Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xử trí rắn cắn

Thứ sáu, 09:03 10/06/2011 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nghỉ hè trẻ được đi dã ngoại, về quê... dễ bị rắn tấn công. Nếu bị rắn độc cắn, chỉ trong vài giờ cũng có thể khiến nạn nhân liệt cơ, suy hô hấp, ngưng thở.

Nguy kịch vì rắn cắn

Bệnh nhân Hà Văn Đường, 11 tuổi, ngụ tại Đắk Lắk vừa được gia đình đưa đến Khoa Cấp cứu BV Nhi Đồng 2, TP HCM trong tình trạng sụp mi, yếu tay chân, khó thở, suy hô hấp do bị rắn độc cắn.

Theo người nhà bệnh nhân, khi mới bị rắn cắn, em chỉ thấy hơi đau và bình tĩnh lấy gậy đánh chết con rắn, đem về nhà. 1 giờ sau, thấy con than mệt, gia đình mới đưa vào BV Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk tiến hành sơ cứu rồi chuyển sang BV Đa khoa tỉnh Đắk Lắk. Tại đây, bệnh nhi được đặt ống thở chống ngưng thở rồi chuyển lên tuyến trên.

Theo chẩn đoán của bác sĩ điều trị, bệnh nhân bị loại rắn cạp nia cắn. Loại rắn này có nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, độc lực rất cao, có thể khiến nạn nhân liệt cơ, suy hô hấp và ngưng thở. Tuy nhiên, hiện các BV không có huyết thanh kháng lại nọc độc của rắn cạp nia nên các BS chỉ điều trị theo triệu chứng của bệnh, trong đó chủ yếu là hỗ trợ hô hấp cho trẻ. Hiện, bệnh nhi vẫn trong tình trạng lơ mơ, tiếp tục được hỗ trợ thở máy.

Trước đó, Báo GĐ&XH đã đưa tin về trường hợp bệnh nhi 8 tuổi, ngụ ở Đức Linh, Bình Thuận đã bị hoại tử tay vì cha mẹ không đưa con đến viện mà tìm đến thầy lang điều trị khi cháu bị rắn độc cắn. Chỉ khi vết thương bị hoại tử sưng to, lan lên toàn bộ cánh tay và bàn tay gây đau nhức, các đầu ngón tay lạnh, mất cảm giác, bệnh nhân than mệt và nói sảng, cậu bé mới được người nhà đưa đến bệnh viện.

Sau khi được điều trị hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn, kháng sinh phổ rộng và được các bác sĩ ngoại khoa rạch giải áp chèn ép khoang tay trái, bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm. Nhưng cậu bé lại phải thêm một lần đau đớn vì phải phẫu thuật ghép da để phục hồi tổn thương.
 
Sơ cứu ban đầu có ý nghĩa quan trọng cho việc điều trị rắn cắn sau này.
 
Xử trí như thế nào?

BS Minh Tiến, BV Nhi đồng 1, TPHCM khuyến cáo, bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành đều cần theo dõi sát như là một trường hợp rắn độc cắn, ít nhất là trong 6 giờ đầu.
 
Trong trường hợp bị rắn độc cắn, không được nặn, hút nọc độc mà phải để nạn nhân nằm bất động vì nọc độc của rắn xâm nhập vào cơ thể theo con đường mạch bạch huyết (không phải mạch máu thông thường). Con đường vận chuyển nọc độc này sẽ trở nên nhanh hơn và nhiều hơn khi cơ thể vận động.
Sau đó, đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc. Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước. Phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng, sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để xác định loại rắn cắn và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp.

Ths.BS Lê Xuân Ngọc, BV Nhi TƯ khuyến cáo cần an ủi nạn nhân bị rắn cắn trong lúc sơ cứu. Trong trường hợp vết thương ở tay hoặc chân thì cần phải bất động chi đó bằng nẹp, sau đó rửa sạch vết thương bằng nước hoặc các dung dịch sát khuẩn như nước muối iốt 10%. Khi rắn đã chết cũng không nên cầm hoặc trêu vì đầu rắn đã chết vẫn còn nọc độc.

Phòng ngừa bị rắn cắn bằng cách tránh đi vào nơi có nhiều bụi rậm. Trong trường hợp buộc phải đi thì nên đi giày cao, đi ủng và mặc quần dài phủ ra ngoài giày sau đó dùng gậy khua vào bụi rậm phía trước, đợi một lúc rồi mới đi qua. Ngoài ra nên phát hoang rộng xung quanh nơi ở để đề phòng rắn bò vào nhà.
 
Khi bị rắn cắn:
 
NÊN:
 
- Rửa sạch vết cắn bằng xà bông và nước muối iốt 10% hoặc càng nhiều nước sạch càng tốt để lấy đi nọc độc. Trong trường hợp không có sẵn nước, hãy dùng bất cứ chất lỏng nào có sẵn để rửa ngay vết thương cho trẻ.
 
Nếu trẻ bị rắn cắn ở chân hoặc cánh tay, hãy bất động chi đó bằng một cái nẹp theo cách bất động gãy xương và đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc.
 
- Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.
 
- Đem rắn hoặc xác rắn (nếu đã bắt được hoặc giết chết) đến bệnh viện để bác sĩ xác định loại thuốc thích hợp cần sử dụng cấp cứu cho trẻ.
 
KHÔNG NÊN
 
- Chích, rạch, châm, chọc, hút nọc độc tại vùng vết cắn vì có thể gây hại thêm cho bệnh nhân.
 
- Chườm đá hay chườm lạnh.
 
- Garô vì sẽ làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch do mạch máu vận chuyển máu từ tim đi nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể. Nhiều trường hợp sau đó phải cắt cụt chân tay vì garô.
 
Phương Vy
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

Sống khỏe - 2 giờ trước

Khi cảm thấy chán nản, ăn uống có thể vực dậy tinh thần. Nhưng xu hướng phổ biến mọi người thường tìm đến những món có đường, nhiều calo, điều này không cải thiện được tâm trạng mà còn gây tăng cân, béo phì. Vậy loại thực phẩm lành mạnh nào cải thiện tâm trạng?

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Dưa hấu chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai ăn dưa hấu cũng tốt. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi ăn dưa hấu có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 5 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, các thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhiều đạm gồm thịt, cá, hải sản, sữa, đồ chưa nấu chín hoặc còn tái như rau quả sống, sushi, nem chua... là nhóm thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây ngộ độc trong mùa nắng nóng.

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Chẩn đoán nhanh chóng phì đại tiền liệt tuyến giúp người bệnh được can thiệp điều trị kịp thời, đồng thời áp dụng các bài tập vận động thể chất, xoa bóp để phòng ngừa và ngăn sự tiến triển của bệnh.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 19 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có thể kiểm soát và điều trị được nếu như bạn thực hiện đúng phương pháp.

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tuần và nên ăn vào buổi sáng.

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhồi máu cơ tim cấp là trường hợp cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được xử lý điều trị ở phòng cấp cứu...

Top