng Liệp Tuyết, Quốc Oai. Liệp Tuyết là một mảnh đất nhỏ yên bình nằm dọc theo triền đê mà xưa kia thuộc vùng Lạp Hạ, nơi thờ đức thánh Tản Viên, vị thần đứng đầu trong Tứ bất tử linh thiêng của dân tộc ta. Người Liệp Tuyết chẳng ai biết cụ thể hát Dô có từ bao giờ.
 
Theo các bô lão kể lại, hội hát Dô cứ 36 năm mới mở một lần, từ ngày mùng 10 đến 15 tháng Giêng (Âm lịch). Hội hát được mở đầu bằng màn rước kiệu từ đình, miếu ra đền Khánh Xuân ngay từ chiều mùng 9 tháng Giêng. Đám rước đi thành một đoàn dài gồm các thôn nối tiếp nhau theo thứ tự đã sắp xếp từ trước. Đại Phu là thôn anh cả đi đầu, rồi đến thôn anh hai là Vĩnh Phúc, và sau đó là các thôn Bái Nội, Bái Ngoại, Thông Đạt, Đồng Sơn. Đám rước đi trong rừng cờ, cầm lọng là một người trạc tuổi 17 - 18, đầu quấn khăn lượt, trong áo trắng, ngoài áo the đen, quần trắng, chân quấn xà cạp mầu đỏ, hoặc giày vải. Thanh nữ cũng mặc quần áo như những người khênh kiệu rước cờ rước lọng, nhưng chân không quấn xà cạp.

Nội dung hát Dô phản ánh nhận thức của con người Lạc Việt về thiên nhiên và nói lên mơ ước của họ về một cuộc sống no ấm, mùa màng bội thu. Hát Dô còn là làn điệu trữ tình về tình yêu nam nữ, về hạnh phúc lứa đôi và các lễ giáo dưới chế độ phong kiến. Tương truyền, hát Dô do Đức Thánh Cao Sơn (Sơn Tinh) truyền dạy cho người Liệp Tuyết. Người dân truyền tai nhau về truyền thuyết Đức Thánh Cao Sơn trong một lần du ngoạn qua vùng đất này nhận thấy nơi đây phong cảnh hữu tình, trai gái thanh lịch. Tuy nhiên mãi đến 36 năm sau ngài mới trở lại Lạp Hạ và đã cho xây dựng cung điện và mở hội để truyền dạy cho dân làng các điệu hát.

Về Liệp Tuyết, có khá nhiều truyền thuyết giải thích về nguồn gốc của điệu hát Dô, song tất cả đều khẳng định cứ 36 năm lễ hội đền Khánh Xuân và diễn xướng hát Dô mới được tổ chức một lần. Vì vậy mà nó được truyền tụng là một "món quà thánh", nhưng gắn liền với làn điệu tuyệt đẹp ấy lại là lời nguyền, chỉ 36 năm mới được hát một lần, ai vi phạm sẽ bị câm điếc rồi ốm mà chết đã khiến đôi lúc tưởng chừng như nó đã bị xóa sổ thất truyền. Ngay trên chính quê hương của làn điệu mà Đức Thánh ban tặng, không phải ai cũng đã từng được thấy được nghe hội hát Dô.
 

Bà Nguyễn Thị Lan, người có công lớn níu giữ điệu hát Dô ở lại với người Liệp Tuyết.


Giữ hồn quê

Chắc chắn những tâm huyết của người phụ nữ dám bước qua lời nguyền rồi cũng thành hiện thực. Nói đoạn bà lắc lư điệu hát quê mình: "Trúc trúc mai mai/Nào khi trúc trúc mai mai/Rồng ra là ra giãi nắng/Cú (a) ngồi ngồi ngoài mưa/Kẻ đón người đưa/Còn duyên kẻ đón người đưa, còn duyên kẻ đón người đưa/Hết duyên ấy thì duyên đi sớm về trưa trưa mặc lòng/Thương kẻ ăn đong, rốc bồ thương kẻ ăn đong/Có chồng thương kẻ đứng đồng đồng mà nom/Thấy mặt nhau luôn, làm cho thấy mặt nhau luôn/Thấy thì thì khỏe mạnh, thuốc tiên thuốc tiên nào bằng/Cởi áo lại đây, chàng về cởi áo lại đây/ Áo thì thì thiếp mặc, gối mây, gối mây đợi chờ...".


Hát Dô tồn tại được cho đến ngày nay, công đầu phải nhắc tới bà Nguyễn Thị Lan ở thôn Đại Phu. Chỉ mới ngoài 50 tuổi nhưng bà là người sỡ hữu toàn bộ nội dung hát Dô quê mình. Người có công níu giữ hồn quê ở lại với quê lại chưa một lần được chứng kiến hội hát Dô nhưng lời nguyền hay như người dân Liệp Tuyết thường nói là "lời hèm" của làn điệu này thì bà đã được chứng kiến rất nhiều.

Bà Lan kể: "Tại thôn Đại Phu, có cụ đang khỏe mạnh từ khi tham gia hát Dô bỗng ốm bất thường. Chẳng ai biết cụ bị bệnh gì mà cứ trút bỏ hết quần áo trên người và không điều khiển được những hành động của mình. Cả làng ai cũng tin rằng cụ bị lời nguyền hát Dô năm xưa. Khi đã tự ý hát và chỉ dạy cho người khác". Những sự trùng hợp đến lạ kỳ ấy không chỉ có thời nay, mà theo lời bà Lan kể thì đời nào cũng có "chuyện như vậy". Vì thế mà đời này qua đời khác chẳng ai dám bước qua lời nguyền để phổ biến làn điệu quê mình.

Vào cuối những năm 80 đầu 90 của thế kỷ trước, hát Dô tưởng chừng như đã đi vào quên lãng, chẳng còn mấy ai biết về làn điệu này. May thay, ở thời điểm ấy vẫn còn lại 3 cụ Tạ Văn Lai, Kiều Thị Nhuận và Đàm Thị Điều là những người còn sót lại ở hội hát Dô cuối cùng năm 1926. Vượt qua lời nguyền, bà Lan đã nhờ 3 cụ chỉ dạy, quyết tâm giữ lại làn điệu hát Dô cho quê mình.

"Các cụ đã già, không còn cái răng nào, tuy minh mẫn nhưng giọng hát của của các cụ nghe không chính xác được, tôi đành phải nhờ các cụ đọc rồi chép ra giấy. Điều lạ lùng, cứ cụ nào chỉ dạy cho tôi xong là cụ đấy ra đi. Trong 3 cụ, cụ Điều là người nhớ được nhiều nhất. Cụ đọc cho tôi chép ra hơn 5 trang giấy. Thế rồi khi tôi đã thuộc thì 3 ngày sau cụ Điều mất", bà Lan kể. Mới đây, người Liệp Tuyết đã tình cờ tìm thấy quyển sách ghi bằng chữ Hán toàn bộ nội dung 36 làn điệu hát Đô và văn tế đền Khánh Xuân. Sau khi được dịch sang tiếng Việt, bà Lan cho biết đó là toàn bộ nội dung bà được cụ Đàm Thị Điều vào những ngày cuối đời truyền dạy lại cho bà không sai một chữ nào.

Bẵng đi hơn 60 năm vì chiến tranh loạn lạc, điệu hát cổ độc đáo đã không bị rơi vào quên lãng. Bằng sự lôi cuốn của chính những làn điệu truyền thống ấy, cùng với niềm tự hào của người dân Liệp Tuyết, vượt qua những điều cấm kỵ với quyết tâm khôi phục làn điệu truyền thống quý giá của quê hương, bà Lan đã dày công sưu tầm những điệu Dô cổ, rồi tỉ mỉ ghi chép và thuyết phục các cụ cao niên truyền dạy lại cho lớp trẻ. Từ buổi học hát ban đầu ấy, người dân Liệp Tuyết như sống trong một bầu không khí mới. Các em ở độ tuổi từ 11-14, sáng đi học, chiều ra bãi trồng ngô, nhưng tối về lại í ới gọi nhau tập hát.

Bước qua  lời nguyền

Không phải ai cũng "liều mình" như bà Lan. Một thân một mình vận động các gia đình cho con cái đi hát. Câu lạc bộ của bà có lúc gần 30 người nhưng rồi lại có lúc chỉ 4 - 5 người vì họ sợ lời nguyền. "Đã có lần các cháu tâm sự rằng rất muốn tập hát điệu hát quê mình nhưng bố mẹ ngăn cấm. Nhưng tôi hát, hát hàng ngày mà tôi vẫn sống đây. Thế rồi mọi người như dần hiểu ra và cho con đi học hát", bà Lan tâm sự.

Suốt từ năm 2000 đến bây giờ, câu lạc bộ hát Dô của bà Lan lúc nào cũng có hơn 20 thành viên. "Có những gia đình đã bán đi 3 sào lúa vừa mới thu hoạch để sắm sửa quần áo và tư trang cho con đi hát. Bây giờ, ở Liệp Tuyết được đi hát Dô là cả một niềm tự hào không chỉ cho bản thân mà cả gia đình", bà Lan nói.

Bước qua lời nguyền, tiếng hát Dô đã đến hầu hết các tỉnh Tây Nguyên và các hội diễn lớn ở Thủ đô, thậm chí xuất ngoại sang Malaysia. Mong muốn của người đàn bà dám bước qua lời nguyền là có một nguồn kinh phí nào đó để đủ nuôi sống câu lạc bộ. Đời bà Lan được hát ở sân đèn Khánh Xuân mấy lần nhưng "đó chưa phải là hội hát Dô chính thức". Hội hát Dô lần cuối diễn ra ở quê bà năm 1926 lúc đó bà chưa ra đời. Đáng lẽ hội phải được diễn ra vào những năm 1962 và 1998 nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên không tổ chức được. Khi hát Dô đã thực sự trở lại thì người Liệp Tuyết phải chờ đến năm 2034 mới mở hội. 22 năm là quãng thời gian không hề ngắn, nhưng bà Lan vẫn quyết tâm chờ.
 
Nguyễn Quang Thành
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Những cơn mưa xua tan nắng nóng ở Bắc Bộ dự kiến sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới giúp thời tiết khu vực này trở nên mát mẻ hơn.

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Pháp luật - 5 giờ trước

Bị tuyên mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng vừa có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Đời sống - 5 giờ trước

Lực lượng chức năng xác định nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà dân ở quận Bình Thạnh (TPHCM) do người đàn ông nghi tâm thần, tự đốt rồi cố thủ bên trong.

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

Giáo dục - 5 giờ trước

Trong số 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn TPHCM phải nhập viện cấp cứu do nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, có 10 trường hợp xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi ăn sushi.

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4- 1/5, lực lượng chức năng của Hải Phòng đã xử lý 2.156 trường hợp vi phạm giao thông; trong đó 573 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo quy định, thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Vậy, hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Cuộc trùng phùng đẫm nước mắt của 2 cha con sau 43 năm thất lạc

Cuộc trùng phùng đẫm nước mắt của 2 cha con sau 43 năm thất lạc

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Đằng đẵng hơn 40 năm thất lạc con là những hành trình dài đi tìm trong vô vọng. Ông Dụ cho rằng may mắn lớn nhất của bản thân là tìm lại được con trước khi "đi gặp tổ tiên". Những cái ôm chặt, những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc vô bờ.

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Sau khi nhận được thông tin 3 người lái máy gặt lúa bị hành hung, cơ quan chức năng ở Quảng Trị đang vào cuộc xác minh, làm rõ.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 2/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

P&G Việt Nam tiếp tục triển khai hợp tác chiến lược cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

P&G Việt Nam tiếp tục triển khai hợp tác chiến lược cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

Xã hội - 10 giờ trước

Công ty Procter & Gamble (P&G) Việt Nam tiếp tục cùng với Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) triển khai dự án hợp tác chiến lược "Nước Uống Sạch cho Trẻ Em" năm 2024. Chương trình nhằm mang nước uống sạch đến với cộng đồng, giúp lan tỏa rộng rãi thông điệp ý nghĩa của Chương trình và kêu gọi sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Pháp luật

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Quy định này giúp người dân có đất bị thu hồi sớm "an cư, lạc nghiệp" để tiếp tục phát triển kinh tế.

Top